Matt
Welch -
New
York Times
Mai Hưng dịch
(VNTB)
“Đây là một cuộc tranh luận đạo đức. Đó là về vấn đề
chúng ta là ai” (“This is a moral debate. It is about who we are”.)
Đó không phải là thượng nghị sĩ – tù nhân chiến
tranh (POW) Jeremiah Denton dũng cảm kiên cường, người đầu tiên phát tín hiệu
cho tình báo quân sự Mỹ - bằng cách nhấp nháy các chữ cái “T-O-R-T-U-R-E” trong
bộ tín hiệu Morse trong một video tuyên truyền (của Bắc Việt) - rằng các tù
nhân chiến tranh ở miền Bắc Việt Nam đang bị đối xử trong sự vi phạm thô bạo
Công ước Geneva về tù nhân chiến tranh. (Jeremiah Denton, 1924 – 2014, Thượng
nghị sỹ Mỹ, đại diện cho bang Alabama từ năm 1981 – 1987. Cấp hàm cao nhất: Chuẩn
đô đốc Hải quân Mỹ. Vốn là phi công của Hải quân Mỹ, bị bắn rơi tại Bắc Việt
Nam ngày 18 tháng Bảy, 1965. Ngồi tù tại Hilton Hà Nội đến 1973. – Người dịch).
Mà đó chính là John McCain (1936 - 2018) – người mà đã lạnh lùng mang sự ngược
đãi đó vào từng phòng khách của các gia đình Hoa Kỳ, thông qua một cuộc phỏng vấn
trên giường bệnh đầy đau đớn được phát sóng bởi (hãng truyền hình) CBS News vào
mùa thu năm 1967.
John McCain tại một bệnh viện ở Hà nội, Bắc Việt,
1967. Ảnh: Agence France-Presse — Getty Images
Đôi mắt kinh hoàng nhướng cao như vượt ra khỏi đầu,
Thiếu tá McCain (cấp bậc lúc bị bắn rơi) nói năng một cách chật vật, trong một
sự đau đớn rõ ràng về thể chất, trong lúc cố gắng vật lộn để giữ cho đôi môi của
mình khỏi bị run rẩy. “Tôi chỉ muốn nói với vợ tôi”, cuối cùng ông nói, hầu như
cố giữ cho câu nói được liền lạc, “Tôi rồi sẽ ổn”. Lời báo trước không truyền
được cảm hứng cho sự tự tin.
Ngài McCain, người mà vừa mới qua đời ngày thứ Bảy,
25 tháng Tám, 2018, ở tuổi 81, đã dành cả hơn nửa thế kỷ để cố gắng nói với
chúng ta về sự tra tấn - rằng nó tạo ra những tin tức tình báo sai lạc, rằng “tất
cả mọi người đều có điểm bị gục ngã”, rằng các nhân viên quân sự có được niềm tự
hào đầy động lực từ nước Mỹ có các tiêu chuẩn đạo đức cao hơn hẳn so với các đối
thủ mất phẩm cách của nó (của các đối thủ của nước Mỹ). “Sự kháng cự cuối cùng
của bạn”, như ông viết trong cuốn sách mới nhất của ông, cuốn “Những đợt sóng
không ngừng nghỉ” (“The Restless Wave”), như thường lệ, được viết với Mark
Salter, “sự kháng cự mà bạn chịu đựng, sự kháng cự mà đã khiến cho nạn nhân (của
sự tra tấn) trở thành ngạo nghễ trước kẻ tra tấn, là niềm tin rằng các tâm thế
đã được đảo ngược, bạn sẽ không đối xử với họ như họ đã đối xử với bạn”.
Bài học đó đang mờ nhạt dần kể từ năm 2018, khi
không được quan tâm cả bởi một tổng thống tin rằng sự tra tấn “đang vận hành
hoàn hảo”, và bởi phạm vi phản kháng của những cựu quan chức an ninh quốc gia
mà sự trơ trẽn của họ đã dối trá về thực tế (tra tấn) này vẫn chưa dẫn tới một
sự giảm bớt đáng chú ý nào cả trong những cuốn sách được bán hoặc cả trong những
hợp đồng truyền hình cáp.
