03/09/2018
Tính chính danh của Đảng CSVN sau 73
năm cướp chính quyền
BBC có bài: 1945-1975:
Tính chính thống và chủ quyền quốc gia. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cựu Viện
trưởng Viện IDS nói về tính chính danh của đảng cầm quyền hiện nay: “Nếu
hiểu tính chính danh hay tính chính đáng theo nghĩa mà Đảng CSVN vẫn tuyên bố
là ‘của dân, do dân, vì dân’ thì ‘chế độ này không có tính chính danh’ bởi vì
người dân ‘không có quyền chính trị cơ bản nhất’ là bầu chọn ra những người cai
trị mình”.
Ông A nói rằng, “Đảng Cộng sản muốn có tính
chính danh thì đầu tiên nó phải ‘đăng ký’ với nhà nước, chấp nhận đa đảng và
thúc đẩy dân chủ hoá, còn ngược lại thì tính chính danh thật đã không có và
tính chính danh công cụ sẽ mau chóng tan biến với tham nhũng tràn lan, với khó
khăn kinh tế… đang lù lù trước mặt”.
Bởi lãnh đạo cầm quyền không có tính chính danh, nên
họ luôn lo sợ người dân nổi dậy đòi các quyền căn bản, như quyền biểu tình, quyền
lập hội… Nhiều người bị bắt bớ với cáo buộc “âm mưu lật đổ”, “tuyên truyền chống
nhà nước”… Cư dân mạng cho biết, đã có sáu người bị bắt trong dịp Quốc Khánh
2/9, trong đó có hai người bị bắt đúng ngày 2/9 là Facebooker Tung Le bị bắt ở nhà thờ Đức Bà, Sài
Gòn và Facebooker Thanh Sang bị bắt ở Thủ Đức. Hiện vẫn
chưa rõ hai người này đang bị giam giữ ở đâu.
Theo tường thuật của cư dân mạng, một không khí khủng
bố bao trùm khắp nơi trên cả nước. Các đường phố chính ở hai thành phố lớn là
Sài Gòn và Hà Nội, an ninh được thắt chặt với đông đảo các lực lượng an ninh
chìm và nổi. Nhiều nhà hoạt động xã hội tích cực và facebooker bị an ninh theo
dõi, bị sách nhiễu, bị canh gác và giam lỏng tại nhà, nhưng vẫn có một số
facebooker thoát được sự theo dõi của an ninh, cầm bản phản đối dự luật Đặc khu
trên đường phố.
Ảnh: FB Dũng Trương
Theo tường thuật của nhà báo Trương Châu Hữu Danh,
thay vì tổ chức hoạt động vui chơi ngày 2/9, chính quyền liên tục tuyên truyền trên
hệ thống loa phường, kêu gọi người dân tránh bị lôi kéo, kích động. Thậm chí,
nhà mạng VNPT còn được chỉ đạo gửi tin nhắn tới người dân để cảnh báo, mà theo
ông Danh “cách mà VNPT đang tuyên truyền, có vẻ như dân sẽ tin kẻ xấu
hơn là tin cán bộ” và rằng “bây giờ khác xưa, nói đúng dân mới tin ạ“.
Mời đọc thêm: Một câu hỏi lớn nhân kỷ niệm Cách Mạng Tháng 8-1945 (TL).
– Ngày 2 tháng 9 — Sài
Gòn ngày 2/9 — Thành Hồ sắp có chiến tranh! (TD). – Quyền biểu tình và những điều cần biết (RFA).
– Cần Thơ bắt 2 đối tượng tung tin xuyên tạc lên mạng (CAND).
– Bắt khẩn cấp đối tượng hoạt động tuyên truyền chống
phá Nhà nước (Tin Tức).
Lưu hành tiền Trung Quốc ở VN: Mất chủ
quyền
Trong khi các nước “chê” tiền Trung Quốc, thì lãnh đạo Việt
Nam lại mê đồng Nhân dân tệ. Chính phủ Việt Nam cho phép lưu hành đồng tiền này
song song với đồng nội tệ tại khu vực biên giới VN. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng
Doanh cũng đã lên tiếng trên BBC: ‘Tôi đề
nghị xét lại việc cho lưu hành tiền TQ ở VN’.
Ông Doanh nói rằng, “việc lưu hành ngoại tệ Chủ
quyền về tài chính, chủ quyền về tiền tệ là một trong những nội dung hết sức
quan trọng về chủ quyền kinh tế” và rằng: “Điều này là trái với Hiến
Pháp của Việt Nam. Hiến Pháp của Việt Nam chỉ cho phép trên lãnh thổ của Việt
Nam chỉ có đồng tiền của Việt Nam [được lưu hành] mà thôi, còn ai chịu trách
nhiệm, có lẽ sẽ là trách nhiệm của Quốc Hội, của Chính phủ xác định về việc
này”.
