19/09/2018
Phó Chủ tịch TP Hà Nội, ông Ngô Văn Quý và lãnh đạo
Sở Y tế Hà Nội đến Bệnh viện Bạch Mai thăm bệnh nhân bị sốc ma túy. Bức ảnh này
đã bị kiểm duyệt, hiện bị gỡ bỏ khỏi các tờ báo mạng.
Một ông phó chủ tịch dẫn bầu đoàn thê tử đứng chắp
tay trước một bệnh nhân trong bệnh viện là một hình ảnh lố bịch. Lố bịch như hầu
hết những thái độ, hành động của một đám sâu bọ lên làm người. Tệ hơn nữa, lên
lãnh đạo người.
Nó lố bịch bởi vì cùng một lúc, hàng trăm ngàn người
bệnh nặng, thập tử nhất sinh, nằm la liệt trong sân, trong vườn, dưới gầm giường
tại các bệnh, không ai đoái hoài tới.
Nó lố bịch, bởi vì đại diện dân kéo một bầy tới thăm
nạn nhân một buổi trình diễn văn nghệ, trong khi đánh vỡ đầu, bể mặt những người
tham dự một buổi văn nghệ khác.
Đả kích cái lố bịch của một bọn làm “chính trị”,
đúng hơn là làm bẩn chính trị là chuyện dễ hiểu, nhưng từ đó, thoá mạ những người
nghiện ngập có cái gì bất nhẫn.
Thiếu nữ nằm trên giuờng bệnh chỉ là nạn nhân, bị
chúng nó dựng dậy, tặng tiền, chắp tay, mặt mũi rầu rĩ để chụp hình, quay phim.
Cũng như chúng dựng một người đang vật lộn với cái
chết dậy, trao bằng khen để chụp hình, quay phim.
Cũng như chúng cho công an ủi quần áo, chải đầu tóc
gọn gàng, bảnh bao, nhẩy xuống sông, sâu tới đầu gối, để quay phim chiến sĩ cứu
đàn bà lâm nạn.
Trên mạng, nhiều người chửi rủa thậm tệ, cầu trời
cho “bọn xì ke, ma tuý chết hết để khỏi làm bẩn xã hội”. Quên rằng cái làm bẩn
xã hội, khiến cả một thế hệ trẻ lao đầu vào rượu chè, ma túy là một chế độ thối
nát, bất nhân.
Nhiều người rơi vào ma túy, nghiện ngậm vì thất nghiệp,
vì đói khổ, và nhất là vì không có một chút hy vọng gì ở tương lai. Thực tại
khó khăn có thể vượt qua, nhưng tương lai mù mịt, đen tối, vô vọng dẫn tới những
chọn lựa tuyệt vọng.
Tại bất cứ xã hội văn minh nào, người ta tìm hiểu,
tìm cách giúp đỡ để những người nghiện ngập ra khỏi địa ngục. Đó là một ưu tiên
quốc gia. Việt Nam, như tất cả các nước độc tài, không có một chính sách gì.
Trái lại, chế độ khuyến khích, hay ít nhất để tự do cho lớp trẻ tự hủy, để tạo
một thế hệ bạc nhược.
Chế độ độc tài sinh ra trên rác rưởi, tồn tại trên sự
bạc nhược của người dân. Bạc nhược thể xác, bạc nhược tinh thần.
Khi người nghiện ngập tạo một hình ảnh nhơ nhuốc cho
chế độ, người ta bắt nhốt, tập trung những nạn nhân. Không phải để giúp đỡ, để
chữa trị, nhưng để hành hạ dã man. Vụ nổi loạn gần đây của những trại tập trung
người nghiện ngập là một bằng chứng.
Thay vì thoá mạ độc ác, hãy nghĩ những người nghiện
ngập cũng chỉ là nạn nhân như mình. Thân phận còn bi đát hơn mình. Đừng lẫn lộn
nạn nhân với thủ phạm. Đừng trút hết cái căm hờn, cái giận dữ trên đầu người yếu
hơn mình, khổ hơn mình. (1)
( 1 ) ‘’ Khâu đít chuột ‘’ ( trên tuthuc-paris-blog.com )
: tại sao nạn nhân cấu xé nhau trong một chế độ độc tài
------------------------------------------
Người dân lương thiện nặng lòng với vận nước hưng
vong, chỉ đơn độc, lặng thầm và ôn hòa bộc lộ chính kiến trên Facebook và tham
gia biểu tình đòi giữ gìn môi trường trong lành của đất nước thì bị tòa án nhà
nước cộng sản kết tội lật đổ chính quyền nhân dân và bị kết án 14 năm tù dù
không có bất cứ bằng chứng nào về tội lật đổ.
Cả một đám thanh niên hư hỏng xài ma túy bị ngất xỉu
phải đưa vào bệnh viện cấp cứu thì lập tức phó chủ tịch Hà Nội kéo cả bộ sậu một
đám giám đốc sở, giám đốc Y tế, giám đốc Lao động Thương binh Xã hội vội vã đến
bệnh viện, vồ vập, ân cần, trìu mến thăm hỏi.
