18/09/2018
Bình Định: Tự thiêu phản
đối cưỡng chế nhà.
Cuối
cùng, cũng có nơi (Ủy ban nhân dân thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đề nghị
Tòa án Tối cao kháng nghị, hủy hai bản án dân sự (một của Tòa án thị xã Đồng
Xoài, một của Tòa án tỉnh Bình Phước), phân xử vụ tranh chấp đất giữa gia đình
ông Võ Chánh và ông Lê Quang Dinh (1).
Năm
1999, ông Chánh mua 48 mét vuông đất ở phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài để làm
nhà. Năm 2004, ông Chánh mua thêm 99 mét vuông nữa cũng từ chủ đất cũ để mở rộng
nhà. Năm 2009, chính quyền địa phương thu hồi 50/147 mét vuông đất của ông
Chánh để thực hiện dự án thoát nước. Diện tích mảnh đất có căn nhà mà vợ chồng
ông Chánh làm chủ còn 97 mét vuông.
Năm
2011, vợ chồng ông Lê Quang Dinh – mua mảnh đất cạnh nhà ông Chánh năm 2010, kiện
vợ chồng ông Chánh ra Tòa án thị xã Đồng Xoài, đòi quyền sử dụng 40/97 mét
vuông đất của ông Chánh. Vợ chồng ông Dinh trưng ra Giấy Chứng nhận quyền sử dụng
đất mà chính quyền địa phương cấp cho ông Huỳnh Thế Sang – chủ trước – chứng
minh cho yêu cầu của họ.
Năm
2014, khi xử sơ thẩm vụ kiện này, Tòa án thị xã Đồng Xoài xác định, ông Chánh
phải giao cho vợ chồng ông Sang 40 mét vuông đất mà vợ chồng ông Dinh đòi. Ông
Chánh kháng cáo. Năm 2015, khi xử phúc thẩm vụ kiện này, Tòa án tỉnh Bình Phước
tuyên y án sơ thẩm. Án phúc thẩm là chung thẩm. Vợ chồng ông Chánh hết cửa để
kêu oan…
Ngày
26 tháng 7 năm 2015, ông Chánh sang nhà ông Dinh nói chuyện phải trái. Thất bại,
ông chém vợ chồng ông Dinh bị thương rồi dùng con dao ấy tự sát… Dù ông Chánh
dùng máu và mạng của chính mình để rửa oan và kêu oan nhưng vô ích. Chi cục Thi
hành án dân sự của thị xã Đồng Xoài vẫn tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất của gia
đình ông Chánh để thực thi các bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Vợ
ông Chánh kháng cự. Bà tuyên bố sẽ tự sát như chồng để bảo vệ tài sản của gia
đình, bảo vệ tương lai của con cái. Bất bình, dân chúng địa phương dọa sẽ làm
giặc nếu hệ thống công quyền tiếp tục giả mù, giả điếc, thực thi hai bản án mà
hệ thống tư pháp đã đổi trắng thành đen ngay giữa thanh thiên, bạch nhật…
Chuyện
cứ thế nhùng nhà, nhùng nhằng trong hai năm, tới tháng 9 năm 2017, chính quyền
thị xã Đồng Xoài mới tổ chức ”thanh tra” về Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất
mà chính quyền địa phương đã cấp cho ông Huỳnh Thế Sang năm 2010 để ông bán cho
vợ chồng ông Dinh và là cơ sở để ông Dinh kiện vợ chồng ông Chánh giao đất.
Kiểm
tra đủ loại giấy tờ, kể cả tài liệu lưu trữ, gặp gỡ - thu thập lời khai của các
nhân chứng, trong đó có cả chủ đất (người bán đất cho ông Chánh và ông Sang),
trưng cầu giám định chữ ký, Thanh tra xác định, 97 mét vuông đất mà trước giờ
gia đình ông Chánh vẫn sử dụng đúng là của họ. Toàn bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất mà ông Huỳnh Thế Sang đã lập là ngụy tạo, trái thực tế,
chẳng hiểu sao hệ thống công quyền không thẩm tra mà thừa nhận ngay lập tức.
