RFA
2018-09-06
2018-09-06
Chính phủ Hà Nội tiếp
tục nhân danh ‘lòng yêu nước’ kêu gọi những người gốc Việt có tài trên thế giới
về đóng góp cho tổ quốc. Suốt nhiều năm qua, từng có những vị ở nước ngoài cho
biết, họ vì lòng yêu quê hương mà sẵn sàng về làm việc, đóng góp giúp Việt Nam
phát triển. Thực tế ra sao?
Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học trẻ
người Việt ở nước ngoài về nước tham dự Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới
sáng tạo Việt Nam hôm 19/8/2018, tại Hà Nội. Courtesy chinhphu.vn
Lại
chuyện hình thức
Trong
những ngày cuối tháng 8 vừa qua, tại Hà Nội diễn ra sự kiện được báo chí trong
nước loan tin rộng rãi mang tên “Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018”. Tham gia sự
kiện ngoài các nhà khoa học trong nước, có hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia
công nghệ là người Việt đang học tập và làm việc ở nước ngoài được mời.
Mục
tiêu theo thông tin từ Chính phủ Việt Nam là nhằm huy động tối đa nguồn lực chất
xám, đặc biệt là từ các chuyên gia người Việt được đào tạo và làm việc lâu năm
tại nước ngoài, trở về giúp xây dựng và phát triển đất nước.
Từ
Đà Nẵng, nhà báo Trương
Duy Nhất đưa nhận xét liên quan chương trình này:
“Trong
mọi ngành thì các cuộc gặp gỡ kêu gọi các người tài ở khắp nơi về nó chỉ mang
tính hình thức thôi. Người ta hay nói đùa, như trong bài viết của Anh Dương Ngọc
Thái là một chuyên gia người Việt trẻ ở Thung lũng Silicon có về Việt Nam tham
dự, thì có thể hiểu là buổi lễ chủ yếu để phát danh thiếp, chụp hình với thủ tướng,
tặng quà là cây viết thủ tướng… thế thôi. Tôi nghĩ nếu mà để lắng nghe hiến kế
của những người tài, thậm chí những ý kiến trái chiều một tí để đóng góp thì nó
rất hy hữu.”
Nhân
danh ‘lòng yêu nước’
Phát
biểu tại buổi lễ công bố chương trình “Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt
Nam 2018”, ông Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Việt Nam, cho rằng “tình yêu Tổ quốc ở
mỗi người thể hiện bằng những hành động cụ thể, những góc độ khác nhau, song
hơn hết là làm sao để đưa đất nước phát triển.”
Lễ
công bố chương trình “Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018” - Viet
Nam Innovation Network hôm 19/8/2018, tại Hà Nội.Courtesy chinhphu.vn
Cùng
thời điểm này, báo chí do nhà cầm quyền Việt Nam quản lý, cũng đưa lên nhiều
bài viết cho rằng, kêu gọi người tài sống ở nước ngoài trở về đóng góp, nên bắt
đầu từ lòng yêu nước.
Giáo sư Phạm Minh Hoàng, từng giảng dạy tại
Đại học Bách Khoa Sài Gòn và bị kết án tù với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền Việt Nam’ rồi bị trục xuất đi Pháp, chia sẻ suy nghĩ của ông về kêu
gọi trí thức nước ngoài hãy vì lòng yêu quê hương về nước đóng góp:
“Tôi
cũng không ngạc nhiên, vì thật sự mà nói thì cái lời kêu gọi này tôi đã nghe từ
năm 1976 rồi. Tôi thấy nó buồn cười, bởi vì thật sự mà nói những người tài
trong nước cũng không phải là ít. Tôi đã có cơ hội làm việc ở trong nước 20
năm, tôi có tiếp xúc với các thầy cô cũng như các sinh viên, tôi thấy họ rất là
giỏi và có lòng với đất nước. Với cái số lượng người như thế, chất lượng như thế
thì tôi nghĩ cũng đã đủ sức để đóng góp xây dựng đất nước. Vậy mà bốn mươi mấy
năm rồi, sau khi bom đạn chấm dứt, đất nước thống nhất. Vậy mà bây giờ đất nước
chúng ta, tôi xin xài cái chữ là ‘lẹt đẹt’ trong những nước chậm phát triển.”
Theo
Giáo sư Phạm Minh Hoàng, chính quyền Việt Nam không cần phải kêu gọi những người
ở hải ngoại yêu nước trở về, khi mà điều kiện cho phép là họ về ngay. Theo ông,
người Việt hải ngoại lúc nào cũng suy nghĩ về đất nước và muốn đóng góp cho đất
nước, nhưng hoàn cảnh đất nước không cho phép họ làm như vậy.
