Đằng-Giao/Người
Việt
September 22, 2018
SACRAMENTO,
California (NV) – Hôm Thứ Bảy, 22 Tháng Chín, 2018, Thống Đốc
California Jerry Brown ký ban hành Đạo Luật SB 895 của Thượng Nghị Sĩ Janet
Nguyễn.
Thượng Nghị Sĩ Janet phát biểu tại buổi điều trần ở Ủy
Ban Chuẩn Chi Hạ Viện hôm Thứ Tư, 15 Tháng Tám. (Hình: Văn Phòng Thượng Nghị Sĩ
Janet Nguyễn cung cấp)
Đây là thắng lợi lớn lao và có ý nghĩa sâu xa của bà
Janet cũng như của cộng đồng gốc Việt tị nạn Cộng Sản ở khắp nơi trên thế giới.
Trước khi đến tay Thống Đốc Brown, Dự Luật 895 đã được
rất đông dân biểu tại Quốc Hội California nhiệt tình ủng hộ.
Nói với phóng viên nhật báo Người Việt, Thượng Nghị
Sĩ Janet Nguyễn cho biết: “Sau bao nhiêu khó khăn và trở ngại, tôi hết sức mừng
rỡ khi lịch sử người Việt tị nạn cũng như những nạn nhân chiến tranh của chúng
ta không bị chìm vào quên lãng.”
“Đây là bằng chứng hùng hồn về sức mạnh của cộng đồng
chúng ta,” bà nói tiếp.
Phải nói, trong nỗ lực bảo vệ lịch sử QLVNCH cho người
gốc Việt thuộc thế hệ kế tiếp tại California, bà Janet đã bỏ ra rất nhiều công
sức trong nhiều năm để vận động cho đạo luật này.
Đạo Luật SB 895 đòi hỏi Ủy Ban Soạn Thảo Giảng Dạy phải
hoàn tất chương trình giáo dục từ lớp mẫu giáo đến 12 cho học sinh California
nhằm đưa những câu chuyện trung thực từ chính các nhân chứng chiến sĩ QLVNCH
cũng như những câu chuyện vượt biên của người tị nạn Việt Nam để các học sinh mọi
sắc dân có kiến thức về lịch sử cộng đồng gốc Việt.
Theo vị dân cử gốc Việt, Dự Luật SB895 đi đến đâu
cũng đều được các đồng viện thuộc lưỡng viện ủng hộ và xin được làm đồng tác giả
nên đạo luật này được nới rộng cho các sắc dân khác.
Do đó, nhờ SB 895 mà ngoài người Việt, người
Cambodia và người Hmong, đều được có chương trình giảng dạy về lịch sử cận đại
của họ.
“Ngoài việc lưu lại di sản lịch sử từ những câu chuyện có thật, những câu
chuyện của các chiến sĩ QLVNCH và người tị nạn gốc Việt sẽ được giảng dạy cho
các thế hệ tương lai,” bà Janet tuyên bố.
“Là tác giả của Dự Luật SB 895, và quan trọng hơn nữa là một người vượt
biển tị nạn, tôi hân hoan thông báo là tiểu bang California, qua việc ban hành
dự luật này, cho phép những câu chuyện từ kinh nghiệm của chính các nhân chứng
chiến sĩ QLVNCH và người Việt tị nạn đã hy sinh trên đường tìm tự do phải được
giảng dạy tại học đường,” bà cho biết.
Dự Luật SB 895 được đệ trình vào Tháng Giêng, 2018,
đòi hỏi Ủy Ban Soạn Thảo Giảng Dạy (IQC) thiết lập và đề nghị Hội Đồng Giáo Dục
Tiểu Bang một mô hình giảng dạy về kinh nghiệm trung thực của các Chiến Sĩ
QLVNCH, Bộ Nhân, và Thuyền Nhân.