Không có tờ giấy đó, không có vụ vợ chồng ông Dinh (mua đất của ông Sang), kiện
vợ chồng ông Chánh đòi đất. Nếu Tòa án thị xã Đồng Xoài, Tòa án tỉnh Bình Phước
thực thi đúng chức trách (triệu tập nhân chứng, nghe nhân chứng, trưng cầu giám
định, phân xử một cách công tâm,…) ông Chánh không bị dồn tới chỗ phải lấy máu
và lấy mạng mình để rửa oan và kêu oan.
Đáng
ngạc nhiên là Thanh tra chỉ đề nghị hủy các tờ Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất
đã cấp sai, cuối tuần trước, tới lượt Ủy ban nhân dân thị xã Đồng Xoài gửi văn
bản đề nghị Tòa án Tối cao dùng thủ tục tái thẩm (thủ tục xét lại các bản án đã
có hiệu lực) để hủy những bản án sai. Không thấy bất kỳ viên chức, cơ quan hữu
trách nào đề cập tới điều tra, truy cứu trách nhiệm những cá nhân (tối thiểu
cũng hàng chục) của nhiều cơ quan, cấp, ngành đã đẩy ông Chánh tới chỗ phải tự
sát, vợ con ông vào thảm cảnh!
***
Tuần
trước, ngoài vụ vừa kể, còn có vụ Thanh tra tỉnh Đắk Nông công bố kết luận việc
giao đất ở huyện Tuy Đức cho Công ty Long Sơn (2). Theo kết luận ấy, chính quyền
tỉnh Đắk Nông đã cho Công ty Long Sơn thuê 1.079 héc ta đất rừng từ 2008, hai
năm sau (2010) Sở Tài nguyên – Môi trường mới hợp thức hóa quyết định ấy bằng hợp
đồng cho thuê đất và năm sau nữa thì Công ty Long Sơn được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
Giống
như nhiều vùng khác ở Tây Nguyên, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông là túi chứa di
dân tự do – những cá nhân lìa bỏ nơi chôn nhau, cắt rốn, dắt díu nhau đi khai
hoang, lập nghiệp ở những vùng đất mới với hi vọng có thể thoát khỏi khốn cùng.
Ở Tây Nguyên, đất mới là những khu rừng nguyên sinh đã bị khai thác đến cạn kiệt
rồi bỏ hoang… và di dân chính là những người “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” để phục
hóa.
Sau
khi được thuê rồi được giao 1.079 héc ta “rừng”, chủ Công ty Long Sơn đã bán cả
công ty lẫn quyền khai thác hàng ngàn héc ta đất cho gia đình ông Nghiêm Xuân
Thiên Sửu. Kể từ đó, gia đình ông Sửu – chủ mới của Công ty Long Sơn bắt đầu tiến
trình xua đuổi di dân tự do ra khỏi khu vực mà công ty toàn quyền… khai thác.
Vườn, rẫy – cơ hội đổi đời của hàng trăm gia đình bị chặt phá, bị đốn hạ, nhà cửa
bị giật sập. Sau vài thập niên dốc hết sức lực, vốn liếng vào việc khai hoang,
định cư, hàng trăm gia đình đối diện với viễn cảnh vừa trắng tay, vừa vô gia
cư… Họ bắt đầu tất tả ngược xuôi xin cứu xét.
Chỗ
này, chỗ kia bắt đầu đặt vấn đề, khai phá – sử dụng công thổ để mưu tìm cơm no,
áo ấm có thể là sai nhưng gạt bỏ thực tế khai thác - sử dụng công thổ cũng như
tất cả những tình tiết có liên quan khác để cho phép Công ty Long Sơn phủi tay,
không bồi thường, không hỗ trợ dường như không… ổn. Nếu cho thuê rừng nhằm phát
triển kinh tế - xã hội địa phương, tại sao không cho những gia đình di dân tự
do thuê lại phần đất họ đã khai hoang mà lại dành quyền thuê cả thổ cư, vườn, rẫy
của họ cho riêng Công ty Long Sơn?..
Hệ
thống công quyền từ trung ương đến địa phương không đếm xỉa tới điều đó. Do vậy,
Công ty Long Sơn liên tục điều động các loại xe chuyên dụng và “công nhân” dỡ bỏ
nhà cửa, hủy diệt những vườn tiêu, vườn điều, vườn cà phê,… trên phần đất mà
chính quyền tỉnh Đăk Nông đã giao. Trong quá trình “cưỡng chế - thu hồi đất”,
“công nhân” của Công ty Long Sơn đã đánh đập, gây thương tích cho nhiều người
dân ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức chỉ vì họ “dám” bảo vệ nhà cửa, vườn tược vốn
là của họ.
