Lê Minh Ẩn
13/09/2018
Khi
tôi viết những dòng này, thì tất cả những con người vô tội ấy vẫn đang phải chịu
sự giam cầm, ngược đãi ở đâu đó trong các nhà tạm giam của công an TP. Hồ Chí
Minh. Và gia đình của họ cũng không hề được chính quyền thông báo bằng một văn
bản chính thức nào về lí do họ bị công an bắt giữ, cũng như tất cả các cơ quan
truyền thông mà chính quyền quản lý, chẳng có một dòng tin nào về họ. Nói cách
khác, họ như bị biến mất, không tin tức, mạng sống của họ đã không còn thuộc về
họ, kể từ sau ngày 1/9/2018.
Có
bao nhiêu người dân vô tội bị công an TP.HCM bắt và giam giữ trái phép vào dịp
lễ Quốc Khánh vừa qua, đến giờ vẫn là ẩn số. Họ bị công an “bắt lầm hơn bỏ
sót”, vì bị nghi ngờ là “người biểu tình”. Một số đã được cho về sau nhiều ngày
giam giữ, nhưng vẫn còn ít nhất 4 trường hợp mà chúng tôi được biết, người nhà
của họ đã ròng rã suốt 12 ngày qua, lang thang khắp các trụ sở công an ở TP.HCM
để tìm kiếm người thân của mình.
Cụ
thể là anh Ngô Văn Dũng
(Facebooker Biển Mặn), quê Đắk Lắk; anh Đỗ Thế Hoá (Facebooker Bang Lĩnh), thường trú
phường Hiệp Thành, quận 12, Sài Gòn; chị Đoàn Thị Hồng (Facebooker Xuân Hồng), quê Bình Thuận, tạm
trú Q2, TP.HCM; anh Trần
Thanh Phương (fber Trần Phương), quê Thừa Thiên – Huế, tạm trú Q. Tân
Phú, TP.HCM.
Đặc
biệt, trường hợp của chị Đoàn Thị Hồng, sinh 1983, là một người mẹ đơn thân,
nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Con gái chị Hồng, cháu Đoàn Ngọc Hạ Vy sinh
năm 2016. Do cháu Vy còn quá nhỏ, lại phải xa mẹ, nên tôi cố gắng liên lạc và hẹn
gặp người thân của chị Hồng, hy vọng có thể giúp sớm tìm ra mẹ cho cháu.
Chị
Hồng khi chưa bị bắt và con gái, bé Hạ Vy.
Tôi
cũng muốn được nghe gia đình chị Hồng kể lại câu chuyện đi tìm người thân của họ.
Trên tất cả là tôi muốn được chia sẻ với gia đình khi họ không may phải chịu nỗi
đau mà chính chính quyền gây ra cho cháu Hạ Vy và người thân của chị Hồng.
Phải
đến lần hẹn thứ hai tôi mới được gặp người chị gái của chị Hồng là Đoàn Thị
Khánh, tại một quán cafe trên đường Tân Kỳ, Tân Quý. Lần hẹn thứ nhất, lẽ ra
chúng tôi đã gặp nhau, nhưng đến phút cuối, gia đình chị Hồng nhận được tin
công an đưa chị từ nơi giam giữ về nơi chị tạm trú ở Q2 để thực hiện lệnh khám
xét lần 2 vào chiều ngày 10/9/2018. Lần khám xét thứ nhất ở phòng trọ của chị Hồng
vào ngày 3/9/2018.
Ngồi
đối diện tôi là người phụ nữ có khuôn mặt hao hao giống chị Hồng (tôi nhận diện
qua hình ảnh của chị Hồng chụp cùng cháu Hạ Vy). Trong lòng chị gái của Hồng là
bé Vy, cả hai nhìn hốc hác và tiều tụy. Khi nghe tôi hỏi chuyện về mẹ của mình,
bé Vy nhìn tôi với đôi mắt ngấn lệ như muốn nói với tôi rằng: “Con nhớ Mẹ! Chú
biết Mẹ con ở đâu không? Chú chỉ con đi tìm đi Chú!”. Tôi đã không dám nhìn thẳng
vào đôi mắt trẻ thơ ấy, bởi tôi cảm thấy mình là người có lỗi, khi tôi chẳng thể
giúp được gì cho bé. Đôi mắt trẻ thơ của bé sẽ ám ảnh bất kỳ ai đã từng có con,
đã từng làm cha, làm mẹ, mà trong họ còn sót lại tính Người.
