Mường Thanh
Tác giả gửi tới Dân Luận
23/09/2018
Cố
nhạc sĩ Tô Hải.
Cuộc
biểu tình chống Tàu Cộng ở công viên 30/4 Quận 1 Sài Gòn, khu vực bên hông cơ sở
Thành Đoàn TP. HCM ngày 16/12/ 2007, nếu không nhầm là cuộc xuống đường chống
Tàu Cộng diễn ra lần thứ hai kể từ sau năm 1975 (lần đầu là cuộc biểu tình xảy
ra trước đó 1 tuần). Còn đối với cá nhân tôi ấy là lần đầu tiên trong đời tham
gia một hoạt động có ý nghĩa chính trị là phản đối TQ, bảo vệ biển đảo của Việt
Nam.
Sáng
hôm đó không nhớ chính xác là thứ 7 hay CN chỉ nhớ đó là ngày cuối tuần nên đựơc
nghỉ làm. Tôi có hẹn một người bạn ở cà phê Trung Nguyên ở đường Nguyễn Văn
Chiêm quận 1. Ly cà phê mang ra ngồi chưa ấm ghế thì nghe nhiều tiếng hô to
"Đá đảo TQ", "HS TS là của VN"... Nhìn ra ngoài thì thấy từng
đoàn người khí thế hừng hừng. Vì thằng bạn chưa tới, tôi nhắn tin cancel, gọi
tính tiền rồi lao ra đường. Ngay góc công viên 30/4 hình ảnh đập vào mắt tôi là
một Ông già dáng hơi cao gầy râu tóc bạc gần hết tay chống gậy, ngoại hình khá
giống với người ông của tôi mất cách đó ít lâu khiến tôi đặt nhiều chú ý (về
sau đọc tin tức trên mạng mới biết chính là lão NS Tô Hải).
Ngoài
ra tại đây tôi cũng gặp những nhân vật mà sau này xem tivi đọc báo mới biết họ
là những "hồng phúc của dân tộc" như Nguyễn Thị Quyết Tâm, Nguyễn Thị
Dung, Lê Trương Hải Hiếu, các đương kim Chủ tịch HĐND, Phó Bí Thơ Thành Ủy và
Chủ tịch UBND Q. 12 tp. HCM. Xin mở ngoặc là có rất nhiều em gái tre trẻ nhưng
một bộ phận kha khá trong họ là thành phần "chim mồi", anh nào đi biểu
tình mà "háu gái" thì dễ bị "dính đòn". Những lần biểu tình
về sau tôi từng là nạn nhân của mấy em "tre trẻ có vẻ sinh viên" này
(có dịp sẽ kể hầu bạn đọc sau).
Cảm
nhận đầu tiên của tôi là hình như Ông già có bệnh tim mạch và đang rất xúc động...
ai đó đã dìu Ông ngồi xuống ghế đá. Nhưng, theo một câu nói đang thời thượng:
"Quan trọng là thần thái" thì thần thái của nhạc sĩ Tô Hải lúc đó
không chê vào đâu được! Mặc dầu tuổi cao đang mệt vì ho nhiều nhưng nét mặt quắt
thước, dáng vẻ oai phong tự tin, lý luận bẻ gãy mọi ý kiến của những cán bộ dân
vận.
Bà
QT nói "bác lớn rồi thì khuyên con cháu"... thì liền được ông đáp trả:
"tôi đang khuyên bảo con cháu về lòng yêu nước"... làm Bà QT cụp mặt,
chuồn. Có một chị cỡ tuổi U40 dáng người đậm, hơi be tới khuyên lơn: "Bác
lớn tuổi rồi không nên đi biểu tình" vân vân mây mây... Ông nói: "cô
nhà báo này là hàng xóm tôi đây, làm báo SGGP, cô nghĩ sao thanh niên yêu nước
đi biểu tình bảo vệ biển đảo thì lại bị bắt, bắt bớ chiếu theo cái luật lệ nào?
Có bắt thì bắt tôi đây này, tôi sẳn sàng chết ngay tại chỗ này nhưng phải thả
những thanh niên yêu nước đó ra"... vừa nói ông vừa dậm rất mạnh cây gậy
đang cầm trên tay xuống đất làm cô nhà báo chạy mất dép.
Tôi
rụt rè đến gần: "Thưa ông tụi con hiểu tấm lòng của ông với quê hương đất
nước rồi nhưng con nhìn ông đang mệt và xúc động quá... thôi họ nói gì kệ họ
ông không cần trả lời, ông ngồi thở nghỉ mệt chút"... Ông nhìn tôi ánh
nhìn dò xét nhưng có chút niềm tin. Tôi quay ra mua chai nước suối vô mời ông uống.
Ông nói: "Cậu là người đi biểu tình, không phải là người của họ tới làm tư
tưởng tôi đấy chứ"? Tôi cười: "con cũng bị họ dí te tua nảy giờ đây
chơ..." Nhận thấy ông ngồi khá yên lại có những người "biểu tình xịn"
đến gần quạt, chăm sóc... tôi lại quay ra điểm nóng.