Đông đảo đồng hương ở Little Saigon và người gốc Việt
ở khắp nơi đến ủng hộ Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn tại buổi điều trần ở Ủy Ban
Chuẩn Chi Hạ Viện. (Hình: Văn Phòng Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn cung cấp)
Dư Luật SB 895 cũng được ban hành thiết lập thêm một
chương trình liên quan đến việc diệt chủng của người Cambodia, và lịch sử văn
hóa của người Hmong.
Bắt đầu từ ngày 22 Tháng Chín, 2018, đến ngày 31
Tháng Mười Hai, 2022, Ủy Ban Soạn Thảo Giảng Dạy sẽ hoàn tất và đệ trình một
chương trình giảng dạy cho Hội Đồng Giáo Dục California.
Sau đó, Hội Đồng Giáo Dục sẽ có đến ngày 31 Tháng
Ba, 2023 để chấp nhận, điều chỉnh, hoặc duyệt xét nội dung.
Bà Janet hồi tưởng: “Đạo Luật SB 895 khởi đầu từ năm 2017, khi tôi gặp và nói chuyện với Ủy
Ban Soạn Thảo Giảng Dạy để cập nhật các tài liệu giáo dục nhằm đưa những câu
chuyện về người tị nạn vào hệ thống giáo dục lớp mẫu giáo đến lớp 12. Tôi đã gặp
trở ngại vì họ không chấp thuận đề nghị này.”
“Vì vậy, cách duy nhất để tiến hành chương trình giảng dạy là qua tiến
trình lập pháp.”
Đó là lý do Dự Luật SB 895 ra đời.
Bà Janet nói: “Với
sự ủng hộ nhiệt tâm của cộng đồng người Việt khắp nơi, hơn 1,000 người đã đến
Sacramento bày tỏ sự ủng hộ Dự Luật SB 895 cũng như tại các buổi điều trần tại
các ủy ban. Ngoài ra, còn có hơn 17,000 chữ ký trên Bản Kiến Nghị. Chính nhờ sự
tích cự ủng hộ của cộng đồng người Việt khắp nơi mà Dự Luật SB 895 hiện nay đã
trở thành Đạo Luật, Chúng ta mãi mãi không quên rằng đây là sức mạnh của sự
đoàn kết và sức mạnh của tiếng nói của người Việt hải ngoại.”
“Đây là thắng lợi của tất cả chúng ta. Tôi xin cám ơn sự đóng góp nhiệt
tình của quý đồng hương trong thời gian qua,” bà nói với
phóng viên Người Việt.
Trong thời gian Ủy Ban Soạn Thảo Giảng Dạy thiết lập
mô hình cho chương trình giảng dạy, bà vẫn tiếp tục theo dõi để bảo đảm chương
trình được tiến hành một cách nhanh chóng chính đáng.
Trong tiến trình này, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn sẽ
cùng tham khảo với tất cả thầy cô cũng như các chuyên gia ngành giáo dục, các
chiến sĩ QLVNCH, các thân hào nhân sĩ, và toàn thể cộng đồng. (Đằng-Giao)
Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com
------------------------------------
Việt Báo
22/09/201815:42:00
(Garden Grove, CA) Trong sự đánh dấu một thời
điểm lịch sử đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại California, Thượng Nghị Sĩ
Janet Nguyễn hân hoan thông báo, Thống Đốc Jerry Brown vừa ký ban hành Đạo Luật
SB 895 thiết lập Chương Trình Giảng Dạy. Đạo luật này đòi hỏi Ủy Ban Soạn Thảo
Giảng Dạy thiết lập Chương Trình Giảng Dạy nhằm đưa những câu chuyện trung thực
từ chính các nhân chứng Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và kinh nghiệm của
người Tỵ Nạn Việt Nam, một chương trình cho người Cambodia, và một chương trình
cho người Hmong, tất cả sẽ được đưa vào chương trình giáo dục của toàn Tiểu
Bang California.