Đứng trước tuổi trẻ bệnh hoạn ma túy, đám quan chức
cộng sản khép nép cung kính như đứng trước những anh hùng thời đại Hồ Chí Minh
rực rỡ rồi tay nâng phong bì, thân thiết kính tặng tiền, khuyến khích lớp trẻ cứ
ném tuổi trẻ huy hoàng vào ma túy.
Hình :
Cứ ma túy đi, đừng đòi dân chủ, nhân quyền.
Cứ ma túy đi, đừng quan tâm đến biển Đông của tổ
tiên ta đang bị giặc Tầu chiếm đoạt, đang hàng ngày bắn giết dân ta đánh cá
trên biển của ta.
Cứ ma túy đi, đừng bận tậm đến tâm hồn Tàu, tư tưởng
nô lệ Tàu đang sai khiến quan chức nhà nước cộng sản.
Cứ ma túy đi, đừng lo ngại hàng hóa Tàu đang giết chết
nền kinh tế Việt Nam, đang đầu độc con người Việt Nam.
Cứ ma túy đi, đừng băn khoăn gì về lũ giặc Tàu đang ồ
ạt đổ vào nước ta, đang làm chủ nhiểu vùng lãnh thổ đất nước ta, đang nghênh
ngang mặc áo in hình lưỡi bò đi trên đường phố ta.
Cứ ma túy đi hỡi tuổi trẻ anh hùng của thời đại Hồ
Chí Minh rực rỡ.
Tuổi trẻ cứ say ma túy đi để nhà nước cộng sản rảnh
tay đưa cả giống nòi Việt Nam vào nô lệ Tàu Cộng.
Một chính quyền quái gở của lịch sử Việt Nam.
19.09.2018
------------------------------------
Một lễ hội âm nhạc cho giới trẻ mà có 7 nhân mạng ở
tuổi mơn mởn ra đi vì lý do dùng ma tuý, thuốc lắc, đó là một thảm hoạ. Nhưng
chuyến thăm của Phó Chủ tịch Hà Nội Ngô Văn Quý đến các cháu “đập/ cắn/ ngáo
đá” may mắn còn giữ được mạng, là một thảm hoạ khác về xử lý khủng hoảng, khiến
người ta cười ra nước mắt.
Ông Phó Thị trưởng hẳn hồi đi học hay chép trộm bài
của bạn. Sở dĩ nghi rằng ông có thói quen chép trộm bài của bạn vì hành động lười
tư duy của ông “tố” chính chủ.
Có lẽ, trước đến nay, hễ có sự cố gì là lãnh đạo đến
uý lạo người bị hại. Việc này trong quản trị khủng hoảng, người ta gọi là thủ
pháp “Supportive Rituals” (tạm dịch: những lễ nghi tương trợ) để góp phần giải
quyết khủng hoảng. Thứ nhất, đảm bảo duy trì tính chính danh của chính quyền: Ý
là, à, sự cố dù lớn mấy cũng có chính quyền đây. Thứ hai, vừa mang tính uý lạo
tinh thần đám đông, chính nghĩa luôn được ủng hộ và giành phần thắng. Một mặt
khác của việc “đến thăm” là góp phần làm cho hình ảnh của chính trị gia và
chính quyền (ở đây là Thủ đô) được đánh bóng, kiểu chúng tôi đây là vì dân lắm.
Những “supportive rituals” này thường mang tính lan
toả, và là “tấm gương dẫn đạo”.
Ông Phó Thị trưởng “luộc nguyên con”, “chép nguyên
bài”, mà không hiểu sâu xa mô tê về ý nghĩa của các lễ nghi tương trợ
(supportive rituals), làm cho việc giải quyết khủng hoảng trở nên tệ đi.
Vậy cách giải quyết đúng trong trường hợp trên là
gì?
(1) Chính quyền thành phố họp báo ngay lập tức công
bố điều gì đã và đang diễn ra, nỗ lực của thành phố hiện tại là…
(2) Thay vì đến thăm các “thanh niên đập đá tích cực”,
thì ngay lập tức áp dụng bài “Chiếc đầu Vương Hậu” – lôi ai đó ra chịu trách
nhiệm, vì 7 người chết không phải là chuyện nhỏ. Trong trường hợp này, Vương Hậu
có thể là Chủ tịch quận Tây Hồ (nơi diễn ra sự kiện), hoặc Giám đốc hoặc Phó
Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao Du lịch Hà Nội (nơi cấp phép).
(Bạn trẻ nào muốn biết chiêu “Chiếc đầu Vương Hậu”
xin đọc lại câu chuyện Tào Tháo xử lý chuyện hết kho lương, trong Tam Quốc
Chí).
(3) Thay đổi về mặt chính sách (a) quản lý và kiểm
soát chất ma tuý, (b) các sự kiện biểu diễn thu hút đông người, theo hướng cấp
tiến, sáng tạo. (Muốn được khen thì phải nhấn ở điểm này. Đây là thấy “cơ”
trong “nguy” để ghi điểm, và nâng cao hiệu quả quản trị xã hội trên địa bàn).
Chứ không phải không quản được thì cấm. “Cấm” trong trường hợp này là hành vi bất
lực về năng lực chính sách, lúc đó sẽ bị chê trách hơn.
Tóm lại là, không nên dùng những lãnh đạo có thói
quen “chép bài” hồi đi học, não để làm hàng, sẽ tác dụng ngược.
No comments:
Post a Comment