Một
clip lưu tuyền trên mạng xã hội, nhạc sĩ Tô Hải đã chỉ đích danh bà Quyết Tâm
chỉ điểm cho công an bắt người biểu tình. Tôi không có điều kiện kiểm chứng
nhưng tôi tường thuật lại hoàn cảnh của tôi tùy mọi người nhận định. Tôi với bà
QT có tranh luận tay đôi vài phút (ghi lại theo trí nhớ)
Bà
QT: Em làm nghề gì?
Tôi:
Dạ, làm quản lý trong một doanh nghiệp FDI
Bà
QT: Doanh nghiệp cần ổn định chính trị để lo làm ăn chứ sao ra đây biểu tình?
Tôi:
Chúng tôi "Bị bắt ổn định" thì đúng hơn, ổn định thì phải để người
dân cất tiếng nói, TQ họ chiếm biển đảo được thì chiếm nước được, nước mà mất
thì doanh nghiệp sao còn... Đám đông vỗ tay làm bà QT quê mặt quay lưng đi.
Sau
đó vài phút tình huống đẩy đưa thế nào tôi lại giáp mặt với các lãnh đạo Đại học
gồm các ông Võ Văn Sen, Phan Như Lệ, Vũ Tình (nguyên hiệu trưởng, Bí Thư Đảng bộ,
Phó Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm khoa Triết Mác Lê của ĐH KHXH & NV) và các
giảng viên ĐH đi theo với họ.
Tôi
chào và bắt tay ông VVS, người tôi có cảm tình hơn cả trong các nhà trí thức
trên. Tôi nói với ông Sen: "tôi chia sẻ quan điểm "tuyên chiến xe máy
của thầy phát biểu hôm họp HĐND nhưng tôi không chia sẻ việc các thầy ra đây
khuyên học sinh sinh viên không đi biểu tình chống TQ xâm lược. Trường Đại học
Nhân văn dạy cái gì nếu không phải là chuyển tải lòng yêu nước cho thế hệ trẻ!?
Hôm nay cuối tuần các em không đi lo chuyện yêu đương, đua xe, đánh bài mà ra
đây biểu tỏ lòng yêu nước trước tình hình biển đão TS HS bị chiếm, cớ sao các
thầy ra khuyên về? Ai biểu các thầy làm cái việc trái ngược ấy..." ? Tôi
nói một thiên một hồi khá hùng hồn khiến xung quanh rất nhiều người há hốc...
Ông
Sen khá sốc nhưng vẫn có vẻ bình tĩnh bắt tay tôi rồi hỏi ngược lại "anh
là ai"? Tôi nói là một sinh viên cũ của trường... Từ đâu một ông trung tuổi
xưng danh là thương binh xen vào thái độ xất xược đòi "xử" tôi, ông bảo:
"tao là thương binh trong người còn mấy mảnh đạn mà tao chưa nói gì, mày
ra đây làm loạn vậy chơ có chiến tranh với TQ thì mày bỏ chạy trước"...
Tôi
nói, "cái đó thì chưa nói trước được, nhưng cũng không hẳn cứ ôm cái xác
không não ra chiến trường là vỗ ngực xưng danh được đâu"... Ông liền lao đến
túm cổ áo tôi định ra tay thì được ông VVS ngăn lại... Ông Sen nói: ở đây có
chính quyền, công an, có việc gì báo công an chứ không việc gì đánh người...
Trong lúc ông Sen quàng vai dẫn tay "thương binh" ra xa thì quay về
phía tôi nháy mắt. Tôi cảm nhận được ý nghĩa của cái nháy mắt nên rút qua
Diamond đứng nhìn. Sau đó bắt bớ diễn ra căng thẳng nên tôi lẫn vào đám đông
rút về "chiến khu" an toàn...
Tôi
hàm ơn Ông Sen nhưng việc tôi "đụng" các nhà lý luận tầm cỡ của thành
phố và anh "thương binh" tại điểm nóng hôm đó là tình cờ hay có sự
"bắn tin" của ai đó cũng là điều cần chiêm nghiệm để rút kinh nghiệm.
Rất may ông VVS đã ra tay can ngăn, nếu không chắc chắn tôi đã bị
"tóm", no đòn... Qua đây cũng nhận ra thế khó, những "xung đột
bên trong"... của những nhà trí thức "ăn cơm chúa múa tối ngày"!
Thưa
NS Tô Hải, ngay lần đầu gặp mặt tôi thấy ở ông một sự cương quyết, biểu hiện
qua thái độ lời nói, thậm chí đòi chết ngay tại công viên 30/4 để những thanh
niên bị bắt được thả... Người có "tư tưởng ba rọi" như tôi xuất hiện
một thoáng suy nghĩ "ông hơi hướng cực đoan". Nhưng theo dõi ông suốt
hơn 10 năm qua, đọc nhiều bài viết, tác phẩm của ông và qua theo dỏi thực tế diễn
tiến tình hình đất nước... tôi nhận ra một sự dứt khoát về mặt tư tưởng của con
người giàu trải nghiệm. Ông chấp nhận hy sinh danh tiếng và bổng lộc tung hô đổi
lại hoàn cảnh sống bị quấy nhiễu bất an, những vu vạ đê tiện... để nói lên tiếng
nói của lương tâm đạo đức! Là tác giả của "Nhật ký của một thằng hèn"
nhưng ông là một con người dũng cảm, là một nhạc sĩ chân chính, một nhân cách lớn!
Mường
Thanh
No comments:
Post a Comment