Trung
Nguyễn
15/05/2018
Vụ
hai hiệp sỹ, một người dân bị chết và bốn người khác bị thương bởi một băng trộm
xe vào tối ngày 13/5 đã gây chấn động dư luận. Càng gây bức xúc hơn là chỉ đạo
của ông Nguyễn Thiện Nhân – Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản, Bí thư thành ủy
TPHCM – khi ông đề nghị công an TPHCM trang bị áo giáp cho các “hiệp sỹ”.
Năm
2017, theo tờ The Economist, TPHCM được (hay bị) xếp hạng thứ 6 trong số 10 thành phố nguy
hiểm nhất thế giới, ở Đông Nam Á thì TPHCM chỉ xếp sau Manila của
Philippines. Đây rõ ràng là sự thất bại của ngành công an vì TPHCM là thành phố
lớn nhất nước, đóng góp ngân sách quốc gia nhiều nhất. Nếu không có an ninh trật
tự thì chắc chắn kinh tế TPHCM đi xuống, sẽ kéo theo cả nước cùng xuống.
Cách
chống “cướp đêm”
Vì
cướp giật đã xảy ra phổ biến nên phần đầu của bài viết tôi muốn viết về một số
kinh nghiệm và kỹ năng nếu bị cướp giật hoặc chứng kiến cảnh cướp giật. Bạn đọc
những dòng này sẽ không thừa vì xác suất trong đời bạn gặp tình cảnh như vậy ở
Việt Nam khá cao.
Thứ
nhất, nếu bạn bị cướp giật hay chứng kiến cảnh đó thì bạn nên giữ khoảng cách
an toàn với kẻ cướp, thậm chỉ bỏ chạy, đồng thời tri hô lên để bọn cướp sợ. Biết
đâu đấy, chúng sẽ bỏ lại tài sản bị cướp và bỏ chạy. Tuyệt đối bạn không nên tiếc
tiền mà đuổi theo giật lại tài sản. Xác suất cao là kết quả sẽ giống như vụ án
cướp xe SH vừa rồi, vì một chiếc xe vài chục triệu đồng mà bạn mất mạng. Chắc
chắn là sinh mạng của bạn vẫn quý hơn chiếc xe.
Thứ
hai, ngay cả khi bạn biết võ và tự tin vào khả năng võ thuật của mình, bạn cũng
tuyệt đối không nên thử nghiệm kỹ năng chống dao của mình trong hoàn cảnh như vậy.
Bài bản dùng tay không đoạt dao thật ra chỉ tập cho biết chứ không áp dụng được
vào thực tế. Trong thực tế, khi gặp hoàn cảnh nguy hiểm, adrenalin của bạn tăng
cao, nhịp tim đập nhanh, bạn sẽ khó mà bình tĩnh dùng tay không chụp đúng tay cầm
dao của kẻ cướp để thực hiện đòn thế. Tôi tin rằng, kể cả các võ sư dạy các bạn
những đòn thế đó, cũng không thể đoạt dao như vậy trong thực tế.
Tôi
từng chứng kiến một võ sư rất giỏi thử nghiệm các kỹ năng chống dao như hướng dẫn
trên… Youtube. Bạn đóng giả làm cướp rất to khỏe và cũng là võ sỹ giỏi. Kết quả
là với lực đâm rất mạnh và hướng đi của dao không như “quy trình” là dao cũng
đâm lút người.
Do
đó, với các bạn biết võ thuật và sẵn sàng đánh cướp, các bạn cũng phải sử dụng
vũ khí. Đó có thể là bàn ghế của quán cóc ven đường, cục đá, mũ bảo hiểm, gậy
ngắn… Tuyệt đối không dùng tay không để chống dao. Đòn các bạn tung ra luôn phải
nhằm mục đích đánh văng dao của kẻ cướp trước khi áp sát.
Tôi
nghĩ rằng các hiệp sỹ đường phố đã dạy lẫn nhau một số đòn thế tự vệ nên các
anh đã tự tin quá khi đối đầu với một băng cướp có hung khí. Các bạn không biết
võ, các bạn nữ, trẻ em, người già càng tuyệt đối không nên chống trả với cướp.
Hiện
nay, TPHCM đã được trang bị hệ thống camera Mắt Thần có trí tuệ nhân tạo. Sau
khi cướp gây án xong và bỏ chạy thì công an vẫn truy tìm xem chúng đã chạy đến
đâu qua hệ thống camera và sẽ phá án để thu hồi tài sản cho bạn rất nhanh. Các
bạn khi bị cướp, điều quan trọng hàng đầu là giữ tính mạng, thay vì cố giữ tài
sản để dẫn đến mất mạng.
Cướp
ngày là quan
Về
phía kẻ cướp, băng cướp phải liều lĩnh, sẵn sàng tù tội để cướp chiếc xe trị
giá chỉ vài chục triệu hoặc cùng lắm là lên tới 100 triệu đồng. Trong khi quan
tham ở Thủ Thiêm đền bù một mét vuông đất cho dân giá 150 ngàn rồi bán lại với
giá 350 triệu đồng. Rõ ràng “đẳng cấp” của “cướp đêm” làm sao bằng “cướp ngày”?