Suốt
tám năm, toàn bộ hệ thống công quyền từ xã đến tỉnh ở Đắc Nông án binh bất động
trước tất cả các đợt “cưỡng chế - thu hồi đất” mà Công ty Long Sơn thực hiện, bất
kể dân chúng xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, có người bị “công nhân” của Công ty
Long Sơn dùng rựa vạt mất gần nửa hộp sọ, tuy may mắn không mất mạng nhưng sẽ sống
với cái đầu bị móp ấy cho đến hết đời. Có phụ nữ bị trụy thai do “công nhân” của
Công ty Long Sơn đạp vào bụng,…
Bất
nhẫn, một số tờ báo bắt đầu lên tiếng. Đến năm 2015, chính quyền tỉnh Đắk Nông
mới quyết định thu hồi 265/1.097 héc ta đã giao cho Công ty Long Sơn vì phần đất
này vốn là nơi cư trú, vườn, rẫy của hàng trăm gia đình. Năm sau nữa (tháng 7
năm 2016), sau khi thị sát tại chỗ, ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Viẹt Nam
đã yêu cầu chính quyền tỉnh Đắk Nông ngăn chặn Công ty Long Sơn “cưỡng chế -
thu hồi đất” để kiểm tra lại. Song, hệ thống công quyền không làm gì cả và Công
ty Long Sơn vẫn tiếp tục tổ chức “cưỡng chế - thu hồi đất”...
Đó
cũng là lý do dân chúng xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức quyết định tự cứu họ bằng
cách tự vũ trang với súng tự chế. Sau khi bị 30 “công nhân” Công ty Long Sơn
hành hung vì ngăn cản Công ty Long Sơn dỡ nhà, phá vườn của mình trong đợt “cưỡng
chế - thu hồi đất” mà công ty này tiến hành vào ngày 23 tháng 10 năm 2016, ông
Đặng Văn Hiến đã chạy về nhà lấy súng tự chế, bắn chỉ thiên để cảnh cáo, bởi
“công nhân” Công ty Long Sơn vừa lao đến, vừa ném đá… ông Hiến có thêm sự hỗ trợ
của hàng xóm chĩa thẳng súng vào đám đông bóp cò…
Chỉ
đến khi có ba người chết, 13 người bị thương, hệ thống công quyền ở tỉnh Đắk
Nông mới chuyển động. Tuy nhiên những chuyển động ban đầu chỉ nhắm tới chuyện
trừng phạt Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình, Hà Văn Trường vì “giết người”, Đoàn
Văn Diện vì “che giấu tội phạm”… Một tuần sau thảm án, ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu,
chủ Công ty Long Sơn còn dọa sẽ kiện nhiều cơ quan truyền thông chính thức ra
tòa vì thông tin sai sự thật, vừa chỉ dẫn báo chí “lên huyện, lên tỉnh” để tìm…
“sự thật”!
Mũi
dùi công lý chỉ chĩa vào Công ty Long Sơn khi công chúng sôi lên vì giận. Ông
Nghiêm Xuân Thiên Sửu (Phó Giám đốc Công ty Long Sơn) và ông Phạm Công Thiện
(Trưởng Ban Quản lý nhân sự của Công ty Long Sơn) bị khởi tố vì “hủy hoại tài sản
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” và phải hầu tòa cùng với ông Hiến và ba người
hàng xóm. Ở phiên xử sơ thẩm, ông Sửu bị phát sáu năm tù, ông Thiện bị phạt bốn
năm tù. Tòa án tỉnh Đắk Nông tuyên tử hình ông Hiến, phạt ông Bình 20 năm tù,
ông Trường 12 năm tù, ông Diện chín tháng tù.
Dư
luận dậy lên thành bão. Đến khi xử phúc thẩm, Tòa án Tối cao giảm cho ông Bình
hai năm tù, giảm cho ông Trường ba năm tù, chuyển hình phạt 9 tháng tù giam của
ông Diện thành án treo. Ông Sửu, ông Thiện cũng được giảm mỗi người hai năm tù
nhưng cương quyết giữ hình phạt tử hình dành cho ông Hiến.