Khi Osama bin Laden “rốt cuộc cũng đã nhận được cái
số kiếp mà hắn ta xứng đáng nhận được, những kẻ xin lỗi (vì đã thực hiện hành
vi) tra tấn đã xuất hiện nhan nhản trong các chương trình truyền hình cáp và trên
báo chí khi cho rằng bin Laden sẽ không được tìm thấy nếu không có những thông
tin tình báo thu được thông qua việc sử dụng các kỹ thuật thẩm vấn nâng cao
(EIT = Enhanced Interrogation Technique”, Ngài McCain đã càu nhàu như vậy trong
cuốn “Những đợt sóng không ngừng nghỉ”. “Trong thực tế, phần lớn các khẳng định
của CIA rằng những việc thẩm vấn bằng bạo lực (tra tấn) những người bị bắt giữ
đã dẫn đến những manh mối quan trọng để giúp xác định nơi lẩn trốn của Bin
Laden đã bị phóng đại, đã gây hiểu nhầm, và trong một số trường hợp, là hoàn
toàn nhảm nhí”.
Với uy tín lớn lao của mình, Ngài McCain đã không chỉ
đưa ra những lời chỉ trích này đối với sự nhận thức muộn mằn chậm trễ tới bảy
năm, mà ngay cả trong thời gian thực tế, khi người Mỹ vẫn còn ngất ngây với vụ
đột kích tiêu diệt tên trùm khủng bố Bin Laden vốn được chờ đợi từ lâu. “Rốt cuộc,
điều này còn lớn lao hơn cả một cuộc tranh luận về những lợi lộc (vì đã trừ khử
được tên trùm khủng bố)”, ông viết vào thời điểm đó trên tờ Washington Post.
“Đây là một cuộc tranh luận đạo đức. Đó là về vấn đề chúng ta là ai”.
Phần lớn những gì chúng ta biết về việc sử dụng tra
tấn sau sự kiện ngày 11 tháng Chín của đất nước (Hoa Kỳ) là nhờ vào bản Báo cáo
tình báo dài 6.000 trang của Ủy ban chọn lọc Thượng viện trong năm 2014 về
Chương trình giam giữ và thẩm vấn của C.I.A. Tài liệu đó, trong đó chỉ có một bản
tóm tắt dài 525 trang được công bố, đã chi tiết hóa không chỉ mức độ gây tổn
thương tâm thần của các biện pháp tra tấn tàn bạo mà còn chi tiết hóa sự thờ ơ
quan liêu đối với hành vi tra tấn đối với những con người vô tội, và nỗ lực phối
hợp ở cấp độ tình báo cao cấp nhất để lừa dối về những hành vi sai trái của họ
đối với báo chí và thậm chí cả đối với tổng thống.
Chỉ có một thành viên của đảng Cộng hòa tại ủy ban
trên, bà Susan Collins – đại diện của bang Maine, là đã bỏ phiếu tán thành nó;
những người còn lại đã công bố một bản báo cáo khiêm tốn về những kết luận của
nó (ủy ban này). Ngài McCain là một tiếng nói cô đơn trong việc đảng Cộng hòa
đánh giá cao hành động này. “Bản báo cáo này củng cố tinh thần tự quản và cuối
cùng, tôi tin rằng, nó cũng củng cố an ninh và tầm vóc của nước Mỹ trên thế giới”,
ông đã nói như vậy tại đại sảnh Thượng viện Mỹ. Cuộc điều tra, như ông đã viết
trong cuốn sách của mình, “được tiến hành một cách chuyên nghiệp như bất kỳ một
cuộc điều tra nào mà tôi đã từng quan sát bởi một ủy ban của quốc hội”.
