BTV Tiếng Dân
08/09/2018
Tuyên bố chung Nga – Việt Nam
Như tin đã đưa, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến
thăm Nga từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 9. Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm.
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, tuyên bố chung viết:
“Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh các tranh chấp biên
giới, lãnh thổ và các tranh chấp khác tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cần
được giải quyết bởi các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ
lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh
trong khu vực. Việt Nam và Nga ủng hộ việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố
về ứng xử của các bên tại Biển Đông năm 2002 và hoan nghênh nỗ lực của các bên
nhằm sớm thông qua Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông“.
Về cấu trúc khu vực châu Á – Thái Bình Dương:
“Hai bên tuyên bố, việc duy trì hòa bình và ổn định,
tăng cường lòng tin lẫn nhau là các nhân tố cốt lõi nhằm bảo đảm phát triển ổn
định khu vực châu Á – Thái Bình Dương với tư cách là một trong những trung tâm
của trật tự thế giới đa cực mới. Vì vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng
thống V. Putin khẳng định cần tiếp tục các nỗ lực chung nhằm xây dựng tại khu vực
một cấu trúc an ninh bình đẳng và không chia tách, mang tính rộng mở, bao trùm
và minh bạch, dựa trên việc tuân thủ luật pháp quốc tế thông qua thúc đẩy đối
thoại và hợp tác trong khuôn khổ các diễn đàn do ASEAN chủ trì như ASEAN-Nga,
Diễn đàn khu vực ASEAN về an ninh (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng
Quốc phòng ASEAN với các nước đối tác đối thoại (ADMM+)…”
Trong hợp tác dầu khí ở Biển Đông, bản tuyên bố
chung cho biết: “Lãnh đạo hai nước nhất trí hợp tác mở rộng khu vực thăm dò
và khai thác dầu khí tại thềm lục địa của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc
tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982)“.
Về hợp tác quốc phòng an ninh, theo bản tuyên bố
chung, hiện đang có Ủy ban liên Chính phủ Việt – Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự
đóng vai trò điều phối và cơ chế Đối thoại Chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng
Bộ Quốc phòng hai nước.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, hai bên tiến hành ký kết
nhiều văn kiện hợp tác. Liên quan đến Biển Đông có “thỏa thuận về các điều
kiện cơ bản tham gia Hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí Lô 09-2/09 trên thềm lục
địa Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Zarubezneft“.
Đọc thêm: Báo Trung Quốc dùng Brexit ép Anh tránh xa biển Đông — Anh điều tàu chiến đến Biển Đông, báo TQ đe nẹt: London phải
thôi bám gót Mỹ! — Trung Quốc cảnh báo quan hệ với Anh xấu đi sau chuyến đi của
tàu Anh qua Hoàng Sa.
Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
Cũng theo báo Tiền Phong, kể từ ngày 6 tháng 9, khách du
lịch Trung Quốc có thể tự lái xe vào địa phận Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng –
Lạng Sơn trên các tuyến đường bộ cụ thể (trừ đường vành đai biên giới).
Phạm vi hoạt động trên các tuyến đường như: Quốc lộ
1A, Quốc lộ 4A, các tuyến đường tỉnh, đường huyện theo từng tour du lịch cụ thể.
Thời gian thực hiện một tour tối đa là 3 ngày với số lượng xe tối thiểu 3
xe/đoàn, tối đa 10 xe/đoàn.
Đổi lại, khách du lịch Việt Nam có thể lái xe sang
thành phố Sùng Tả và thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.
Trang Ủy ban Biên giới Việt Nam có bài viết: “Quy định về thanh toán biên mậu Việt-Trung có gì mới?”,
trong đó ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối đã phân tích
thêm về những điểm đáng chú ý liên quan đến Thông tư 19/2018/NĐ-CP ngày
28/8/2018 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới
Việt Nam-Trung Quốc. Thông tư này đã gây xôn xao dư luận về việc cho phép thanh
toán bằng Nhân dân tệ.
Thực hư về vấn đề này, ông Minh cho biết, “phương
thức thanh toán chủ yếu trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới
của thương nhân là thanh toán qua ngân hàng với đồng tiền thanh toán là ngoại tệ
tự do chuyển đổi, tiền đồng Việt Nam (VND) và Nhân dân tệ (CNY). Trường hợp
thương nhân Việt Nam xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới được
nhận thanh toán bằng tiền mặt (VND, CNY) nhưng phải nộp vào ngân hàng trong
vòng 7 ngày trên cơ sở xuất trình các chứng từ hợp lệ“.
