Mình
xem bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm phiên bản 1/2000, được thiết kế bởi công ty
Sasaki và Ban Quản lý đầu tư - xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm (tên giao dịch
nước ngoài là ICA) thì nhận thấy, khu quần thể di tích tôn giáo Nhà thờ Thủ
Thiêm, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm - một phần di sản quý giá của Sài Gòn
(không biết có phải của TP.HCM ko?) đều nằm trong vùng quy hoạch mà phía Sasaki
có đanh số 26 (công trình lịch sửa) và phần tô màu tím: công trình văn hoá.
Hay
đó chỉ là một dạng phân lô cho các côngt trình lịch sử văn hoá có tính trưng
bày?
Nhưng
có lẽ, đối với các đại doanh nghiệp đã xí các lô đất vàng trong khu vực này, cụ
thể là Lotte Group (khu 2A, chưa rõ khu 2B là DN ), hay rất nhiều tập đàn khác,
họ định nghĩa thế nào là một công trình văn hoá lịch sử.
Mình
chưa xem quy hoạch 1/5000 đang thất lạc, nhưng đã biết số phận nhà thờ Thủ
Thiêm là một sự tàn phá khó tránh nếu các lô đất đã được chia chác ngay từ trên
bản đồ quy hoạch năm 2005. Theo mô tả của báo chí, đây là kết quả từ một quyết
định cấp UBND làm theo chỉ đạo nội bộ của công văn của Nguyễn Tấn Dũng thời đó
là thủ tướng. Các chỉ số về đất tái định cư giữa quyết định năm 2005 của UBND
TPHCM chênh lệch khá nhiều với quyết định của ông Vũ Văn Kiệt ký năm 1996.
Nếu
nhìn vào Luật văn bản quy phạm pháp luật ta sẽ thấy 2 sự vi phạm ở đây:
- Công văn chỉ đạo nội bộ không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Công văn của thủ tướng tại nhiệm không thể bác bỏ một văn bản Quyết định của thủ tướng tiền nhiệm.
-
Nếu công văn nội bộ chỉ đạo cho cấp UBND TP nghiên cứu quy hoạch cũ để ra một
quy hoạch cụ thể hơn, thì Thủ tướng tại nhiệm phải ra một văn bản ngay tầm, cụ
thể là Quyết định mới, lấy quy hoạch 1/5000 làm cơ sở pháp lý.
Như
vậy đã có một sự nhập nhèm ở đây. Và trong sự nhập nhèm đó, số phận của các di
sản là 0 và quyết giám sát, quyền chất vấn của những người liên đới nằm trong
diện bị cưỡng chế, mất đất bằng 0. Quyền giám sát và bảo vệ di sản của người
dân TP HCM nói riêng và Sài Gòn nói chung cũng bằng 0.
Và
ta cũng đang chứng kiến một thời kỳ rầm rộ những quyết định của các cở sở hành
chính cấp tỉnh hoặc TP mà đứng sau là các bàn tay của doanh nghiệp tập đoàn
trong và ngoài nước đang làm gì với di sản, tài nguyên đất đai và an ninh quốc
phòng trên toàn quốc.
*
Ông
Võ Việt Thanh nguyên Chủ tịch UBND TP HCM công bố với báo Tuổi trẻ một bản đồ
mà nhìn nét vẽ là biết hàng VN thập kỷ 90, có tinh xảo hơn một chút bản quy hoạch
của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Tôi chỉ quan tâm khu vực có quần thể di tích
Nhà thờ Thủ Thiêm và thấy không đưa ra được kết luận gì về thân phận của nó
ngoài bản đồ Tổng mặt bằng, có vẻ như khu nhà thờ vẫn nằm trong vùng tô màu
xanh. Tư duy chia lô không bạo liệt như tư vấn của phía Nhật Bản Sasaki. Và nếu
ai đã nhìn thấy tấm ảnh ai kịp chụp bản mô hình quy hoạch thời ông Tổng thống
Diệm thì người ta còn coi Nhà thờ là một chỉ giới văn hoá, và các quy hoạch từ
đó mà hướng ra các phía, từ đường sá, cống ranh, đất ở, đất kinh doanh. Có vẻ
như sự mạch lạc này có được từ các nhà tư vấn quy hoạch của một công ty Hy Lạp
và cty Mỹ thời đó.
Ai
đã thăm các thành phố lớn đều thấy, nhà thờ, nhà hành chính, quảng trường, chợ,
đều nằm trên các trục quy hoạch sống còn của đô thị. Vì sao?
Vì
sự di cư của con người và tập tục sống đi theo các con sông. Từ các bờ bãi, các
nhà truyền giáo, các thương nhân đều dừng lại để trao đổi hàng hoá, tư tưởng và
tâm linh. Từ đó con người chọn đất sống theo trục hành vi đó để tạo nên thôn
xóm ấp thành và đô thị. Sau hàng trăm năm, sự sầm uất đó đều từ thuận tiện sông
ngòi, đường sá, nhà cửa, chợ búa tạo ra.
