Thursday, 20 September 2018

BẢN TIN NGÀY 20/9/2018 (Báo Tiếng Dân)




20/09/2018

Nhân quyền ở Việt Nam
Hôm qua, ngày 19/09/2018, thầy giáo Đào Quang Thực bị tòa án tỉnh Hòa Bình đưa ra xét xử trong phiên sơ thẩm, theo điều 79, tội: “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Trong phiên xử với án bỏ túi, ông Thực bị tuyên án 14 năm tù và 5 năm quản chế.

Cô Đào Ngọc Bích Quỳnh Trang, con gái ông Thực, cho VOA biết, nói lời sau cùng, ông Thực nói: “Tôi đấu tranh cho tự do, dân chủ và quyền con người cho đất nước tôi. Tôi đấu tranh cho đất nước tôi được sống trong môi trường trong lành … Tôi không ân hận!“.

Thầy Thực về Hà Nội biểu tình phản đối Formosa 5/2016. Ảnh: FB Nguyễn Thúy Hạnh

RFA có bài: Cựu giáo viên Đào Quang Thực bị án 14 năm. LS Lê Văn Luân là người bào chữa cho ông Thực, nói: “Trong diễn biến phiên tòa, theo những hồ sơ chứng cứ đã có, thì ông Thực không tham gia lật đổ chính quyền mà tham gia vào để tìm những người có ý chống đối. Tôi có đưa ra ba chứng cứ, nhưng bên công tố và hội đồng xét xử chưa xem xét thấu đáo. Và cũng chưa áp dụng nguyên tắc tuyên án vô tội tố tụng hình sự khi chưa đủ chứng cứ”.

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh viết: Thầy Đào Quang Thực không cô đơn. Bà Hạnh viết: “Thầy đã không còn cô đơn, giờ đây cả gia đình đứng bên thầy, tự hào về thầy. Hơn nửa năm trước, khi chúng tôi đến thăm, vợ thầy e ngại, không dám chụp hình chung, thì vài tháng sau, khi tôi bị đánh vì đi biểu tình phản đối luật đặc khu, cả nhà thầy đã từ Hoà Bình xuống nhà thăm, và cô ấy đã không ngần ngại chụp hình. Thầy đã không còn cô đơn. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng thầy và gia đình, bởi CHÚNG TA LÀ MỘT GIA ĐÌNH!“.

Cũng tin nhân quyền, báo Pháp Luật TP.HCM có bài: Bắt thêm 9 bị can trong vụ tấn công Đội Cảnh sát PCCC Phan Rí. Công an tỉnh Bình Thuận ra lệnh khởi tố, bắt giam thêm 9 người, gồm: Võ Mến, Hồ Đặng Văn An, Nguyễn Văn An, Nguyễn Xí, Phan Văn Lành, Đặng Văn Tùng, Lê Văn Tâm, Đặng Ngọc Tấn và Phạm Thanh. Tất cả những người dân này đều ở thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, bị bắt với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản”.

Tính đến nay, nhà cầm quyền tỉnh này đã khởi tố và bắt giữ 25 người tham gia vào biểu tình chống Luật Đặc khu ngày 10/6/2018. Trước đó, ngày 18/9/2018, TAND Nha Trang, Khánh Hòa, đã kết án ông Tạ Thành Duy và Nguyễn Văn Ý, cùng ở Nha Trang, mỗi người 1 năm 3 tháng tù giam với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” vì họ đã tham gia biểu tình ngày 10/6/2018.

Facebook Vu Ho đưa tin, ngày 19/9/2018, nhà cầm quyền thành Hồ tiếp tục cho quân đến cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình, trước sự phản ứng quyết liệt của người dân. Mời xem video clip: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/09/Vuon-rau.mp4?_=1


Lãnh đạo Hà Nội thật là “nhân văn”!
Lễ hội “Du hành tới mặt trăng”, do Công ty TNHH kết nối Á Châu tổ chức đêm 16/9/2018 tại Hồ Tây đã làm 7 người chết vì chơi ma túy. Chiều 17/9, Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch TP Hà Nội cùng các quan chức Hà Nội đến bệnh viện thăm các bệnh nhân đang cấp cứu vì sốc ma túy và nhận cơn bão chỉ trích trên mạng xã hội.

