Sáng 25/9 tôi nghe thông tin danh sách ban lễ tang (
BLT ) ông Trần Đại Quang gồm 46 người. Sao đông thế. Ngạc nhiên quá . Nhưng rồi
sáng ngày 26, nghe lại, chỉ còn 37 người. Thế là 9 người trong danh sách ban đầu
đã bị loại. Trưởng BLT là ông Nguyễn Phú Trọng. Trong lễ tang được nghe giới
thiệu ông Phó thủ tướng Trương Hòa Bình ( xếp thứ 10 trong danh sách ) là trưởng
ban tổ chức lễ tang. Có người hỏi, BLT làm gì mà cần đến nhiều người như vậy và
tang chủ tịch nước mà quyền chủ tịch Đặng Thị Ngọc Thịnh được xếp thứ 17. Tôi không
tìm thấy tên người ký quyết định thành lập, chỉ đoán được ý đồ coi thường vai
trò Quyền Chủ tịch nước.
Tôi đã nhiều lần tham gia BLT ở cơ quan công tác.
Thông thường ban chỉ gồm 5 người. Mỗi người đều có nhiệm vụ rõ ràng.Tôi thường
được phân công viết và đọc điếu văn. Cứ mỗi lần như vậy tôi đã dồn tâm huyết viết
những bài điếu văn với tình cảm chân thành, tránh ngôn từ sáo vẹt, khi đọc lên
làm xúc động lòng người. ( Những lời sáo vẹt như là : ông/ bà … đã được người
này tận tình cứu chữa, người kia hết lòng chăm sóc nhưng tuổi cao, bệnh năng….,
có biết đâu là họ đã tận số Trời, rằng ông/ bà mất đi, người này mất thứ này,
người kia mất thứ nọ…, có biết đâu cũng có lắm kẻ mừng…)
Gần đây, khi về quê, tôi dự khá nhiều đám tang ở Phường,
Xã. Mỗi đám như vậy có BLT trên chục người. Tôi gặp người bạn, chủ tịch Hội người
cao tuổi, có tên trong nhiều BLT, hỏi rằng bạn thường được phân công làm gì và
có vất vả lắm không. Câu trả lời làm tôi khá ngạc nhiên, rằng người ta cứ ghi
tên và chức vụ của ông vào danh sách chứ ông chẳng phải làm gì, cũng chẳng phải
họp hành , ngay cả việc tham dự đám tang cũng không nhất thiết. Tôi hỏi, thế lập
ban cho đông người mà làm gì. Câu trả lời là đông người cho oai. Người chức sắc
càng cao, BLT càng cần có đông người. Lập một danh sách, cần nhiều cái tên và
chức vụ chứ không cần việc làm của họ. Làm việc cụ thể gồm nhiều người không có
tên trong danh sách BLT.
À thì ra vậy. Ở địa phương làm thế và chắc là ở
trung ương càng thế. Lập ra một ban nhiều vị, nhưng thực sự hoạt động chỉ cần
dăm bảy người mà thôi. Những người khác liệu có phải là hữu danh vô thực.
Tôi hỏi ông bạn, rằng có tên trong BLT, không phải làm gì, nhưng có được chút lợi nào không. Câu trả lời là có. Thường sau đám tang, ủy viên BLT đều nhận được phong bì cám ơn. Độ dày của phong bì tùy khả năng tang chủ. Đó là ở nhà quê. Không biết ở trung ương các ủy viên BLT có nhận được gì không. Nếu có gì thì cũng đáng chia buồn với 9 vị đã có tên trong ban lễ tang váo ngày 25, nhưng cuối cùng bị loại. Chắc người ta cho rằng ban tang lễ của ông Quang không được quá 37 người. Nhân đây xin kể, BLT ông Võ Chí Công, nguyên Chủ tịch nước gồm 32 người, BLT các ông cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải 33 người, BLT Đại tướng Võ Nguyên Giáp 30 người.
Trước đây cụ Nguyễn Khuyến di chúc cho con cháu làm
đám tang với nhiều không : Không dùng đồ tốt khâm liệm; Không làm cỗ to; Không
làm văn tế; Không dùng trướng, đối bằng gấm vóc; Không viết giấy mời người dự
tang lễ; Không dựng Minh tinh; Không mời quan đề chủ; Không nhận đồ phúng viếng;
Không khắc bia kể công trạng (Đề vào mấy chữ trên bia/ Rằng quan nhà Nguyễn cáo
về đã lâu). Gần đây Mạc Văn Trang công bố lời “ Dặn trước” cho con cháu, rằng
khi chết đem hỏa táng để tiết kiệm đất chôn, không xây lăng mộ, nếu chẳng may
còn lại nhiều tiền của thì đem làm cầu ở vùng núi cho trẻ con khỏi liều chết vượt
sông đi học. Tôi biết có nhiều người đã dặn con cháu những điều tương tự như Mạc
tiên sinh.
Lập một BLT cho thật hoành tráng, gồm nhiều người,
phải chăng là sự cần thiết hay chỉ là bệnh phô trương hình thức của những người
và tổ chức thiếu tự tin, quá coi trọng những thứ nhảm nhí.
-------------------------
THAM KHẢO
Đám tang Trần Đại Quang: Nên tin hay
không?
Đỗ Thành Nhân...
*
VỀ QUYỀN CHỦ TỊCH NƯỚC
Tôi vừa nhận được câu hỏi về thông báo số
317/TB-UBTVQH, ngày 23/9/2018 do bà Kim Ngân ký. Căn cứ vào : 1- Hiến pháp; 2-
Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13; 3-Kết luận của Bộ chính trị về việc phân
công ủy viên TƯĐ giữ quyền chủ tịch nước,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trân trọng thông báo:
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch Nước giữ quyền Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch Nước mới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trân trọng thông báo:
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch Nước giữ quyền Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch Nước mới.
...Đọc tiếp
*
THAM KHẢO
Vì SAO CHỦ TỊCH TRẦN ĐẠI QUANG QUA ĐỜI
Ngọc Thu ( Báo Tiếng Dân, ngày 21/9/2018)
Ngọc Thu ( Báo Tiếng Dân, ngày 21/9/2018)
...Đọc tiếp
No comments:
Post a Comment