Phong kiến là gì? Phong là phong tước, kiến là kiến
địa. Từ phong kiến xuất phát từ đó. Thời kì sơ khai của xã hội loài người, khi
một ông vua khai quốc lên ngôi, ông ta sẽ phong tước cho con cháu dòng họ và
công thần. Đi kèm với phong tước sẽ là việc chia chác đất đai cho những người ấy,
điều này người ta gọi là “phân phong”.
Việc chia chác này xem như mỗi người được phong sẽ
là vua trên vùng đất của mình. Chính việc phân phong đó mà quyền lực của vua ở
trung ương bị mất dần qua nhiều đời sau. Thế là một quốc gia to lớn và hùng mạnh
ban đầu trở thành những quốc gia nhỏ và chúng đánh nhau liên miên. Thời kì nhà
Chu trước Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa cổ đại là dạng nhà nước đó – nhà
nước phong kiến phân quyền cát cứ. Loại phong kiến này đã đưa đất nước Trung
Hoa bị xé nát thành từng mảnh nhỏ và kéo theo đí chiến tranh xâm chiếm suốt thời
Xuân Thu – Chiến Quốc kéo dài hơn 500 năm.
Doanh Chính – Tần Thủy Hoàng là một ông vua nước Tần,
chỉ là một nuớc trong rất nhiều nước thời Chiến Quốc. Ông ta có tài quân sự, đã
đưa nước Tần thành một quốc gia thống nhất Trung Quốc kết thúc thời Chiến Quốc
đầy chiến tranh loạn lạc. Đấy là công lớn đầu tiên của ông ta. Nhưng đó chưa phải
là công lao to lớn duy nhất, ông ta còn có công xoá bỏ phong kiến phân quyền
cát cứ thời Xuân Thu – Chiến Quốc và lập nên phong kiến tập quyền về sau. Thời
ông chỉ có phong tước mà không kiến địa cho công thần và con cháu dòng họ. Tất
cả không ai là vua con ở lãnh địa của mình, mà chỉ là thay vua quản một khu vực
địa lý. Vua có thể bổ quan đi bất cứ nơi đâu chứ không phải quan là lãnh chúa ở
một chỗ làm vua con như thời phong kiến phân quyền.
Từ chỗ xoá phong kiến phân quyền thiết lập phong kiến
tập quyền, nước Trung Hoa mạnh lên và bắt đầu đi xâm chiếm lân bang để mở rộng
bờ cõi thành nước Trung Hoa rộng lớn như hôm nay.
Tần Thủy Hoàng công lao lớn thế, nhưng ông ta rất
tàn bạo. Bắt dân xây Vạn Lý Trường thành và rất nhiều trong họ phải chết vì lao
lực. Ông cũng nổi tiếng đốt sách và chôn sống những nho sĩ đương thời. Và người
đời sau chỉ nhớ đến Tần Thủy Hoàng như ông vua bạo chúa mà quên đi công lao to
lớn của ông ta. Mua danh ba vạn bán danh ba đồng, gây tiếng thơm cho hậu thế
không dễ.
Sau nhà Tần sụp đổ, Trung Hoa loạn thời gian ngắn
thì triều đại nhà Hán thay thế. Hán Cao Tổ – Lưu Bang cho xây dựng nhà nước
Trung Hoa theo mô hình phong kiến tập quyền do Tần Thủy Hoàng sáng lập. Nhờ mô
hình này mà nhà Hán tồn tại và phát triển hơn 400 năm (206-220) đến thời Tam Quốc
mới kết thúc. Thời cực thịnh, nhà Hán đã mở rộng và sáp nhập rất nhiều lãnh thổ
về cho Trung Hoa, đến nỗi dân tộc Trung Hoa tự nhận mình là người Hán. Và tư tưởng
đại Hán cũng từ đó mà hình thành. Tính đến nay, tư tưởng Đại Hán đã thấm vào
dân tộc này hơn 2000 năm, nó cùng với hệ tư tưởng Khổng Giáo là thứ gần như
không thể xoá được với người Trung Hoa. Ngày nay, hệ tư tưởng đó sẽ trói dân tộc
Trung Hoa khó theo kịp văn minh và nó cũng là mối nguy cho khu vực.
Quay trở lại con người của Doanh Chính – Tần Thủy
Hoàng. Rõ ràng ông ta là một tài năng kiệt xuất, vì bạo tàn xem thường mạng dân
nên mọi công lao to lớn ấy bị người đời xem nhẹ. Và những thứ đó được Lưu Bang
hưởng trọn. Cho dù ông ta – Tần Thủy Hoàng có cho xây lăng tẩm vĩ đại để mong
người đời sau ghi nhớ công lao. Nhưng không! Người đời sau chỉ nhớ đến sự bạo
tàn của ông ta mà thôi. Đó là lẽ thường.
Đấy là nói đến Tần Thủy Hoàng, người đầu tiên thống
nhất Trung Hoa và xoá bỏ phong kiến phân quyền. Còn lãnh tụ CS thì sao? Chỉ là
kẻ mang chủ thuyết lạc hậu để áp vào đất nước chả có công gì mà chỉ là tội đồ.
Để mất một phần chủ quyền về tay ngoại bang làm lãnh thổ mà tổ tiên để lại bị
thu hẹp. Gây chiến tranh tương tàn đẫm máu làm chết từ 2 – 4 triệu đồng bào
cũng là tội ác. Một chế độ cai trị sau 1975 dù không chiến tranh nhưng rất hà
khắc với nhân dân, ý đồ giáo dục ngu dân để trị, và liên tục nhượng lãnh thổ
cho giặc. Duy trì sự đói nghèo và thù hằn những người đòi hỏi cải tổ chính trị
cũng là điều đáng nguyền rủa. Như vậy có xây lăng tẩm to đùng thì thì dân cũng
phỉ nhổ mà thôi. Đến đại công như Tần Thủy Hoàng còn không cứu nổi ô danh chứ đừng
nói chẳng có công gì cho đất nước như mấy lãnh đạo CS.
No comments:
Post a Comment