“Ngoài việc lưu lại di sản lịch sử của những câu chuyện từ thế hệ
này sang thế hệ khác, những câu chuyện của các Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa và người Tỵ Nạn của chúng ta sẽ được tất cả học sinh toàn Tiểu Bang
California học hỏi,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu. “Là tác giả của Đạo Luật SB 895 và quan trọng
hơn nữa là một người vượt biển tỵ nạn, tôi hân hoan là Tiểu Bang California qua
việc ban hành dự luật này và đã ghi nhận giá trị cũng như tầm quan trọng của
dự luật với câu chuyện kinh nghiệm trung thực của chính các nhân chứng Chiến
Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và người Ty Nạn Việt Nam phải hy sinh, chịu
đựng những khó khăn tưởng chừng không vượt qua được vì Tự Do.”
Dự Luật SB 895 được đệ trình vào Tháng Giêng, năm
2018, đòi hỏi Ủy Ban Soạn Thảo Giảng Dạy (IQC) thiết lập và đề nghị Hội Đồng
Giáo Dục Tiểu Bang chấp nhận một mô hình giảng dạy về kinh nghiệm trung thực của
các Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Nhân, và Thuyền Nhân. Dư Luật
SB 895 cũng đươc ban hành thiết lập thêm một chương trình liên quan đến việc diệt
chủng của người Cambodia, và lịch sử văn hóa của người Hmong. Hôm nay, Thống Đốc Brown đã ký
ban hành Đạo Luật SB 895, Uỷ Ban Soạn Thảo Giảng Dạy -IQC sẽ có đến ngày
31, Tháng Mười Hai, 2022 để thiết lập và đệ trình một Chương Trình Giảng Dạy
cho Hội Đồng Giáo Dục Tiểu Bang. Hội Đồng Giáo Dục Tiểu Bang sẽ có
thời gian đến ngày 31, Tháng Ba, 2023 để chấp nhận, điều chỉnh, hoặc duyệt xét
nội dung.
“Hành trình của Đạo Luật SB 895 khởi đầu từ năm 2017, khi tôi gặp và tiếp
chuyện với Uỷ Ban Soạn Thảo Giảng Dạy - IQC để cập nhật các tài liệu giáo dục
nhằm đưa những câu chuyện về người tỵ nạn vào trong hệ thống giáo dục lớp Mẫu
Giáo đến lớp 12 và tôi đã gặp trở ngại và họ không chấp thuận đề nghị. Vì
vậy, phương pháp để có thể tiến hành Chương Trình Giảng Dạy là qua lập pháp; vì
vậy, Dự Luật SB 895 được khởi đầu đệ trình,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu. “Với sự ủng hộ nhiệt tâm của cộng đồng người Việt khắp nơi, hơn1,000
người đã đến Thủ Phủ Sacramento bày tỏ sự ủng hộ đối với Đạo Luật SB 895, tại
các buổi điều trần tại các ủy ban, cùng với hơn 17,000 chữ ký trên Bản Kiến Nghị
ủng hộ. Chính nhờ sự tích cự ủng hộ của cộng đồng người Việt khắp nơi mà Dự Luật
SB 895 hiện nay đã trở thành đạo luật, và sẽ mãi mãi khắc ghi trong tâm của
chúng ta như là một nỗ lực đoàn kết, là sức mạnh tiếng nói của người Việt hải
ngoại.”
Trong thời gian Ủy Ban Soạn Thảo Giảng Dạy -IQC thiết
lập Chương Trình Giảng Dạy mô hình, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn sẽ tiếp tục
theo dỏi để bảo đảm chương trình được tiến hành một cách trung thực chính đáng.
Trong tiến trình này, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn sẽ cùng tham khảo với tất cả
quý Thầy Cô, quý chuyên gia ngành giáo dục, quý Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa, quý Thân, Hào, Nhân Sĩ, và toàn thể cộng đồng.
No comments:
Post a Comment