Bây
giờ, với kết luận vừa công bố, Thanh tra tỉnh Đắk Nông chính thức thừa nhận,
chuyện giao 1.097 héc ta đất rừng cho Công ty Long Sơn là sai pháp luật vì công
ty này không đủ khả năng tài chính, không đủ cả nhân lực lẫn phương tiện, các
giải pháp đầu tư mà công ty này trình bày khi xin nhận đất không khả thi. Trong
1.097 héc ta đất rừng được giao cho Công ty Long Sơn năm 2008, có 183 héc ta thật
sự là rừng nhưng đã bị Công ty Long Sơn đốn sạch mà đến giờ hệ thống công quyền,
hệ thống tư pháp vẫn chưa làm gì.
Chuyện
để Công ty Long Sơn tổ chức các đợt “cưỡng chế - thu hồi đất”, không bồi thường
cũng chính thức được xác định là sai. Thậm chí các đợt “cưỡng chế - thu hồi đất”,
trong đó đợt cuối cùng dẫn tới thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016 còn khiến người
ta kinh ngạc vì rõ ràng hệ thống công quyền đã làm ngơ để Công ty Long Sơn “cưỡng
chế - thu hồi đất” trên phần đất mà chính quyền tỉnh Đắk Nông đã quyết định thu
lại từ năm 2015, không cho Công ty Long Sơn thuê nữa nhằm “giải độc dư luận”…
Nếu
không nổ súng, gây ra thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016, ông Hiến đã trắng tay
(mất cả nhà lẫn vườn tược như một số nạn nhân trong các vụ “cưỡng chế - thu hồi
đất” trước đó của Công ty Long Sơn). Giống như ông Chánh, ông Hiến không liều mạng
thì những tiếng kêu oan của ông và hàng trăm gia đình ở xã Quảng Đức, huyện Tuy
Đức, tỉnh Đắk Nông chẳng có ai nghe.
Một
số luật sư và những người am tường luât pháp từng thắc mắc, với những tình tiết
liên quan đến thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016 ở xã Quảng Đức vốn đã được bạch
hóa từ lâu, tại sao hệ thống tư pháp (công an, Viện Kiểm sát, Tòa án) từ địa
phương tới trung ương không cải sửa tội danh của ông Hiến từ “giết người” thành
“giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh” (hình phạt tối đa là
bảy năm tù)?
Yếu
tố chính để xác định một cá nhân “giết người trong tình trạng tinh thần bị kích
động mạnh” là tinh thần đương sự bị kích động mạnh vì “hành vi trái pháp luật”.
Xác định ông Hiến “giết người” – phạt tử hình một thường dân - đơn giản hơn điều
tra, truy cứu trách nhiệm “hành vi trái pháp luật” của hàng loạt viên chức các
cấp, với tình tiết tăng năng là hậu quả của thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016.
Chưa kể tuyên bố tử hình ông Hiến còn có tác dụng răn đe. Ở Việt Nam, đâu chỉ
có Công ty Long Sơn, cũng chẳng phải chỉ có chính quyền tỉnh Đắc Nông giao đất,
giao rừng theo kiểu như vậy.
Khi
công bố bản án phúc thẩm, các thẩm phán của Tòa án Tối cao từng nhắc đi, nhắc lại
nhiều lần với ông Hiến rằng, ông nên xin Chủ tịch Nhà nước tha tội chết. Đó
cũng là lý do rất khó có khả năng Tòa án Tối cao hoặc Viện Kiểm sát Tối cao
kháng nghị tái thẩm, hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm mà hệ thống tòa án đã
tuyên với ông Hiến, xét xử lại vụ án theo hướng Đặng Văn Hiến và các đồng phạm
không phạm tội “giết người” mà là “giết người trong tình trạng tinh thần bị
kích động mạnh”, dù như thế mới thật sự là “đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”.
Để Chủ tịch Nhà nước tha tội chết cho Đặng Văn Hiến sẽ có lợi hơn trong việc “ổn
định chính tri”, chưa kể đó còn là cơ hội để lãnh đạo Đảng, Nhà nước quảng bá sự
“khoan hồng, nhân đạo”!..
***
Đã
hơn hai tháng tính từ ngày ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp dân của các cơ
quan trung ương xin lỗi bà Lê Thị Hồng Phượng và hứa sẽ đề nghị Thủ tướng Việt
Nam “giải quyết dứt điểm” chuyện oan ức của bà nhưng bà Phượng vẫn vô gia cư và
vẫn tiếp tục kêu oan (3).