Chị
gái của chị Hồng cho biết: “Gia đình hay tin Hồng bị công an bắt, giam giữ
trái phép từ bạn bè và người chủ nhà trọ nơi Hồng tạm trú. Người ta cho biết Hồng
bị giam ở CA phường Đông Hưng Thuận, quận 12. Gia đình đã đến nơi này hỏi, thì
CAP lại chỉ lên CA quận 12. Đến CA quận 12, thì họ chỉ ngược về phường. Trong
khi đó, chính một người bị bắt cùng, đã được thả về, xác nhận với gia đình là Hồng
bị giam ở CA quận 12”.
Chị
của chị Hồng cứ thế ôm cháu gái mình là bé Hạ Vy, đi từng trụ sở công an gõ cửa
tìm người trong vô vọng. Chị nói với tôi rằng: “Nếu em gái tôi làm gì sai,
thì chính quyền cũng báo cho gia đình biết. Trong khi họ bắt em gái tôi, mà họ
không dám nhận việc họ làm bằng một văn bản hợp pháp cụ thể. Vậy thì, họ có làm
đúng chức năng của những con người gọi là ‘thực thi pháp luật’ không? Hay chính
họ đang chà đạp lên chính hiến pháp, pháp luật mà họ đặt ra?! Họ bắt người phạm
pháp (nếu có), mà chính họ lại phạm tội bắt cóc là sao?! Công lý ở đâu?!”
Chị
còn muốn nói với tôi nhiều hơn nữa, nhưng tôi phải chia tay chị vì lý do cá
nhân. Những điều chị hỏi tôi, không chỉ là câu hỏi của riêng chị, mà là của rất
nhiều gia đình có người thân mình bị bắt giữ trái phép, gần đây nhất là vào các
ngày 10/6, ngày 17/6/2018, và trong dịp lễ 2/9 vừa qua.
Trên
đường về, dưới cái nắng như thiêu như đốt, nhưng tôi liên tục rùng mình. Bởi
tôi chợt nhớ tới những gia đình đã phải lặn lội đi tìm người thân của mình như
gia đình chị Hồng không phải bây giờ mới có. Mà nó đã xảy ra và gieo rắc bao nỗi
kinh hoàng cho người dân miền Nam Việt Nam, sau ngày 30/4/1975.
Sau
ngày 30 tháng 4 năm 1975, chỉ trong vòng hai tháng, hàng trăm ngàn Quân, Cán,
Chính Việt Nam Cộng Hòa bị đưa vào các trại tập trung cải tạo. Chính quyền cộng
sản nói rằng để “thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước”, rồi sau đó
cho họ trở về sinh sống hài hòa trong xã hội mới. Sĩ quan cấp úy được dặn đem
theo 10 ngày tiền ăn, và 1 tháng cho cấp tá trở lên. Thế nhưng, chuyện gì đã xảy
đến với họ và gia đình họ sau đó?
Tất
cả đều bị lừa! Những Quân Cán Chính VNCH đó đã bị đưa đi lao động khổ sai ở những
trại tù khác nhau, mà ngày về không hẹn trước. Nhiều trường hợp phải chịu
cảnh tù đày lên đến 17 năm. Nhưng đó là “may mắn”, vì có hàng trăm ngàn người
vô tội khác đã phải chết lạnh lẽo trong các nhà tù vì đói, vì bị tra tấn, vì bệnh
tật, kể cả bị giết.
Và
gia đình của họ, những người mẹ, người vợ, người chị đã phải vượt hàng ngàn cây
số đến từng trại tù để tìm người thân của mình. Nhìn qua hàng rào thép gai lạnh
lẽo, tìm xem có người thân mình không? Nếu không, thì lại lặn lội đến một trại
tù khác, tìm kiếm. Kể sao cho hết nỗi đoạn trường… Và hôm nay, lịch sử đau
thương ấy được tái hiện rõ nét, sinh động, mà những người thân như gia đình chị
Hồng, là bé Hạ Vy là hiện thân của nỗi đau mà dân tộc này gánh chịu!
Khi
còn nhỏ, tôi được nghe câu nói “Cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ”, tôi chưa hiểu tận tường.
Đến hôm nay, qua hai câu chuyện này, tuy có khác nhau về hoàn cảnh, về thời
gian, không gian, kể cả con người, nhưng bản chất không khác nhau là mấy. Và,
tôi đã hiểu được, thế nào là nhà nước xã hội chủ nghĩa, thế nào là “cốt khỉ vẫn
hoàn cốt khỉ” mà thôi!
©
Copyright Tiếng Dân
No comments:
Post a Comment