Hai từ khoá: (Bộ chính trị) “phân công” và (Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội) “thông báo“.
1.
Khi Chủ tịch nước qua đời, Phó Chủ tịch nước đương
nhiên nắm quyền Chủ tịch nước ngay lập tức theo đúng Hiến pháp. Nhưng rốt cuộc
phải chờ Bộ chính trị “phân công” mới được làm. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ
đóng vai trò của một anh mõ làng, đó là loan tin. Như vậy, Bộ chính trị cao hơn
Hiến pháp và cao hơn Quốc hội.
Chuyện này cũng chẳng có gì đặc biệt. Ai cũng biết rồi.
Cái đặc biệt là người ta không ngại ngần phô diễn nó ra và không ngại ngần đi
ngược lại với chính lời mình nói: “Đảng không làm thay chính quyền”.
Cái đặc biệt nữa là người ta làm một cái việc thừa
thãi. Hiến pháp đã quy định rõ là Phó Chủ tịch nước lên thay. Đó là cơ chế tự động,
không cần thêm bất kỳ động tác nào. Nhưng Bộ chính trị, không biết vì lý do gì,
vẫn làm, và còn công bố cho toàn dân biết là mình làm.
2.
Nơi đáng lẽ cần phải phát đi thông báo này là Văn
phòng Chủ tịch nước chứ không phải Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Đẹp nhất là bà Thịnh
làm lễ tuyên thệ ngay sau khi ông Quang chết, rồi tổ chức họp báo quốc tế để
thông báo. Việc này hết sức đơn giản, không cần phải chế độ dân chủ gì mới làm
được. Tuy nhiên, từ khi ông Quang chết đến nay đã hơn hai ngày, bà Thịnh và Văn
phòng Chủ tịch nước không có bất kỳ một lời nào với quốc dân.
—
Nói đến đây thì lại thêm một chuyện bên lề: kể từ
khi ông Quang chết, không có bất kỳ lãnh đạo Đảng và Nhà nước nào phát biểu điều
gì. Còn nhớ, một người nước ngoài là Thượng nghị sĩ John McCain chết ngày 25/8
thì ngày 27/8 cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim
Ngân và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã gửi điện chia buồn. Sự im lặng khi ông
Quang chết nói lên rất nhiều điều về cách hệ thống chính trị nước ta vận hành lẫn
văn hoá ứng xử giữa các lãnh đạo Đảng và Nhà nước với nhau.
No comments:
Post a Comment