Trương Minh Ẩn
23-9-2018
Sáng
20.9, Ban Chỉ đạo quốc gia về chính phủ điện tử họp lần thứ nhất, tham gia
có nhiều ông tai to mặt bự, các ông Bộ trưởng và ông Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc, chốt lại như thế này: Chính phủ mạnh tay trị ‘bệnh sợ minh bạch’.
Rồi
ông phân tích luôn rằng, sợ minh bạch nó không phải là căn bệnh của chính phủ
này. Một chính phủ lệ thuộc hoàn toàn vào thể chế chính trị. Thể chế chính trị
độc tài độc đảng không có chỗ cho minh bạch. Chính sách không được minh bạch của
thể chế được áp dụng triệt để. Có nghĩa là nó giống như được đưa vào máu rồi di
truyền mầm mống và phát triển. Nếu minh bạch thì chính phủ, thể chế này đã sụp
đổ từ lâu, chứ đâu còn bệnh tật để họ sợ.
Chứng
minh vài vụ gần nhất về chuyện sợ “minh bạch” của thể chế. Chẳng hạn như, vụ
ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa qua đời. Chuyện bệnh tật của ông Quang đã
được đồn đoán, bàn tán râm ran, tiên lượng về thời gian ông ta còn sống từ hơn
một năm nay. Thế nhưng, không hề có một thông tin nào từ những người có thẩm
quyền đưa ra.
Mặc
cho những lời đồn đoán gây hoang mang, xáo trộn, như lời đồn rằng ông bị đầu độc
từ khi đi thăm Trung Quốc trở về, thế nhưng chính quyền vẫn chọn sự im lặng. Để
rồi sau khi ông chết, chính quyền nói rằng ông ta chết vì bị… virus “lạ”, chứ
không phải bị bọn “lạ” giết. Nó từa tựa như những con tàu “lạ” của nước “lạ” ở
ngoài khơi đâm, cướp tàu đánh bắt cá của ngư dân nước ta.
Trong
dân chúng cũng đang râm ran đồn đoán về cái chết cùng ngày với ông Quang là của
ông Đỗ Mười, cựu Tổng bí thư đảng. Cũng không hề có một thông tin gì cả về sự
kiện được cho là trùng tang này.
Lúc
còn sống, khi ông Quang đi tiếp xúc cử tri TP.HCM, thì ngày 19.6, hầu hết các
báo trong đó có báo Tuổi Trẻ đưa tin, ông
Quang “đồng ý rằng cần luật biểu tình”, và “sẽ báo cáo Quốc hội về nội
dung này”. Tuy nhiên không bao lâu sau thì ông Quang bị “bịt miệng”, các báo đồng
loạt sửa hoặc xóa bài.
Một
trong hai lý do báo Tuổi Trẻ bị đình bản là do sự cố này. Người ta trớ rằng,
báo Tuổi Trẻ nhét chữ vào mồm ông Quang. Nhưng có người bảo rằng, dù có ăn gan
hùm mật gấu, báo Tuổi Trẻ cũng không dám gan đến mức nhét chữ vào mồm Chủ tịch
nước. Không được minh bạch, thì phải “bịt miệng”, đó là “nghề” của thể chế này.
Vụ
“bịt miệng” mới nhất cũng là “bịt miệng” một cán bộ cao cấp, dân gian gọi là một
trong “tứ trụ triều đình”, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Bà ta vừa
phát biểu ở kỳ họp thường niên của Quốc hội: “Xem lại thông tư cho sử dụng nhân
dân tệ ở biên giới”. Tin được đăng trên báo Thanh Niên Online, ngay sau đó báo
phải sửa lại tức thì. Xin mời xem hình chụp dưới đây:
Ảnh chụp màn hình bài
báo Thanh Niên, trước (trái) và sau khi Chủ tịch QH bị kiểm duyệt.
Và
chỉ mới ngày hôm 21/9, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến chủ trì cuộc họp
xin lỗi người dân Thủ Thiêm, những sai phạm rành rành ra đó, nhưng ông ta vẫn bảo
vệ cán bộ: “Chúng tôi không thể nói ngay, tùy tiện công khai vì liên quan đến
cán bộ, con người nên phải đầy đủ cơ sở, chứng cứ”.
Ngược
thời gian, trở về thập niên 1990, Hiệp ước Thành đô được ký kết giữa đảng Cộng
sản Việt Nam với đảng Cộng sản Trung Quốc. Dân chúng nghi ngại đây là hiệp ước
dẫn tới sự lệ thuộc hoàn toàn của nước ta vào Trung Quốc. Một số người còn cho
rằng, đây là hiệp ước bán nước. Nghi ngờ về sự mất nước, lo âu về sự tồn vong của
dân tộc của dân chúng, đâu phải không có cơ sở. Thế nhưng, đảng Cộng sản Việt
Nam cho tới giờ phút này vẫn giữ kín bưng, không hé lộ một chút thông tin nào về
điều này.
Một
trong những ông tổ của thể chế để lại điều răn: “Học, học nữa, học mãi”. Những
cán bộ lãnh đạo CSVN học hỏi câu này, nhưng không phải học điều hay lẽ phải. Họ
học rất giỏi những điều xằng bậy, áp dụng rất giỏi những điều dối trá. Một
trong những điều đó là, nói nhiều chứ không làm, nói khánh nói tướng mà dân
gian gọi là “nổ”. “Nổ, nổ nữa, nổ mãi” để tiếp tục “lừa, lừa nữa, lừa mãi”.
Họ
chỉ chăm chăm bảo vệ thể chế, tức là bảo vệ lợi ích riêng của họ, bằng cách tiếp
tục lừa dân hết lần này tới lần khác.
No comments:
Post a Comment