Thanh Hà – RFI
Đăng ngày 11-09-2018
Tổng
thư ký Liên Hiệp Quốc Anotnio Guterres ngày 10/09/2018 kêu gọi xã hội dân sự,
các doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo trên thế giới "cấp bách hành động
vì môi trường". Đây là "thách thức lớn nhất của nhân loại".
Lời kêu gọi này được đưa ra ba ngày trước hội nghị quốc tế về khí hậu mở ra tại
San Francisco, Hoa Kỳ.
Thông tín viên Marie Bourreau từ trụ sở Liên Hiệp Quốc
cho biết thêm:
"Ba tháng trước hội nghị quốc tế về môi trường
COP24 ở Ba Lan, Antonio Guterres muốn thúc đẩy việc thực thi thỏa thuận khí hậu
Paris, giữ cho nhiệt độ của Trái Đất không tăng quá 2°C. Theo giới khoa học, do
thiếu quyết tâm Trái Đất sẽ nóng thêm đến 3°C (từ nay đến cuối thế kỷ).
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tuyên bố: nếu không thay
đổi lộ trình trước năm 2020, chúng ta có nguy cơ lỡ hẹn với một thời điểm, để
có thể còn tránh được hiện tượng biến đổi khí hậu, gây ra những hậu quả mà
chúng ta không thể kiểm soát được, và kèm theo đó là những hậu quả vô cùng tai
hại cho con người và môi trường thiên nhiên đang nuôi sống chúng ta.
Ông Guterres ghi nhận đã có những tiến bộ trong mục
tiêu giảm lượng khí thải carbon. Dù vậy 85 % khu vực sản xuất vẫn cần đến các
loại năng lượng hóa thạch. Tiến trình chuyển đổi năng lượng, hướng tới năng lượng
tái tạo còn xa vời.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói tiếp: Ngay cả sau thỏa
thuận về khí hậu Paris, đến nay, điều chúng ta vẫn còn luôn luôn thiếu là vai
trò lãnh đạo, hiểu được sự cấp bách và một sự dấn thân thực sự để có được một
giải pháp đa phương mang tính quyết định. Ông Guterres cho rằng cần phá vỡ cái
vòng luẩn quẩn tê liệt để nhanh chóng chuyển hướng sang một nền kinh tế xanh, bởi
như ông kết luận, chúng ta đang đứng bên bờ vực thẳm.
------------------------------
Đăng
Nguyễn - Sputnik
Thứ Ba, ngày 14/08/2018 14:55 PM (GMT+7)
Mô
hình máy tính phân tích dự đoán thế giới đối mặt với thảm họa ngay năm 2040 và
đã bắt đầu có những dấu hiệu cho thấy dự đoán trên là chính xác.
Theo Sputnik, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ
Massachusetts (MIT) năm 1973 đã tạo mô hình ổn định toàn cầu.
Mô hình máy tính dự đoán “nền văn minh nhân loại mà
chúng ta thường biết” tuyệt diệt vào năm 2040 với những dấu hiệu quan trọng xảy
đến ngay trong năm 2020, tức là chỉ còn 2 năm nữa.
Máy tính dự đoán sự bùng nổ dân số và ô nhiễm gia
tăng khiến dân số thế giới bước vào chu kỳ sụt giảm mạnh.
“Nếu chúng ta khoanh tay đứng nhìn, chất lượng sống
sẽ giảm xuống con số 0. Ô nhiễm sẽ trở nên nghiêm trọng đến mức đe dọa sự sống
con người, làm số dân thế giới giảm mạnh, ít hơn dân số năm 1900”, tờ Express dẫn
nguồn tin từ chương trình nghiên cứu nói.
“Ở giai đoạn đó, vào khoảng năm 2040-2050, nền văn
minh nhân loại mà chúng ta biết trên Trái đất sẽ không còn tồn tại”.
Các nhà khoa
học ước tính dân số thế giới vào năm 1900 vào khoảng 1,6 tỉ người. Trong khi
đó, dân số thế giới năm 2018 lên tới 7,6 tỉ người. Liên Hợp Quốc ước tính dân số thế giới hoàn toàn có thể tăng lên 9 tỉ
người vào năm 2040 nếu điều kiện thuận lợi.
Thời điểm đánh dấu sự thay đổi mà mô hình máy tính dự
đoán là vào năm 2020. “Ở thời điểm đó, điều kiện sống trên Trái đất sẽ trở nên
khắc nghiệt”, ABC News cho biết. Sau đó, chất lượng sống sẽ ngày càng sụt giảm
như dự đoán.
Một số yếu tố được đánh giá trong mô hình máy tính
như chất lượng sống và sự sụt giảm các nguồn tài nguyên quan trọng trên thực tế
đang trở thành sự thật.
Một nghiên cứu ở Anh năm 2015 cho thấy nguồn cung cấp
lương thực toàn cầu sẽ giảm mạnh trong vòng nhiều thập niên tới do “sự bất ổn
chính trị leo thang”.
Thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn sẽ tạo sức ép lớn
đối với lương thực và nguồn nước, nguồn tin cho biết. “Ước tính hai phần ba dân số thế giới có thể phải sống trong điều kiện
thiếu nước vào năm 2025. Giá lương thực leo thang và tình hình chính trị bất ổn
cũng làm trầm trọng thêm tình hình, gây tác động xấu đến nền kinh tế và xã hội
toàn cầu”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng dự đoán về sự biến
đổi lớn năm 2020 và 2040. Nhưng đó là việc một phần năm dân số ở các quốc gia
giàu nhất thế giới sẽ đến tuổi nghỉ hưu vào năm 2020. Đến năm 2040, các thành
viên trẻ nhất trong giai đoạn bùng nổ dân số sẽ bước sang tuổi 85.
Những người giàu ở các nước giàu sẽ ngày càng nhiều
hơn vì sự phát triển của y tế. Điều này gây tổn thất một lượng lớn tài nguyên
xã hội và tỷ lệ người trong độ tuổi lao động sẽ ngày càng giảm, trong khi người
già cần đến sự chăm sóc y tế và xã hội đặc biệt.
No comments:
Post a Comment