Diễm Thi, RFA
2018-09-14
2018-09-14
Truyền
thông Việt Nam và mạng xã hội thời gian gần đây đề cập nhiều đến khái niệm
"Cách mạng Công nghiệp 4.0" với viễn cảnh ‘đổi đời’ cho các doanh
nghiệp, cũng như giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế trong nước.
Vậy cuộc cách mạng này nên được hiểu như thế nào và Việt Nam có thể tận dụng ra
sao trong tình thế hiện nay?
Cách mạng
công nghiệp thứ tư
Tại
diễn đàn "Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Được và mất" tổ chức chiều
7/4/2017, ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Điều hành Uber Việt Nam cho biết, bản chất
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là sự hội tụ của nền kinh tế vật lý,
kinh tế số, sinh học, dựa trên nền tảng trí tuệ thông minh nhân tạo. Trong
tương lai, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi bản chất nhiều công việc và cơ
cấu nhiều ngành công nghiệp.
Lục tìm trên các phương tiện thông tin
đại chúng trên toàn thế giới, thì cụm từ “Cách mạng công nghiệp 4.0” rất ít người
nói, dường như chỉ có báo chí trong nước Việt Nam và người Việt Nam thì
suốt ngày nói “Cách mạng công nghiệp 4.0”.
Về
thuật ngữ này, TS. Nguyễn Bách Phúc, hiện là Chủ tịch Hội Tư Vấn Khoa học Công
nghệ và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là Viện trưởng Viện Điện - Điện
tử - Tin học cho rằng nói
“Cách mạng công nghiệp 4.0” là nói bậy. Chính xác là “Cách mạng công nghiệp thứ
tư”. Chẳng hạn, người ta nói “đứa con thứ tư” chứ không nói “đứa con
4.0”, “Tổng thống Mỹ thứ 57” chứ không nói “Tổng thống Mỹ 57.0”. TS. Nguyễn
Bách Phúc giải thích:
Cuộc
cách mạng công nghiệp thứ nhất là cuộc cách mạng cơ khí hóa, mở đầu bằng
máy hơi nước. Cuộc cách mạng thứ hai vào cuối Thế kỷ 19, là cách
mạng điện khí hóa,mở đầu khi người ta bắt đầu ứng dụng năng lượng
điện vào công nghiệp, làm cho nền công nghiệp phát triển vượt bậc. Đến
giữa thế kỷ 20, cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba là cuộc cách mạng công
nghệ thông tin, đã nâng công nghiệp và đời sống con người tiến lên tầm mới
rất vĩ đại. Cách mạng công nghiệp thứ tư chỉ mới bắt đầu mấy năm gần
đây, đầu thế kỷ 21, bằng những bước đi chập chững, ở một số rất ít nước có nền
công nghiệp tiên tiến, nơi đỉnh cao của khoa học công nghệ thế giới.
Cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư hình thành trên 2 nền tảng chính: Một
là trí tuệ nhân tạo, dẫn đến tự động hóa toàn diện triệt để cho mọi
hoạt động của đời sống xã hội, hai là công nghệ sinh học, thỏa mãn mọi nhu
cầu về sinh sản, phát triển bền vững của thế giới sinh vật và của loài người.
Tại
Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số diễn
ra vào tháng 5/2017 tại Hà Nội, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cuộc Cách mạng
công nghiệp thứ 4 và kỷ nguyên số không chỉ giúp tăng năng suất lao động, tăng
trưởng kinh tế mà còn mở ra một chân trời kết nối giữa con người với con người.
Theo
tìm hiểu của chúng tôi, thì để đáp ứng yêu cầu cho cuộc cách mạng công nghiệp
4.0, theo cách dùng từ trong nước, thì vấn đề nhân sự cũng là một thách thức lớn,
bởi người lao động phải có khả năng công nghệ, tư duy phản biện, giải quyết vấn
đề phức tạp. Đó là rào cản rất lớn hiện nay để Việt Nam có thể tận dụng công
nghiệp 4.0 để phát triển đất nước.
Công
nghiệp 4.0
Tác
giả Bernard Marr giải thích trên tờ Forbes vào tháng 6/2016 rằng Industry 4.0
được coi như là một "nhà máy thông minh". Nhưng để vận hành được nhà
máy được coi là Công nghiệp 4.0 thì cần những điều kiện sau:
Khả
năng tương tác: máy móc, thiết bị, cảm biến và con người phải được kết nối và
giao tiếp với nhau.
Minh
bạch thông tin: hệ thống tạo ra một bản sao của thế giới thật thông qua dữ liệu
cảm biến để định hình thông tin.
Hỗ
trợ kỹ thuật: máy móc, hệ thống phải hỗ trợ con người ra quyết định, giải quyết
vấn đề và giúp con người làm những việc quá khó hoặc không an toàn.