Còn đối với bộ phận mất phẩm chất ở phía chóp bu của
cộng đồng tình báo thì sao? Trong cuốn sách gần đây của mình, Ngài McCain đã cho
thấy một thái độ khinh thường đối với hàng loạt các cựu giám đốc C.I.A. - những
người mà vào những ngày này có thể đang hết sức phẫn nộ đối với sự thiếu tin cậy
của Tổng thống Trump (đối với cộng đồng tình báo Mỹ). “George Tenet, Porter
Goss và Michael Hayden đã lừa dối Nhà Trắng, Quốc hội và giám đốc tình báo quốc
gia về hiệu quả của chương trình này”, ông viết. Họ “dối trá về giá trị của những
thông tin tình báo thu thập được từ những người bị giam giữ bị lạm dụng (bị tra
tấn)”.
Những ủng hộ viên của đảng Cộng hòa mà nay quay sang
đối nghịch với Tổng thống Trump ngày nay thường xuyên gặp phải những lời chỉ
trích rằng họ đã không phản đối một cách tương xứng đối với các chính sách hoặc
các nhân sự của tổng thống. Nhưng một trong những hành động cuối cùng của Ngài
McCain trong tư cách là một thượng nghị sĩ là đã thúc giục các đồng nghiệp của
ông bỏ phiếu chống lại việc đề cử (bà) Gina Haspel làm giám đốc C.I.A. Vai trò
của bà này trong “việc giám sát việc sử dụng tra tấn của người Mỹ là gây lo ngại”,
ông viết từ giường bệnh của mình tại bang Arizona. “Việc bà ấy (Gina Haspel) từ
chối thừa nhận sự vô đạo đức của việc tra tấn không cho phép có đủ tiêu chuẩn
(để bổ nhiệm bà ấy)”.
Cuối cùng chỉ có hai thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa -
đồng nghiệp bang Arizona của Ngài McCain là Ngài Jeff Flake, và một nhân vật đối
kháng của Ngài McCain là Ngài Rand Paul - đại diện bang Kentucky - là đã nhìn
nhận rằng lý lẽ (của Ngài McCain) là có sức thuyết phục. Câu chuyện chống tra tấn
đã quá cũ.
Có một chút an ủi, nhẹ nhõm trong việc này nhờ có được
một lý do may mắn: Tổng thống Barack Obama đã cấm tra tấn ngay khi nhậm chức;
Quốc hội - dưới sự lãnh đạo của ông McCain - đã ra luật loại bỏ thực tế tra tấn
vào năm 2015; và Tòa án tối cao đã mở rộng ít nhất một số sự bảo vệ tư pháp đối
với những người bị tạm giam, tạm giữ tại Vịnh Guantánamo.
Tuy nhiên, vị tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ đã không
chấm dứt một thực tế gây tranh cãi của Washington về việc bí mật vận chuyển các
nghi phạm khủng bố sang các nước thứ ba, và “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” của Mỹ
(trong cụm từ đầy gợi cảm của nhà báo Jeremy Scahill) vẫn được tiến hành từ thời
George W. Bush cho tới thời Obama và rồi tới thời của Trump.
Nếu chúng ta đã học được một điều nào đó về bản chất
của chính quyền trong suốt chiều dài của cuộc đời của John McCain, thì đó là khả
năng hành xử không thể giải thích được. Chừng nào mà người dân Mỹ còn thờ ơ, vô
cảm trước sự vô đạo đức của việc bắt những con người vô phương tự vệ phải chịu
đựng những sự tàn ác có chủ ý, và chừng nào mà chính phủ của họ vẫn còn có thể
vận hành một cách không bị trừng phạt, thì bài học tốt nhất Ngài McCain sẽ vẫn
cần phải tiếp tục học lại.
*
Tác giả bài báo: Matt Welch – biên tập viên tự do của
(tạp chí) Lý trí (Reason) cũng đồng thời là tác giả của cuốn sách “McCain: Huyền
thoại về một con người độc lập”.
--------------------
Nguồn
:
By Matt
Welch -
New
York Times
Aug. 27, 2018
No comments:
Post a Comment