Bà
Phượng là con dâu bà Đê. Bà Đê là vợ ông Tài – tham gia cách mạng rồi mất tích ở
Cái Bè. Bà Đê là chủ lô đất 16.000 mét vuông ở đường Kinh Dương Vương, Bình Trị
Đông (trước thuộc huyện Bình Chánh, nay thuộc quận Bình Tân), có “bằng khoán điền
thổ” do Ty Điền địa Gia Định Việt Nam Cộng hòa cấp. Sau ngày 30 tháng 4 năm
1975, tuy là “gia đình có công với cách mạng” nhưng bà Đê không giữ được lô đất
đó vì chính quyền huyện Bình Chánh “mượn”, một phần giao cho Bến xe miền Tây, một
phần cho khoảng 20 gia đình dựng nhà. Người sử dụng phần lớn diện tích
(6.000/16.000 mét vuông) mà chính quyền huyện Bình Chánh “mượn” là ông Nguyễn
Văn Nhờ - lãnh đạo Công an huyện Bình Chánh, sau đó chuyển sang phụ trách Xa cảng
miền Tây.
Bà
Đê trở thành vô gia cư từ tháng 4 năm 1975 và đi tới đi lui xin lại đất của
mình. 15 năm sau (1990), gia đình bà Đê dành dụm đủ tiền, mua một căn nhà nhỏ dựng
trên đất mà chính quyền huyện Bình Chánh “mượn” của họ. Tưởng là sẽ có chỗ chui
ra chui vào để tiếp tục hành trình xin lại đất nhưng ông Nhờ điều động người đến
giựt sập. Gia đình bà Đê lại ra đường, ăn nhờ ở đậu, làm mướn để tiếp tục sự
nghiệp xin lại đất...
Bởi
có khiếu nại của bà Đê về quyền sử dụng đất, những gia đình dựng nhà trên lô đất
mà chính quyền huyện Bình Chánh “mượn” của bà không được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, trừ… ông Nhờ và các con (đủ loại sĩ quan
của ngành công an, cán bộ Đảng đủ cấp). Ngoài chuyện hợp thức hóa đất, nhà, đại
gia đình này còn được bồi thường hàng chục tỉ đồng khi chính quyền địa phương mở
rộng các con đường chạy ngang phần đất mà họ chiếm giữ. Trong hàng chục căn nhà
mà đại gia đình ông Nhờ sở hữu, một số được dùng để ở, một số để cho thuê, thu
hàng chục tỉ/năm.
Sau
28 năm khiếu nại xin lại đất, bà Đê chết như một người vô gia cư. Cũng tới lúc
đó, khiếu nại của bà mới được chính phủ để ý, song vợ chồng con trai bà vẫn
chưa thể nhận lại tài sản của họ. Từ 2003 đến nay là 15 năm, tính ra có năm lần
hết Thủ tướng tới Phó Thủ tướng Việt Nam yêu cầu chính quyền TP.HCM xem xét –
giải quyết khiếu nại của gia đình bà Đê, thậm chí năm 2017, chính phủ Việt Nam
lập hẳn một đoàn thanh tra để xác định đúng - sai, rồi kết luận khiếu nại của
bà Đê chính xác. Tuy vợ chồng bà Phượng đã nêu rất rõ, họ đồng ý tặng đất cho
các gia đình đã xây nhà trên lô đất 16.000 mét vuông của bà Đê, kể cả tặng đất
cho đại gia đình ông Nhờ. Họ chỉ yêu cầu hoàn trả phần đất mà Công ty Bến xe miền
Tây đang dùng làm bãi đậu xe và phần đất mà đại gia đình ông Nhờ cho người khác
thuê. Đối với khoản bồi thường khi mở đường mà đại gia đình ông Nhờ tùy tiện nhận,
họ yêu cầu đại gia đình ông Nhờ chuyển vào quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Chỉ có thế
mà vẫn chưa xong vì chính quyền TP.HCM không chịu làm gì cả (4). Tháng 4 vừa rồi,
con trai bà Đê cũng đã chết như một người vô gia cư, chỉ còn bà Phương! Dường
như nước mắt không tạo ra đủ năng lượng để hệ thống công quyền chuyển động!
-----------------------
Chú
thích
No comments:
Post a Comment