‘Lòng
Yêu nước’ theo định hướng
Đối
với Tiến sĩ Nguyễn Quang A,
một nhà hoạt động có tiếng ở Việt Nam đồng thời cũng là Viện trưởng Viện Nghiên
Cứu Phát Triển Độc Lập IDS tự giải thể, thì lại cho rằng không cần nhân danh
‘lòng yêu nước’ mà cần tạo điều kiện và trọng dụng người tài thực sự:
“Tôi
nghĩ cái lòng yêu nước rất là khó xác định, cái việc cần làm là tạo điều kiện để
người người Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài, tức là các
nhà khoa học, họ làm việc một cách sáng tạo nhất. Điều kiện đó là gì, tức là họ
có thiết bị máy móc, họ được tự do làm việc và phải có thu nhập thỏa đáng. Tôi
nghĩ là với vài điều kiện tôi vừa nói thì dễ làm hơn nhiều so với cái gọi là
lòng yêu nước chung chung. Cái lòng yêu nước chung chung ấy bây giờ còn không
huy động được những người già nữa chứ đừng nói đến thế hệ trẻ. Mà cái lòng yêu
nước của họ lại đi ngược với tự do, cho nên tôi nghĩ nói như vậy là nói chơi
thôi chứ chẳng có tác dụng gì cả?”
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, sinh sống tại Bỉ, đã
và đang tham gia nhiều chương trình hợp tác tại Việt Nam, hiện đang có mặt tại
Việt Nam, đồng ý rằng lòng yêu nước là căn bản của người Việt Nam. Nhưng theo
ông, lòng yêu nước trong khuôn khổ quan điểm hiện nay của nhà nước Việt Nam thì
có sự lệch lạc. Cho nên ông cho rằng chính quyền Việt Nam dùng lòng yêu nước để
kêu gọi người tài thì không ổn. Ông nói tiếp:
“Phải
xuất phát từ quan điểm tất cả người Việt Nam đều có lòng yêu nước hết. Mà lòng
yêu nước đó là yêu quê hương, yêu xóm làng, yêu khóm tre, bụi trúc, yêu con đò
… yêu quê hương là yêu như vậy chứ không phải là yêu quan điểm chính trị. Cái điều lệch lạc là họ cho rằng phải đồng
ý với quan điểm chính trị của họ thì mới là yêu nước, đó là một sai lầm.
Tôi nghĩ nếu mà nghĩ như vậy để kêu gọi nhân tài về giúp nước, thì tôi e là hơi
khó.”
Theo
nhà báo Trương Duy Nhất, bây giờ mà kêu gọi trở về đóng góp bằng lòng yêu nước
thì không còn phù hợp, không nên và không đúng nữa. Bởi vì thực tế yêu nước thì
biết bao nhiêu người tài trong nước, biết bao nhiêu người Việt trong nước yêu
nước. Ông chia sẻ:
“Đất
nước này đâu thiếu người tài, gần 100 triệu dân Việt thì cũng không thiếu người
tài đâu, nhưng quan trọng là chính phủ sử dụng người tài như thế nào? Ví dụ một nhân vật có thể nói là
tài năng về mặt công nghệ như Anh Trần Huỳnh Duy Thức, chỉ vì những ý kiến đóng
góp mang đầy tính khoa học để xây dựng kinh tế và thể chế thì lại đang phải chịu
bản án 16 năm tù giam và Anh đang tuyệt thực trong tù. Ngay cả những người
bất đồng chính kiến, giới trí thức phản biện, hay ví dụ như chúng tôi là nhà
báo thôi, chúng tôi viết những bài báo phản biện, chúng tôi góp ý chân thành chứ
không chống đối, đả phá gì, nhưng mà chúng tôi vẫn bị bắt bỏ tù, kết án.”
Nhà
báo Trương Duy Nhất cho biết, khi có cơ hội được đi ra nước ngoài và được tiếp
xúc với nhiều tầng lớp trí thức, thì họ cho rằng nếu muốn kêu gọi trí thức trở
về, thì trước hết chính quyền Việt Nam phải cho thấy cách họ đối xử với người
trong nước như thế nào thì mới lấy được lòng tin của họ.
Riêng
đối với Giáo sư Phạm Minh Hoàng, thì điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải có
được tự do dân chủ, thì lúc đấy sự đóng góp mới hiệu quả và lâu bền.
-----------------------------
Mời xem thêm :
No comments:
Post a Comment