6/02/2019
Lời tòa
soạn Thông Luận :
Nhân dịp đầu Xuân Kỷ Hợi 2019, báo Giáo Dục Việt Nam
(GDVN) điện tử đã phổ biến một loạt bài viết, dưới dạng hồi ức của ông Vũ Mão,
về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc. Tên những nhân vật
có công trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 đều được vinh
danh. Đây là một bước ngoặt mới trong quan hệ đối tác toàn diện với Trung
Quốc của chính quyền cộng sản Việt Nam.
Ông Vũ Mão, năm nay 79 tuổi (sinh 19/12/1939) là một
nhà thơ, nhạc sĩ đồng thời là một đảng viên cộng sản kỳ cựu. Ông đã từng giữ những
chức vụ cao cấp trong Đoàn thanh niên cộng sản, Văn phòng Quốc hội, Hội đồng
Nhà nước Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, và quan trọng nhất là Ủy viên trung
ương Đảng cộng sản từ năm 1982 đến 2006, Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ 1992 đến
2007 và Ủy ban sửa đổi Hiến pháp 1992. Nói chung những phát biểu của ông Vũ Mão
hàm chứa những thông điệp chính trị nhất định. Thông điệp nào ?
Ông Vũ Mão, năm nay 79 tuổi (sinh 19/12/1939) là một
nhà thơ, nhạc sĩ đồng thời là một đảng viên cộng sản kỳ cựu. Ảnh do tác giả cung
cấp (GDVN).
Hồi ức của ông Vũ Mão được phổ biến trên kênh chính
thức của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chắc chắn không phải
tình cờ. Đây là những thông điệp muốn gởi đến nhân dân Việt Nam hay Đảng cộng sản
Trung Quốc ? Có lẽ cả hai, và không chừng cả ba, vì Hoa Kỳ đang là tác nhân
trong cuộc tranh chấp Biển Đông.
Sự xuất hiện của những bài viết này của ông Vũ Mão
trùng hợp với thời điểm của những bài viết về Hoàng Sa đã được phổ biến trước
đó trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Ngày 17/01/2019, báo mạng Thanh
Niên trong nước cho đăng tải bài viết nhan đề "45 năm Trung Quốc cưỡng
chiếm Hoàng Sa của Việt Nam : Mưu đồ độc chiếm Biển Đông" của tác giả
Khánh An. Một số báo mạng khác hôm 18/01/2019 cũng đồng loạt đăng tải các bài
viết cùng chủ đề với người tựa đề như "Trung Quốc âm mưu thôn tính
Hoàng Sa từ Hội nghị Geneva 1954 ?". Trước đó báo Tuổi Trẻ cũng cho
phát hành nhiều bài liên quan đến Hoàng Sa như "Người Việt Nam vẫn
luôn khắc cốt ghi tâm về ngày 19/01", "Nghe Tổ quốc gọi tên mình
bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa" hay "Nhà trưng bày
Hoàng Sa là điểm hành hương về lòng yêu nước" và đặc biệt là bài
"Hoàng Sa luôn là máu thịt của đất mẹ Việt Nam" của Hữu Khá-Đoàn Cường...
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới
Chính phủ cho biết : Đây là một hiện tượng đáng ghi nhận và một điều hết sức cần
thiết. Sự kiện Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988, thậm chí việc Trung Quốc gây ra
cuộc Chiến tranh Biên giới 1979, và Chiến tranh Biên giới Tây Nam cũng vào thời
điểm đó cần phải được đề cập. Đứng về mặt lịch sử phải khách quan. Đúng sai như
thế nào ? Ai là kẻ xâm lược ? Ai đứng lên bảo vệ lãnh thổ của mình thì phải rõ
ràng…
Tại sao phải chờ đến thời điểm này mới dám lên tiếng
?
Tỉnh Quảng Ninh và Thị trấn Tiên Yên mà ông Vũ Mão
ngày nay trân trọng trong bài viết có còn là Quảng Ninh và Tiên Yên của ông
trong ký ức ? Hay chúng đang biến thành một lãnh địa của Trung Quốc, nơi đồng
tiền lưu hành chính thức là đồng nhân dân tệ (CNY) và chủ những cơ sở và cơ
ngơi mang lại lợi lộc là người Trung Quốc ?
Ban biên tập Thông Luận cho đăng lại những bài viết
của ông Vũ Mão dưới đây để quý độc giả có thể tham khảo. Xin gác qua một bên
cách dùng từ ngữ tuyên truyền và tuyên dương của một đảng viên cộng sản mà chỉ
chú ý tới những ý và dữ kiện lịch sử trình bày mà thôi.
Kính mến,
Nguyễn
Văn Huy
--------------------------------
Từ đầu những năm thập kỷ 70 của thế kỷ trước, quan hệ
Trung Quốc và Việt Nam không còn được mặn mà như trước, cần thời gian để phân
tích chiều sâu vấn đề.
LTS
: Nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
chống quân Trung Quốc xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc, Báo Điện tử Giáo
dục Việt Nam trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc loạt bài viết về sự kiện
này.
Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn
phòng Quốc hội Vũ Mão thời điểm đó là Bí thư huyện ủy kiêm chính ủy các lực lượng
vũ trang thống nhất của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, ông có loạt bài viết
chia sẻ về thời kỳ đặc biệt ấy.
Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi bài viết đầu
tiên. Tiêu đề bài viết do Tòa soạn đặt, văn phong và nội dung bài viết thể hiện
góc nhìn của tác giả.
GDVN
------------------------
Bài
1 :
VŨ
MÃO
07:00 02/02/19
(GDVN)
- Từ đầu những năm thập kỷ 70 của thế kỷ trước, quan hệ Trung Quốc và Việt Nam
không còn được mặn mà như trước, cần thời gian để phân tích chiều sâu vấn đề.
*
Bài
2 :
VŨ
MÃO
07:00 03/02/19
(GDVN)
- Những năm làm Trưởng ty Thủy lợi Quảng Ninh tôi có nhiều gắn bó với sông Bắc
Luân trong việc bảo vệ dòng sông.
*
Bài
3 :
VŨ
MÃO
06:03 04/02/19
(GDVN)
- Cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào nước ta ngày 17 tháng 2 năm 1979 làm cho
chúng ta cảnh giác hơn và phải tăng cường lực lượng ở các tuyến phòng thủ.
*
Bài
4 :
VŨ
MÃO
06:47 05/02/19
(GDVN)
- Cuối năm 1978, Đặc khu Quảng Ninh được thành lập. Thiếu tướng Nguyễn Anh Đệ
được cử làm Tư lệnh và Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Tâm được cử làm Chính uỷ.
*
Bài
5 :
VŨ
MÃO
06:54 06/02/19
(GDVN)
- Thán Phún, Pò Hèn, Đồng Văn nơi mà Trung Quốc dùng 2 sư đoàn tiến công tháng
2 năm 1979 nhưng tất cả đều bị đẩy lùi.
No comments:
Post a Comment