Ra
quyết định theo mô hình phân tán: Máy móc có thể tự động ra những quyết định
đơn giản một cách nhanh chóng, không cần con người can thiệp.
Buổi
giới thiệu Industry 4.0 tại hội chợ thương mại công nghiệp Hannover Messe ở
Hanover, miền trung nước Đức vào ngày 14 tháng 4 năm 2015.AFP
Một
người từng là Giám đốc Công nghệ thông tin (Chief Infomation Officer) của một số
ngân hàng và công ty liên doanh nước ngoài ở Việt Nam nói với RFA:
Nền
công nghiệp 4.0 muốn hoàn chỉnh thì phải toàn diện chứ không thể chỉ một con
người hay một lĩnh vực. Ở Việt Nam có lợi thế là dân số trẻ nhưng trong đó chỉ
có một phần nhỏ là những người làm trong ngành công nghệ thông tin hoặc công
nghệ tự động hóa, và họ tiếp xúc được với những công nghệ hiện đại nhất, những
kiến thức mới nhất được cập nhật trên toàn cầu. Chỉ những người đó có khả năng
sẽ làm thành nền công nghiệp 4.0. Nhưng các lĩnh vực khác thì rất khó, vì “kiến
thức và kỹ năng của họ là 0.4”.
Trưởng
Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình từng nói CMCN 4.0 mang lại
cơ hội cho các nước đang phát triển, giúp rút ngắn quá trình công nghiệp hoá bằng
cách đi tắt đón đầu, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn.
Việt
Nam là quốc gia nông nghiệp với khoảng 70% tổng dân số là nông dân, và nông
nghiệp Việt Nam còn nằm trong nhóm trình độ thấp của thế giới, trong khi
cuộc cách mạng thứ tư là cuộc cách mạng mà sự phát triển của internet, trí tuệ
nhân tạo sẽ dần thay đổi công nghệ sản xuất của thế giới, trong đó có nông nghiệp.
Việt
Nam chỉ học hỏi và ứng dụng
Trả
lời câu hỏi Việt Nam có thể lao vào làm Cách mạng công nghiệp thứ tư hay không,TS.
Nguyễn Bách Phúc cho rằng, các cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất, thứ hai, thứ
ba diễn ra trên thế giới mấy thế kỷ nay, Việt Nam là nước lạc hậu, không thể
đóng góp được. Bây giờ là lúc các nước tiên tiến trên thế giới bắt đầu đi vào
cách mạng công nghiệp thứ tư, mà cái dễ nhận thấy nhất là ứng dụng trí tuệ nhân
tạo vào ô tô tự lái. Còn Việt Nam thì cũng như ba cuộc cách mạng trước, chỉ cố
gắng học hỏi và ứng dụng. Ông nói thêm:
Việt
Nam hãy cố gắng học hỏi những kết quả của cách mạng công nghiệp thứ tư của
các nước tiên tiến, để ứng dụng cho mình, chứ Việt Nam không có khả
năng, không có trình độ, không có phương tiện làm cách mạng công nghiệp thứ
tư. Cho nên mọi lời hô hào người Việt Nam hãy làm cách mạng công nghiệp thứ
tư - và nói bậy là 4.0 - là nói cho vui, chứ có cái gì mà làm?
Một
vài vị lãnh đạo các doanh nghiệp trong nước nhận định cuộc cách mạng này không
phải cuộc cách mạng của các doanh nghiệp lớn mà là của mọi người, kể cả những
doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, để thay đổi tương lai, diện mạo của các ngành kinh
tế Việt Nam. Về việc này, vị Giám đốc CNTT cho rằng trước hết phải tìm một
ngành mũi nhọn nào đó rồi đào tạo nhân sự và dồn tài lực vào và phải được sự hỗ
trợ của nhà nước về pháp quyền chứ không thể làm tràn lan. Ông nêu ví dụ:
Ví
dụ có một công ty tự động hóa làm sản phẩm xuất khẩu đi nước ngoài,
bây giờ muốn xuất khẩu phải cần có hải quan, có thuế để sản phẩm được
đi ra nước ngoài nhanh nhất. Liên quan đến chính quyền là hải quan và thuế đã
có được nền công nghiệp 4.0 chưa hay làm thủ tục giấy tờ y chang như từ xưa đến
giờ rất chậm chạp thì sản phẩm đó ra nước ngoài lại chậm.
Tại
kỳ họp Quốc hội thứ 5, khóa 14 ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu ra rằng Việt Nam là nước nói về cách mạng 4.0
nhiều nhất thế giới nhưng nói mà không làm hoặc làm rất ít vì bộ này, ngành kia
chả biết mình phải làm gì, bắt đầu từ đâu.
No comments:
Post a Comment