24/09/2018
Nhân quyền ở Việt Nam
Tòa án quận Cái Răng, TP Cần Thơ đã phải tranh thủ
làm việc vào ngày nghỉ cuối tuần, mở phiên tòa xử hai Facebooker là ông Nguyễn
Hồng Nguyên và bà Trương Đình Khang. Báo Vietnamnet đưa tin: Phạt tù 2 đối tượng phát tán tài liệu nói xấu, bôi nhọ lãnh
đạo Đảng, Nhà nước. Ông Nguyên bị kết án 2 năm tù, bà Khang án 1 năm
tù, với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Cô Khang và anh Nguyên trong một phiên tòa xét xử ở
TP Cần Thơ, ngày 22/9/ 2018. Ảnh: VNN
Cáo trạng nói rằng, cả hai người đã sử dụng Facebook
để đăng tải những bài viết, hình ảnh, video có nội dung nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo,
cơ quan đảng, nhà nước, xúc phạm ông Hồ Chí Minh, bôi nhọ lãnh tụ vô sản quốc tế,
xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội… gây dư luận xấu trong nước.
Cũng tin nhân quyền, RFA đưa tin: Nhà hoạt động Đỗ Công Đương tiếp tục đối mặt với án tù thứ
hai. Ông Đương sẽ phải đối mặt với bản án tù thứ hai vào tháng tới, với
cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước“, mức
án tối đa là 7 năm tù. Trước đó, ngày 17/9/2018, Tòa án huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh đã kết án ông 4 năm tù với cáo cáo buộc “Gây rối
trật tự công cộng”.
Báo Thanh Niên đưa tin: Công an triệu tập 8 người gây rối tại Trạm BOT QL5A.
Tám tài xế gồm: Luyện Xuân Tùng, Lê Viết Thực, Lưu Văn Hùng, Vũ Giang Hiền, Đỗ
Đức Trọng, Nguyễn Đình Toàn, Hà Văn Hưng, Lê Đức Thịnh, bị Công an Hưng Yên triệu
tập với lý do gây rối, kích động, lôi kéo người dân phản đối trạm thu phí QL5.
Mời đọc thêm: 2 người ở Cần Thơ bị tuyên án tù vì ‘nói xấu lãnh tụ’ (VOA).
– Phiên tòa ngày thứ Bảy và bản án hai năm tù cho Facebooker
Nguyễn Hồng Nguyên — Số phận của những người Việt và của một công dân Hoa Kỳ bị mật
vụ CSVN “bắt cóc”, bây giờ ra sao? (TD). – Dân biểu Mỹ gửi thư kêu gọi không trục xuất những người Việt
tị nạn cộng sản (RFA).
Hậu Trần Đại Quang: Đồng chí” không bằng
“đế quốc Mỹ”
Ông Trần Đại Quang qua đời, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó
Chủ tịch nước, được Bộ Chính trị phân công giữ quyền Chủ tịch nước Việt Nam. Đây là lần đầu
tiên Việt Nam có phụ nữ nắm quyền Chủ tịch nước. Việc Bộ Chính trị VN phân công
bà Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ quyền Chủ tịch nước chỉ là tạm thời, trong tương
lai, vẫn chưa rõ ai sẽ ngồi vào cái ghế này.
BBC có bài: Ai sẽ
kế nhiệm Chủ tịch Trần Đại Quang? GS Carl Thayer, một nhà quan
sát chính trị VN, thuộc Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra, nói: “Hiện tại
có hai ứng viên tiềm năng: ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên xếp vị trí thứ bảy của
Bộ Chính trị và bà Tòng Thị Phóng, người xếp thứ mười. Những tin đồn tôi nghe
được trong giới quốc phòng Việt Nam gợi ý Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc
phòng, cũng có thể là ứng viên tiềm năng vì thâm niên của ông. Ông được coi là
nhân vật thứ 5 của đảng Cộng sản Việt Nam trước khi ông Quang qua đời”.
Nhà hoạt động Trịnh Hữu Long viết: Hai vấn đề của một thông báo. Khi Chủ tịch nước qua
đời, lẽ ra theo Hiến pháp, bà Thịnh là Phó Chủ tịch nước, đương nhiên nắm quyền
Chủ tịch nước ngay lập tức. Thế nhưng bà Thịnh phải chờ Bộ chính trị “phân
công” mới được ngồi vào cái ghế này. Có nghĩa là, Bộ Chính trị đứng trên Hiến
pháp và trên cả Quốc hội bởi Quốc hội VN không được phép phân công bà Thịnh làm
chủ tịch nước, mà chỉ đóng vai trò loan tin quyết định của Bộ Chính trị.
Ngoài ra, lãnh đạo Đảng và Nhà nước vẫn tiếp tục im
lặng sau cái chết của ông Quang, mặc dù trước đó sau cái chết của Thượng nghị
sĩ Mỹ là ông John McCain, hai ngày sau, cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã gửi điện chia
buồn. Qua đó có thể thấy, lãnh đạo đảng ngày nay đối xử với “đồng chí” của mình
còn tệ hơn họ đối xử với “đế quốc Mỹ”.