Báo Một Thế Giới có bài: Bệnh nhân sốc ma túy nhập viện được thăm hỏi, tặng tiền gây tranh cãi? Các Facebooker bình luận: “Từ khi nào mà chơi ma tuý bị sốc thuốc lại được sự quan tâm của chính quyền thế nhỉ? Đúng là nhân văn!”. “Chơi ma túy sốc thuốc đáng lẽ bị gô cổ lên phường sau khi ra viện, đằng này còn được lãnh đạo thăm hỏi”. Facebooker Nguyễn Hạnh bình luận: “Nhân văn thật sự. Chơi ma túy xong được thăm hỏi tận tình, ý chỉ ‘lần sau chơi tiếp nha, nhưng chơi vừa đủ thôi đừng phê quá’.”

Ông Ngô Văn Quý và các lãnh đạo Hà Nội thăm bệnh nhân sốc ma túy chiều 17/9. Ảnh trên mạng

Facebooker Streamer Ninhdz viết: “Tuy vẫn còn mệt vì vừa trải qua cơn sốc ma túy thập tử nhất sinh, cô gái vẫn gượng dậy nhìn giới chức đến thăm hỏi với ánh mắt trìu mến. Xã hội này bất công vãi ra, mấy thằng ở phố mình nghiện 5 năm nay và sốc cũng phải đến 3-4 lần rồi mà chưa được lãnh đạo đến thăm. Bất công với những cá nhân chơi ma túy chân chính quá“.

Về lý do tại sao lại trao tiền hỗ trợ cho các bệnh nhân sốc ma tuý trong lễ hội nhạc mà nhiều người thắc mắc, ông Khuất Văn Thành, Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội viện dẫn điều 13, Nghị định 136, năm 2013 của Chính phủ, cho rằng, chuyện “sốc ma tuý” của các bệnh nhân là lý do “bất khả kháng”, nên lãnh đạo Hà Nội tặng tiền là “đúng quy định”!

Sếp đài PTTH Quảng Trị rước thầy về cúng ở cơ quan
Báo Công an Nhân dân đưa tin về video clip Giám đốc Đài PTTH Quảng Trị rước thầy cúng về trụ sở đài này cúng bái, mê tín dị đoan, đã bị phóng viên đài này ghi lại: Giám đốc đài cúng khấn, mê tín dị đoan tại cơ quan tiếp tục gây bão mạng xã hội. Hiện clip này đã bị gỡ bỏ khỏi mạng xã hội.

Theo báo CAND, Giám đốc Đài PTTH Quảng Trị đã “bị phóng viên của đơn vị này khiếu nại nhiều vụ việc liên quan đến các việc làm thiếu minh bạch và có biểu hiện của sự tham ô, làm trái các quy định của Nhà nước, pháp luật, kéo dài trong nhiều năm và hiện đang được các cấp có thẩm quyền, ngành chức năng liên quan của địa phương xác minh làm rõ để xử lý“. Có lẽ vì vậy nên giám đốc Trần Đức Hữu rước thầy về cúng để bớ “xui”?

Giám đốc Đài PTTH Quảng Trị, người mặc áo đen tổ chức và tham gia lễ cúng mê tín dị đoan. Ảnh: Báo CAND

Đăng tin họp phụ huynh lên facebook, bị công an mời làm việc
Hôm 15/9, bà Lê Thị Mai ở xã Thọ Thanh, tỉnh Thanh Hóa, đưa tin lên  facebook về nội dung họp phụ huynh ở Trường Mầm non Thọ Thanh, nơi con bà đang học. Bà Mai cho biết, tại cuộc họp phụ huynh, trường muốn mua TV để trang bị cho lớp học với giá 9 triệu. Một phụ huynh mua bán TV giúp mua với giá rẻ hơn 1/3, tiết kiệm cho học sinh lẫn nhà trường, nhưng bà hiệu trưởng không đồng ý.

Sau đó vợ chồng bà Mai bị công an xã Thọ Thanh mời lên làm việc sáng 19/9, lý do “liên quan đến an ninh mạng”. Ông Lê Hữu Việt, trưởng Công an xã Thọ Thanh nói rằng: “Chúng tôi có mời vợ chồng chị M. lên công an xã làm việc về một số nội dung, trong đó có cả thông tin về cuộc họp phụ huynh. Xã đánh giấy mời là thực hiện chỉ đạo của công an huyện, mời vợ chồng chị này lên trao đổi một số thông tin, còn cụ thể như thế nào tôi cũng chưa được rõ”.