Ông Minh lưu ý: “Riêng với cư dân biên giới và
thương nhân kinh doanh, giao dịch tại chợ biên giới được áp dụng phương thức
thanh toán qua ngân hàng bằng đồng bản tệ là CNY, VND. Chỉ được phép thanh toán
tiền mặt bằng VND, không được thanh toán bằng nhân dân tệ tiền mặt”.
Ngoài ra, Thông tư 19 cũng bổ sung quy định về hoạt
động ủy thác thanh toán bằng đồng CNY giữa các ngân hàng được phép và hoạt động
thanh toán bằng đồng CNY trong hệ thống ngân hàng được phép có chi nhánh ngân
hàng biên giới. Như vậy, theo Thông tư, không có chuyện đồng nhân dân tệ
được tự do lưu hành như dư luận lo ngại mà đều phải thông qua ngân hàng.
Trong bài trả lời phỏng vấn Vietnamnet có tựa đề “Một cách nhìn về thanh toán biên mậu tại khu vực biên giới
Việt-Trung“, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan giải thích vì sao có những
phản ứng mạnh mẽ trong dư luận thời gian qua đối với Thông tư này. Đó là do “Lo
tình trạng nền kinh tế nước ta bị lệ thuộc khá nặng nề vào Trung Quốc, những mối
lo về an ninh-quốc phòng, tình hình ở Biển Đông… khiến cho không một người Việt
Nam yêu nước nào không cảnh giác, lo lắng trước bất cứ động thái nào mới trong
quan hệ Việt-Trung có thể gây phương hại cho chúng ta.
Thông tư 19 ra đời trong bối cảnh đó, cùng với sự ‘bất
đối xứng về thông tin’ giữa nhà nước với dân, rồi việc những giải trình cần thiết
về Thông tư đến với dân chậm hơn so với tốc độ lan truyền của văn bản khi chưa
có sự giải thích và hiểu đầy đủ sẽ gây ra một số phản ứng“.
Bà Lan cũng bày tỏ lo ngại là “liệu các cơ
quan nhà nước có thực hiện được nghiêm túc, đồng bộ” những quy định trong
Thông tư nói trên cùng với Luật và các Nghị định liên quan. Theo bà, có một thực
tế là, còn nhiều cán bộ nhà nước “khá hạn chế về trình độ, năng lực, tinh thần
trách nhiệm, đạo đức công vụ, cũng như về sự phối hợp công tác với nhau“. Sự
hiểu biết và tuân thủ pháp luật của người dân cũng còn nhiều hạn chế do khó
khăn trong tiếp cận thông tin pháp luật.
“Nếu những người có trách nhiệm thi hành không thực
hiện đầy đủ, nghiêm túc nhiệm vụ, chức trách của họ, thì các quy định có thể sẽ
bị những kẻ gian ở cả hai bên biên giới lợi dụng, gây phương hại cho nền kinh tế
của ta“, bà cho biết.
Vị chuyên gia kinh tế đề nghị, nhà nước tạo thêm
kênh giám sát của xã hội, của nhân dân ở các tỉnh biên giới để người dân có thể
phản ảnh kịp thời và giúp nhà nước ngăn chặn những diễn biến bất lợi có thể xảy
ra; đưa vào Thông tư các chế tài đối với cả cán bộ nhà nước và người dân không
thực hiện nghiêm túc Thông tư; và cũng cần phổ biến, hướng dẫn tường tận cho
thương nhân và cư dân các vùng biên giới để họ hiểu rõ và tự giác thi hành tốt.
Quan hệ Việt Nam – Indonesia
Báo Tiền Phong đưa tin, Tổng thống Indonesia Joko
Widodo và Phu nhân sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam từ ngày 11 – 12
tháng 9 theo lời mời của Chủ tịch Trần Đại Quang và Phu nhân. Bộ Ngoại giao Việt
Nam cho biết, đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Widodo kể từ khi nhậm
chức Tổng thống năm 2014.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, chuyến thăm này được kỳ
vọng sẽ tạo xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước, trong
lúc hai bên đang hoàn thiện để ký Chương trình Hành động giai đoạn 2019 – 2023.
No comments:
Post a Comment