Khi
quy hoạch phá hoại, thì người ta sẽ hăm hở xoá đi các di sản hành vi của cha
ông. Tất nhiên, các tay buôn bất động sản đều muốn chọn nơi sầm uất nhất. Và Hà
Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng và các đô thị mới đều chứng kiến 2 thập kỷ tàn sát
các chợ truyền thống, rồi Chùa, Nhà Thờ và các toà nhà hành chính. Giới viết
thuê cho bọn tư bản đều đưa ra các con số lợi nhuận, công ăn việc làm và cao ốc
chọc trời để người ta quên đi các chỉ giới văn hoá của cha ông. Cắt bứng rễ văn
hoá hay cắt chặt cây xanh đều nhằm một mục đích phá hoại có hệ thống. Để bọn đó
nhúng tay vào bản đồ quy hoạch dưới danh nghĩa một vào công ty tư vấn nước
ngoài thì làm sao mơ có được Paris, New York ngoài mớ hổ lốn nhà cao tầng các
kiểu vô văn hoá?
Có
thể bạn chưa biết, số phận một Hội An rầm rộ xẻ đất bán lấy tiền để bảo vệ di sản
cũng đang sầm sập đến. 3 công ty tư vấn Pháp, Úc, Nhật cùng dự thi. Người Pháp
vẽ nên Hội An - thành phố của vườn, người Úc vẽ nên Hội An - thành phố của các
con sông. Người Nhật thực dụng hơn cả và quan trọng nắm thóp giố quan chức -
con buon bất động sản đã vẽ nên Hội An di sản từ bất động sản. Một thành phố sắp
hết yên bình. Một thế hệ nông dân bán đất đã có
*
Một
căn bệnh sợ nhất với người làm quy hoạch là lấy thước kẻ, làm một đường thẳng
mà không cần quan tâm đến hiện trạng, không khảo sát, không (thèm) quan tâm đến
những con người sống ở đó. Khi giấy tờ được coi quan trọng hơn nhân phẩm một
con thì thân phận họ khác nào những người bì tù oan với những kết luận từ kẻ
coi hồ sơ hơn bằng chứng.
VN
có một thế hệ những nạn nhân bị tù oan, từ hình oan bởi sự bàng quan của những
kẻ tạo hồ sơ. VN cũng có 1 thế hệ dân oan là nạn nhân của các bản hồ sơ quy hoạch.
VN cũng có một khối di sản bị phá oan bởi những kẻ cơ hội và vô lương tâm như
thế.
Hiểu
rõ điều này, James Scott, đồng nghiệp của tôi tại Yale, đã chỉ ra một vấn đề cố
hữu: Các nhà chức trách bỏ qua thực tế đang diễn ra trước mắt khi tiến hành dự
án, do đã quen nhìn nhận qua văn bản và bản đồ (khi bản đồ chưa bị mất).
Có
thể thấy điều này trong các tài liệu quy hoạch của Khu Đô thị mới Thủ Thiêm.
Trong các tài liệu này, các hộ gia đình trong diện giải tỏa không được nhận dạng
là con người mà thay vào đó là “hồ sơ”, như thể giấy tờ còn quan trọng hơn nhân
phẩm của họ.
Điều
này được minh chứng rõ trong các bản đồ quy hoạch, thường xuyên được các hình ảnh
mô tả như những vùng đất trống không có dân cư. Mọi thứ được thể hiện qua góc
nhìn từ trên xuống, và không hề tính đến thực tế cuộc sống con người ở nơi mà
các nhà quy hoạch tuyên bố đang được cải thiện.
Cuộc
sống tạm bợ của người dân khu đô thị mới Thủ Thiêm Trong khi vẫn còn nhiều
tranh cãi về việc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm thì cuộc sống hiện tại của
những hộ dân ở đây đang phải chịu một cuộc sống đầy khó khăn, tạm bợ.
Điều
tôi đang mô tả, dĩ nhiên, không có gì bất ngờ với những người bạn của tôi ở Việt
Nam. Họ gọi hình thức quản lý này là “cưỡi ngựa xem hoa”. Hình thức này cũng phổ
biến tại Trung Quốc.