Theo báo Một Thế Giới cho biết, Hiệu trưởng trường Mầm Non xã Thọ Thanh là bà Hà Thị Tự. Bà Tự là vợ của ông Đỗ Xuân Nam, hiện là bí thư Huyện Ủy Thường Xuân. Về giấy mời làm việc ghi lý do “liên quan đến an ninh mạng, an ninh thông tin”, người ký giấy là trưởng công an xã Lê Hữu Việt nói rằng, do cấp dưới của mình đánh máy nhầm.

Quốc hội chất vấn Bộ GDĐT vụ độc quyền sách giáo khoa
Báo Người Lao Động có bài: Cầm SGK lớp 1 ra Ủy ban Thường vụ QH, đề nghị Bộ GD-ĐT làm rõ có độc quyền hay không? Tại phiên họp UBTV Quốc hội sáng 19/9, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp QH đề nghị Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ xem lại việc in SGK, có sự độc quyền hay không, rằng tại sao SGK bây giờ khác các thế hệ trước, một bộ sách không dùng được 2-3 thế hệ.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga dẫn chứng sự bất cập của SGK. Ảnh: Thế Dũng/ NLĐ

Bà Nga nói: “Như cuốn sách toán lớp 1 tôi đang cầm trên tay đây, rất khác lạ. Trước đây bài tập riêng, SGK riêng. Bây giờ, toán lớp 1 luyện tập chung với SGK. Các cháu làm bài tập, nối hình, kẻ thêm hình, ghi bài tập vào trong đó. Như thế này đương nhiên là khoá sau không dùng được. Mỗi một năm khoảng 100 triệu bản SGK, xã hội mất khoảng 1.000 tỉ đồng nhưng đến năm sau không dùng được nữa. Bộ GD-ĐT phải tiến hành rà soát lại việc in SGK“.



Làm ăn thua lỗ, lãng phí của công
Báo Một Thế Giới dẫn lời ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp: 12 dự án thua lỗ nghìn tỉ: Cho phá sản cũng là giải pháp tích cực. Theo ông Tiến, trong số 12 dự án thua lỗ nghìn tỉ của Ngành Công Thương, có 6 dự án sau khi tái cơ cấu đã làm ăn có lãi.

Ông Tiến nói: “Chính phủ phải kiên quyết thực hiện việc này. Trong lộ trình thực hiện, các doanh nghiệp phải nói thẳng nói thật, công khai tình hình doanh nghiệp, hằng năm báo cáo tiến độ để Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành đưa ra giải pháp căn cơ nhằm xử lý dứt điểm. Thậm chí, việc cho phá sản, giải thể cũng là một giải pháp tích cực nếu duy trì lại sẽ không hiệu quả”.

Báo Kinh tế Đô thị đưa tin: Trường nghề trăm tỷ “ngủ quên” sau 8 năm xây dựng. Trường Trung cấp nghề Kinh tế – Kỹ thuật Bắc Nghệ An cơ sở 2, với kinh phí xây dựng 100 tỉ đồng, sau 8 năm xây dựng vẫn nằm im đắp chiếu, bỏ hoang.

Lý giải cho sự việc trên, ông Đậu Xuân Thắng, Phó giám đốc Sở LĐTBXH Nghệ An, cho rằng: “Hiện nguồn vốn không có để thực hiện tiếp, nhiều năm nay không có vốn rót về, nên ngôi trường chưa thể hoàn thiện để đi vào sử dụng. Khi nào có tiền tiếp thì sẽ tiếp tục xây dựng để hoàn thiện”.


Chủ tịch Trà Vinh chỉ bị kiểm điểm khi sai phạm hàng tỉ đồng
Thanh tra Trà Vinh vừa có kết luận thanh tra phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý và đầu tư xây dựng cơ bản. Kết luận cho biết, lãnh đạo TP Trà Vinh thiếu trách nhiệm trong việc kiểm soát quá trình xây dựng, sai phạm trong bồi thường giải phóng mặt bằng với số tiền 669 triệu đồng, sai phạm về kinh tế 3,5 tỉ đồng.

Từ những sai sót trên, Thanh tra tỉnh kiến nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với tập thể ban lãnh đạo UBND TP Trà Vinh, giai đoạn 2016-2017, chủ tịch UBND TP Trà Vinh, kiêm giám đốc Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị TP Trà Vinh, phó chủ tịch UBND TP phụ trách xây dựng cơ bản và những cá nhân, đơn vị có liên quan để xảy ra những sai phạm nêu trên.


Ô nhiễm môi trường









No comments:

Post a Comment

View My Stats