Lãnh đạo đảng và nhà nước không hề bày tỏ cảm xúc đối
với cái chết của “đồng chí”, đồng đội của mình, mà họ chỉ làm theo thủ tục: Việt Nam để quốc tang hai ngày tưởng niệm Chủ tịch nước Trần
Đại Quang. Theo đó, trong hai ngày 26 – 27/9/2018, các công sở, nơi
công cộng sẽ treo cờ rủ và ngưng mọi hoạt động vui chơi giải trí. Tang lễ được
tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Thi thể ông
Quang sẽ được an táng tại quê nhà huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Trước đó, Hội đồng Nhà nước Cuba thông báo quyết định
để quốc tang tưởng niệm Chủ tịch nước Việt Nam Trần
Đại Quang. Và Văn phòng Thủ tướng Thái Lan đã có công văn yêu cầu cơ quan ban
ngành chính phủ treo cờ rủ tưởng niệm Chủ tịch Trần Đại Quang trong 3 ngày,
kể từ ngày 24/9/2018.
Mời đọc thêm: Biểu
tượng và công cụ (Thận Nhiên/TD). – Hiện tượng xã hội và ông Trần Đại Quang
— “Nổ”, nổ nữa, nổ mãi – Lừa, lừa nữa, lừa mãi… (TD).
– Bộ
Chính trị phân công bà Thịnh giữ quyền nguyên thủ quốc gia
— Chủ tịch Trần Đại Quang và Bộ Công an (BBC).
– Liên Hiệp Quốc dành một phút mặc niệm ông Trần Đại Quang(VOA).
Báo “lề phải”: Khu đất dự kiến sẽ an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang (TN).
– Chủ tịch nước Trần Đại Quang và cuộc gặp lịch sử với hai Tổng
thống Mỹ (DT). – Dấu ấn Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại hai kỳ thượng đỉnh
APEC (QĐND). – Bản lĩnh đối ngoại của Chủ tịch nước làm nổi bật vị thế Việt
Nam (VN Plus). – Những hình ảnh đẹp, gần gũi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang
với mái trường xưa (NLĐ). – Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đang điều trị tại Bệnh viện T.Ư
Quân đội (DV).
Môi trường Việt Nam
Trang Zing có bài: Người dân Đà Nẵng dựng lều phản đối bãi rác gây ô nhiễm.
Rất nhiều người dân phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, tới khu vực
bãi rác Khánh Sơn để phản đối bãi rác này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến
sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người dân.
Người dân dựng lều trước bãi rác Khánh Sơn phản đối
ô nhiễm. Ảnh: G.H/ Zing
Một người dân ỏ đó là bà Mai Thị Thu Sương,
nói: “Người dân chúng tôi chịu đựng ô nhiễm từ bãi rác Khánh Sơn 27 năm
nay, cực chẳng đã dân chúng mới tụ tập chặn xe. Bên cạnh đó chính quyền nhiều lần
hứa di dời bãi rác, nhưng không thấy thực hiện”.
Cũng tin môi trường, trang Môi Trường & Cuộc sống
có bài: Bộ TN&MT: Khí thải của Formosa Hà Tĩnh đảm bảo đáp ứng
quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Ngày 22/9/2018, Bộ TN&MT đã công
khai kết quả quan trắc tự động, liên tục khí của Formosa Hà Tĩnh. Theo đó, Bộ
TN&MT khẳng định khí thải từ Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà
Tĩnh bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép…
Trước đó, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn đặt câu
hỏi: Nhóm lợi ích Bộ Tài nguyên Môi trường còn giấu diếm đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) đến bao giờ? Ông Tuấn viết: “Dù thảm họa Formosa diễn ra đã hơn
2 năm song tới giờ công chúng vẫn chẳng hề biết vị giáo sư tiến sĩ nào đã tham
gia Hội đồng Thẩm định của Bộ Tài nguyên Môi trường phê duyệt ĐTM này. Các vị
nhờ đó đã vừa tránh được búa rìu dư luận lẫn trách nhiệm pháp lý theo luật định,
mà còn có thể ung dung đứng chân vào những Hội đồng thẩm định các dự án khác“.
Mời đọc thêm: Bức xúc vì ô nhiễm, người dân chặn đường vào bãi rác Khánh
Sơn, Đà Nẵng (VOV). – Công khai kết quả quan trắc khí thải của Công ty Formosa Hà
Tĩnh(KTĐT). – Sẽ lập hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường quanh khu vực
hoạt động của Formosa (DT). – Nhóm lợi ích Bộ Tài nguyên Môi trường còn giấu diếm ĐTM đến
bao giờ? (RFA). Mời đọc lại: Khí thải Formosa: Khi nào công khai kết quả quan trắc? (Nguyễn
Anh Tuấn/TD).
Không dám công khai lãnh đạo sai phạm vụ
Thủ Thiêm
Sau kết luận của thanh tra chính phủ về những sai phạm
của cá nhân, tổ chức tại dự án KĐT Thủ Thiêm, Sài Gòn, cho đến nay vẫn chưa một
quan chức nào bị bắt hay khởi tố, vì “chưa có đầy đủ cơ sở“. Ông Trần Vĩnh Tuyến, phó Chủ
tịch TP.HCM nói: “Chúng tôi không thể nói ngay được bây giờ vì việc này
liên quan đến cán bộ, con người nên phải có đầy đủ cơ sở chứ không thể tùy tiện.