*
"Phát
triển là dành cho người dân, không phải cho dự án. Tuy vậy tại Thủ Thiêm, dự án
đã trở nên quan trọng hơn người dân", PGS.TS. Erik Harms, Đại học Yale…
NEWS.ZING.VN
----------------------
Để
bỏ một công trình như dinh Thượng Thơ, thương xá Tax người ta có thể dùng chính
luật Di sản để phá bằng cách định nghĩa nó không phải là di sản. Và biện độ định
nghĩa di sản trên giấy tờ thì rất cứng nhắc, trong khi đời sống mối liên hệ giữa
con người với đất đai, công trình kiến trúc và thói quen sống tạo nên một định
nghĩa về di sản khác. Giống như là rạp chiếu phim Cinematheque chẳng hạn. Những
người hiểu và biết về nó, muốn con cháu mình trải nghiệm không gian văn hoá đó,
tự họ sẽ nhận đó là 1 di sản trong trái tim họ. Đó là một thứ luật tự nhiên, nằm
trên các văn bản luật.
Cách
đây hơn 1 tháng, nước Pháp cũng có 1 cuộc rung chuyển khi hàng trăm cảnh sát
vào cưỡng chế vùng ‘dân oan’ tự trị ZAD (Zone à défendre). Khu đất nông nghiệp
này có số phận giống như Đồng Tâm khi nó nằm trong vùng quy hoạch máy bay từ 50
năm trước.
Dân
lập ấp, chống đối đến cùng. Bao đời tổng thống nhấc lên đặt xuống và cuối cùng
phải huỷ dự án xây sân bay. Cả vùng đất với các căn nhà chòi canh gấc xây xộc xệch
từ gỗ tái chế và nếp sống nông nghiệp vẫn dược duy trì nửa thế kỷ cho đến tháng
4/2018, chính quyền ra tay, hơi cay, dùi cui có cả. Các kiến trúc sư danh tiếng
như Patrick Bouchain hay Gilles Clement cùng giới tri thức đã ký vào bản kiến
nghị giữ lại vùng di sản này.
Vâng,
đó là di sản, bởi trong mắt họ, đây là một khu thực nghiệm của tương lai. Một
vùng đất thử nghiệm cho những cách sinh sống mới, để làm việc, để trồng trọt
trên đất, để xây dựng, để sống cùng với nhau, trong bối cảnh thiếu thốn nguồn lực
hiện tại… Đời sống là sự quay trở lại của tính bản địa, đối nghịch với sự hiện
đại vô trùng của các khách sạn rẻ tiền hay các ngôi nhà thẳng hàng cho đến đường
chân trời, nơi mà người ta sống lặp lại với chính bản thân, là nạn nhân cho cảm
giác bị bỏ rơi đang nuôi dưỡng xu thế cực đoan của họ.
Thế
nên, khi đọc những lời bình văn hoá ngô nghê về Cinematheque mà mình vẫn thấy
buồn cười và xót xa. Xót xa hơn là, người ta dùng chính luật để phá đi các
thành luỹ của ký ức đô thị và coi rẻ những giá trị mà người dân tôn thờ.
Trong
khi đó, trên khắp cả nước, mọc lên những di sản mới: biệt phủ của những người cộng
sản vô thần, từng đả kích phong kiến, đánh phá thực dân để tạo ra các công
trình tư nhân phô trương nằm trên các mảnh đất thuộc sở hữu toàn dân. Một sự
phá nhiệt tình đi cùng với sự xây nhiệt tình. Các di sản bị gạch tên và những
di sản mới của lòng tham dồn nén sau các lời tuyên giảng về đạo đức.
-----------------------
12 giờ ·
Phá rừng ở khắp nơi.
*
Thủ
thiêm hay bất kỳ chỗ nào của dân oan là sự thất bại của xã hội dân sự, thất bại
của cơ chế điều chuyển lãnh đạo địa phương này quản lý địa phương khác và đương
nhiên, ở nơi có 800 tờ báo, 1 tông giọng thì ta sẽ chỉ thấy cái được cho thấy.
Đồng Tâm là 1 ví dụ cho quy mô nhỏ nhưng chỉ có dân địa phương, khi đoàn kết và
có sẵn gốc rễ cha ông, lớn lên từ ruộng, đất thì họ mới đại diện cho quyền sở hữu
tự nhiên giữa con người-đất đai, trên cả văn bản hiến pháp. Sự thất bại và nước
mắt, những đoàn người tha phương ở Mai Văn Thưởng, phẫn uất trong xe bus. Thất
bại hơn nữa là đoàn người ngoài cuộc phóng xe nhanh qua họ để tránh phiền phức.
Nhưng vẫn còn hy vọng cho bất cứ ai, địa vị, ý thức chính trị, đảng phái, tôn
giáo cảm thấy rằng, họ muốn con cái họ hạnh phúc, muốn nhìn thấy sự sống của đất
đai. Làm nông là cứu nước Việt đấy nhé
*
Các
anh tha cho cụ nhé
Ông
Nguyễn Danh Kỳ - Giám đốc Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) cho biết: Đơn vị vừa
tìm thấy một quần thể phơ mu mới, trong đó có cá thể lớn nhất từ trước đến
nay,…
BAOHATINH.VN
No comments:
Post a Comment