BTV Tiếng Dân
28/09/2018
Trung Quốc phản đối Mỹ đưa máy bay B-52
tới Biển Đông
Như tin đã đưa, ngày 24/9, hai máy bay ném bom B-52
của Mỹ đã bay vào Biển Đông. Phía Trung Quốc nói, máy bay B-52 của Mỹ hoạt động ở Biển Đông là
‘khiêu khích’. Báo CATP dẫn nguồn từ đài RT của Nga, cho biết:
“Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc
Cường trong cuộc họp thường kỳ, yêu cầu Mỹ dừng ngay các ‘hành động khiêu
khích’ và nhắc đến việc Mỹ nên có các động thái để cải thiện quan hệ song
phương, vốn đang được xem là ngày càng trở nên căng thẳng“.
VOA đưa tin, hoạt động tuần tra thường xuyên của Mỹ
qua các chuyến bay, làm cho Bắc Kinh khó chịu. Sau khi có nhiều máy bay ném bom
B-52 của Mỹ bay gần các hòn đảo ở Biển Đông, ba tháng trước, Bộ Ngoại giao
Trung Quốc tuyên bố, “không có tàu quân sự hay máy bay chiến đấu nào có
thể làm Trung Quốc chùn bước trong quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của mình”.
Mời đọc thêm: Mỹ tung đòn cảnh cáo Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông (VnMedia).
– Máy bay ném bom Mỹ bay trên Biển Đông giữa căng thẳng với
Trung Quốc(Zing). – Mỹ điều phi đội máy bay ném bom tới Biển Đông giữa lúc căng
thẳng với Trung Quốc (VOV).
Đối ngoại quốc phòng
Sáng 27/9, tàu hộ vệ tên lửa 015-Trần Hưng Đạo cùng
đoàn công tác do đại tá Lê Hồng Chiến dẫn đầu, đã cập quân cảng Yokosuka, Nhật
Bản. Nhật Bản đã điều tàu thử nghiệm JS Asuka đón tiếp đoàn. Theo VnExpress, JS Asuka là tàu thử nghiệm duy nhất
trong biên chế JMSDF, đóng vai trò nền tảng thử nghiệm các hệ thống vũ khí hải
quân hiện đại của Nhật Bản.
Báo Hải quân đưa tin, Việt Nam cử Tàu 015-Trần
Hưng Đạo đi thăm hữu nghị Nhật Bản lần này nhằm “cụ thể hóa đường lối đối
ngoại của Đảng, Nhà nước, Quân đội nhân dân Việt Nam trong lĩnh vực quân sự-quốc
phòng, tăng cường và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và xây dựng lòng
tin với hải quân, quân đội và nhân dân Nhật Bản.
Chuyến thăm cũng là một trong những nội dung thực hiện
thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan
hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản; triển khai tuyên bố tầm nhìn chung về hợp
tác quốc phòng đến thập niên tiếp theo giữa Bộ Quốc phòng hai nước”.
Những hoạt động chính của thuỷ thủ đoàn tàu Trần
Hưng Đạo tại Nhật sẽ là giao lưu và thi đấu thể thao với Lực lượng phòng vệ
trên biển Nhật Bản tại căn cứ Yokosuka, tham quan thành phố Sakai, tỉnh Osaka.
Tàu hộ vệ Trần Hưng Đạo sẽ thực hiện chuyến hải hành dài tổng cộng 9.300 km.
Đây sẽ là chuyến hải hành dài nhất và tham gia nhiều hoạt động nhất của tàu Hải
quân Việt Nam. Bên cạnh hoạt động đối ngoại, chuyến đi cũng giúp đánh giá năng
lực chỉ huy hiệp đồng, trình độ thao tác làm chủ vũ khí và trang bị kỹ thuật của
Hải quân Việt Nam. Ngày 30/9, đoàn sẽ rời Nhật.
Đọc thêm: Hoạt động của tàu hộ vệ Việt Nam trong lần đầu thăm quân cảng
Nhật (VNE).
Tàu chiến Nhật tập trận với Anh trên đường
ra Biển Đông
Reuters đưa tin, ngày 26/9, tàu sân bay trực thăng
Kaga tập trận chung với tàu HMS Argyll của Anh ở Ấn Độ Dương. Chiếc tàu chiến lớn
nhất của Nhật Bản này đang trên đường tới Biển Đông và khu vực Đông Á.
Ông Kenji Sakaguchi, là người chỉ huy bốn chiếc trực
thăng của nhóm Kaga, nói với Reuters trên boong máy bay: “Chúng tôi có
quan hệ truyền thống với hải quân Anh và cả hai đều là đồng minh thân cận của Mỹ,
và những cuộc tập trận này là cơ hội để chúng tôi tăng cường hợp tác”. Sự
xuất hiện thường xuyên hơn của Hải quân Hoàng gia Anh là cơ hội để hải quân hai
nước tập luyện chặt chẽ với nhau hơn trong tương lai, ông Sakaguchi nói.
Chiến hạm HMS Argyll, tàu Kaga và tàu hộ tống
Inazuma đã diễn tập triển khai đội hình ở những vùng biển lặng ở Ấn Độ Dương, gần
các tuyến đường biển thương mại. Ba trực thăng của tàu Kaga bay phía trên, giám
sát tập trận.
Phản ứng trước sự kiện này, người phát ngôn Bộ Quốc
phòng Trung Quốc Ren Guoqiang nói rằng Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ các hoạt
động của Nhật, và phản đối các nước ngoài khu vực can dự vào các vấn đề Biển
Đông.
Khi được hỏi về Kaga, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng
Trung Quốc, ông Ren Guoqiang nói trong một cuộc họp báo hàng tháng, rằng: “Chúng
tôi hy vọng Nhật Bản làm nhiều hơn để mang lại lợi ích hòa bình và ổn định khu
vực và nói chuyện và hành động thận trọng về Biển Đông”.
Argyll là chiếc tàu thứ ba của Hải quân Hoàng gia hiện
diện ở vùng biển châu Á năm nay, sau chuyến hải hành của Albion và một tàu khu
trục khác.
Đọc thêm: Diễn tập huy động tàu thuyền bảo vệ chủ quyền trên biển (BP).
– Tàu chiến Ấn Độ treo cờ rủ khi cập cảng Sài Gòn (VNE).
– Trung Quốc đang mất cả thế giới như thế nào (Diplomat).
No comments:
Post a Comment