Thành phố đảm bảo sẽ công khai sau khi có kết luận”.
Miệng nói cần có đủ cơ sở mới công khai cán bộ, tổ
chức vi phạm nhưng lãnh đạo TP.HCM lại họp báo, xin lỗi người dânđể cho qua chuyện. Trang
Zing có bài: Người dân Thủ Thiêm nói gì sau khi UBND TP.HCM xin lỗi vì
sai phạm? Hầu hết người dân không đồng tình với vụ họp báo xin lỗi,
vì cuộc họp chỉ nói chung chung, chưa làm rõ trách nhiệm cụ thể thuộc về ai và
xử lý thế nào…
Ông Bùi Quốc Toản, hộ dân trong khu 4,3 ha
nói: “Nội dung cuộc họp chỉ xoay quanh khu 4,3 ha trong khi người dân
chúng tôi có hàng trăm hồ sơ pháp lý khẳng định không chỉ có 9 hộ ở khu phố 1,
phường Bình An, nằm ngoài ranh mà 5 phường khác cũng không thuộc quy hoạch. Khắc
phục hậu quả thì phải thực hiện với tất cả trường hợp chứ không chỉ 9 hộ dân”.
Bà Lê Thị The, nói: “Tôi đọc thông tin không
sót cái nào, cuối cùng thì vẫn thấy chung chung. Tôi không đồng ý khi cứ nhắc
đi nhắc lại 4,3 ha khu phố 1, còn 3 khu phố khác và bà con ở phường An Khánh,
Bình Khánh nữa thì sao không đề cập?”.
Mời đọc thêm: Không thể tùy tiện công khai ai vi phạm ở Thủ Thiêm (DT).
– UBND TPHCM xin lỗi người dân Thủ Thiêm (TP).
– Vụ TPHCM xin lỗi cư dân Thủ Thiêm: Công lý phải được thực
thi nghiêm minh (VOV).
Mời xem clip lãnh đạo TP.HCM xin lỗi người dân Thủ
Thiêm từ VnExpress:
Hàng loạt trang báo điện tử ở VN bị
đánh sập
Sáng 23/9/2018, hàng loạt báo mạng điện tử ở VN bị đánh sập, người
dùng không thể truy cập vào các trang báo như Zing.vn, VOV.vn, Baomoi.vn… Các
trang báo lớn như Tiền Phong, Thanh Niên, Pháp luật TP.HCM, An Ninh Thủ Đô…
cũng bị tình cảnh tương tự. Ngoài ra, toàn bộ hệ thống kinh doanh trực tuyến của
công ty Cổ phần VinaGame (VNG) như Zalo, Zing MP3, Zing TV, Zalo Pay, 360game
cùng hàng chục game mobile, webgame do VNG phát hành… cũng bị vô hiệu hóa, không
truy cập.
Theo đại diện của VNG, nguyên nhân dẫn đến sự cố trên là
do mất điện, nhưng chuyên gia bảo mật Nguyễn Hồng Phúc lại cho rằng: “Việc
xảy ra sự cố tại trung tâm dữ liệu do mất điện là điều ‘khó chấp nhận’. Bởi điện,
mạng, hệ thống làm mát là ba điều căn bản của trung tâm dữ liệu và là lý do để
khách hàng tới sử dụng dịch vụ thay vì đặt máy chủ tại nhà. Thời gian bảo trì,
khắc phục các sự cố như mất điện thể hiện khả năng và chất lượng của các trung
tâm. Nếu downtime một phút là chuyện bình thường, 5 phút là sự cố lớn còn 30
phút tới một tiếng là khó chấp nhận được”.
Nhà báo Mai Quốc Ấn viết: Xâm
lăng thời đại số. Tác giả viết: “Cuộc xâm lăng thời đại số có thể
nhanh và ‘êm thấm’ hơn sự tưởng tượng của các lãnh đạo đã nghĩ. Đơn thuần nhất
chính là vô hiệu hóa sân bay, máy bay tiêm kích, hay hệ thống dữ liệu Chính phủ.
Nghĩa là những ngóc ngách bí mật nhất của an ninh quốc phòng có thể bị ‘phơi
bày’ thông qua các phần mềm hoặc ‘rệp điện tử’.”
Mời đọc thêm: Hệ thống VNG, Zalo, Báo mới sập hàng loạt vì sự cố điện (VNN).
– Điều gì đang xảy ra – Hàng loạt trang truyền thông Việt Nam
bất ngờ bị đánh sập? (TGT). – Loạt báo điện tử bị “sập” vì mất điện: Tổng công ty điện lực
lên tiếng (DT). – Hàng loạt trang tin, báo điện tử bị gián đoạn truy cập: Ai
chịu trách nhiệm? (VTC). – Cáo lỗi vì sự cố không truy cập được PLO.VN (PLTP)
No comments:
Post a Comment