Thông tư 19/2018/TT-NHNN cho phép lưu hành tiền
Trung Quốc trên lãnh thổ VN đang gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ người
dân. Nhiều người cho rằng, quyết định này là “mở
cửa chính thức cho hàng Trung Quốc ồ ạt tuồn sang. Và từ đây, hai hậu quả sắp tới
là doanh nghiệp Việt Nam bị bóp nghẹt, và Hoa Kỳ sẽ trả đũa giới hạn hàng
Việt Nam lẫn hàng Trung Quốc trá hình trốn sang Mỹ. Ảnh hưởng lên kinh tế
Việt Nam sẽ vô cùng khốc liệt, khó đoán trước chính xác”.
Mời đọc thêm: Lưu hành đồng tiền Trung Quốc ở VN ‘có vi hiến’? (BBC/
TD). – Chủ quyền và quyền (Vũ Kim Hạnh/ TD). Mời đọc lại: VN
cho dùng nhân dân tệ tại bảy tỉnh giáp TQ — 5 điều
cần biết về nhân dân tệ của Trung Quốc(BBC).
Giấc mơ Thủ Thiêm thành “Phố Wall” bị
phá sản
Báo Nhà Đầu Tư có bài: Giấc mơ biến Thủ Thiêm thành ‘Phố Wall’ của Đông Nam Á bị mắc
kẹt. Lãnh đạo “thành phố mang tên ông cụ” đã có kế hoạch muốn biến Thủ
Thiêm trở thành trung tâm tài chính khu vực ĐNA, đã cử công chức đi tham quan học
tập ở London, Anh quốc, thế nhưng cho đến nay, Thủ Thiêm “vẫn là mảnh đất trống,
không có gì ngoài một chiếc ghế bị vứt bỏ được sử dụng làm chiếc ghế ngồi cafe
tạm thời trên bờ sông…”
Thủ Thiêm vẫn là một mớ hỗn độn, nơi đó liên tục xảy
ra những khiếu kiện và bất bình của người dân, liên quan đến những sai phạm từ
việc ăn chia của các quan chức thành phố. Theo nhà nhân chủng học Yale Erik
Harms, tác giả cuốn sách “Luxury and Rubble” xuất bản năm 2016 có một phần viết
về Thủ Thiêm từng nói: ‘Dân Thủ Thiêm bị đối xử như không tồn tại’.
Mời đọc thêm: TP.HCM: Dự kiến tháng 9 sẽ có kết luận thanh tra về đất tại
khu đô thị Thủ Thiêm (DS). – Công ty Nhà Thủ Thiêm bị khách hàng tố “mập mờ” khi thu tiền
thuế VAT (GĐ).
NXB Thế Giới in sách lớp 1 có hình lưỡi
bò Trung Quốc
Quyển sách có nhan đề: “Wow! Những bí mật kỳ diệu
dành cho học sinh lớp 1”, do NXB Thế Giới phát hành, có in hình đường lưỡi bò
chín đoạn của Trung Quốc. Phát hiện trên được Facebooker Huan Nguyen chia sẻ lên trang cá
nhân của mình vào hôm 2/9.
Trang sách có hình kèm bản đồ đường lưỡi bò. Ảnh: FB
Huân Nguyễn
Cũng tin giáo dục, báo Giáo Dục có bài: Vụ Tiểu học
có phải sân sau của Giáo sư Đại, ai cứu học sinh thoát thí điểm?Bài viết
nói về cựu Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, được cho là đã bỏ 50 triệu đồng, thuê luật
sư tư vấn việc “lách luật”, triển khai đại trà sách “Tiếng Việt lớp 1 – Công
nghệ giáo dục”
Bài báo cho rằng, ông Luận “sẽ phải chịu trách
nhiệm chính về việc đem hàng trăm ngàn học sinh ra thí điểm một tài liệu chưa
được thẩm định về tính pháp lý của việc sử dụng như sách giáo khoa“,
bởi chính ông Luận và cựu Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển là hai người chống lưng
cho GS Hồ Ngọc Đại về mặt pháp lý bằng cách “lách luật”, theo GS Đại.
Trước đó, báo Giáo dục VN đặt câu hỏi: Vì sao Đà Nẵng cấm dạy sách Công nghệ Giáo dục của thầy Hồ
Ngọc Đại? Bà Hồ Thị Cẩm Bình, Trưởng phòng Tiểu học, sở Giáo dục
và Đào tạo Đà Nẵng phát biểu: “Mình không triển khai không phải chê nó
không hay nên không làm. Mà ở địa phương đã có những sách, chương trình ổn định
nên không triển khai sách của thầy Đại”.
Mời đọc thêm: Dân phải bỏ
hàng trăm tỷ đồng mỗi năm nuôi cách đánh vần lạ? (GD). – Chu Mộng
Long: Có 5 hiểu sai về sách công nghệ giáo dục của Hồ Ngọc Đại.
– Đỗ Duy Ngọc Về vụ đánh vần chữ Việt. – Giáo
dục sự … tử tế(TD).
No comments:
Post a Comment