Một mét vuông đất cướp được, có giá trị cao hơn gấp nhiều lần so với cướp một
chiếc xe máy.
Phải
so sánh như vậy để người dân thấy rõ và gọi đúng tên những tên quan tham cướp đất
của dân, tăng giá xăng vô tội vạ và không minh bạch,… là những tên cướp. Những
tên “cướp ngày” đó thêm một cái tội nữa là hay rao giảng đạo đức cách mạng (tức
là đạo đức giả), chẳng hạn như cán bộ phải “hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”,
“gần dân”, “hiểu dân”, “chăm lo cho dân”… Do đó, người dân đoàn kết chống “cướp
đêm” là một nhẽ, nhưng quan trọng và cần thiết hơn, người dân Việt Nam cần đoàn
kết chống “cướp ngày”.
Phải
trang bị áo giáp cho toàn dân?
Ông
Nguyễn Thiện Nhân từng là giáo sư đại học, trình độ tri thức so với các đảng
viên cộng sản khác rõ ràng là cao hơn. Tuy nhiên, ông đã làm tới Ủy viên Bộ
chính trị mà rất mù mờ về chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước nên ông mới phán là
phải trang bị áo giáp cho “hiệp sỹ”.
Đề
nghị của ông Nhân là một sự sỉ nhục đối với ngành công an. Ngành công an đã bất
lực trong việc trấn áp tội phạm và bây giờ phải trang bị áo giáp cho dân. Liệu
sau vài vụ trọng án nữa như vậy, ông sẽ kêu gọi trang bị dao, gậy, súng cho dân
để dân yên tâm khi ra đường?
Đề
nghị của ông Nhân còn có một hàm ý thứ hai. Đó là nhiệm vụ của công an chỉ bảo
vệ đảng cộng sản, cho dù mang danh “công an nhân dân”, nhưng công an “chỉ biết còn đảng còn mình”. Còn người dân thì phải tự
bảo vệ chính mình, chứ công an không can thiệp. Mặc dù đồn
công an chỉ cách hiện trường vụ hỗn chiến giữa các hiệp sỹ và băng cướp có 20
mét, nhưng phải 10 phút sau khi sự việc xảy ra xong, công an mới xuất
hiện. Người dân tố cáo, công an nêu lý do lảng tránh trách nhiệm khi cho rằng
hiện trường vụ án ở … phường khác, không thuộc trách nhiệm của họ.
Phía
công an nêu ra lý do họ từ chối giúp đỡ nhóm “hiệp sĩ” bị đâm thương vong,
là vì họ đang bận canh giữ nghĩa trang Hồi Giáo ở gần đó, đang trong tình trạng
giải tỏa mặt bằng. Có nghĩa là công an đang bận bảo vệ đám “cướp ngày”, hỗ trợ
chúng cướp đất của dân, bỏ mặc dân đối phó với đám “cướp đêm”. Đó là điều mà
người dân chứng kiến nhiều năm qua, công an lo đi lập công ty, móc nối với quan
chức, chiếm nhà đất công, trị giá hàng ngàn tỉ đồng, như thượng tá tình báo Vũ
“nhôm” ở Đà Nẵng, bỏ mặc dân tự xử với đám “cướp đêm”.
Nếu
đề nghị trang bị áo giáp cho “hiệp sỹ” thành hiện thực, tôi sẽ kêu gọi toàn
dân, nhất là nhân dân các vùng đang bị cướp đất, đăng ký làm hiệp sỹ để được
phát áo giáp miễn phí. Bà con có áo giáp sẽ đỡ bị thương nặng, thậm chí vong mạng
khi bị mưa ma trắc, dùi cui trút xuống.
Tầm
tư duy của một Ủy viên Bộ Chính trị như ông Nguyễn Thiện Nhân còn lệch lạc như
vậy, thế thì Bộ Chính trị, bộ phận có quyền hành cao nhất, quyết định vận mệnh
của dân tộc Việt Nam, sẽ đưa đất nước này đi về đâu? Đi lên “thiên đường xã hội
chủ nghĩa”?
Sáu
chữ vàng
Quân
đội nhân dân Việt Nam đã được giới lãnh đạo Cộng sản ban cho sáu chữ vàng là
“Trung với đảng [cộng sản], hiếu với dân”. Tôi nghĩ ngành công an cũng không hề
kém khi được dân tặng cho sáu chữ vàng là “Hèn với giặc, ác với dân”. Quân đội
và công an đều là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ giới lãnh đạo cộng sản. “Hèn với
giặc”, “ác với dân” cũng là “chủ trương lớn” của đảng Cộng sản, là hệ quả tất yếu
của việc lực lượng vũ trang đi trung thành với một đảng cầm quyền, chứ không phải
trung thành với Tổ quốc, với bản hiến pháp dân chủ, và với nhân dân.
Qua
bài viết này tôi cũng gửi lời chia buồn đến gia đình các “hiệp sỹ” đã hi sinh
hoặc bị thương khi đang làm việc nghĩa. Tấm lòng của các anh rất đáng trân trọng,
bởi các anh “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”. Cái chết của các anh để
lại chút niềm tin về những nghĩa cử đẹp vẫn còn hiện hữu, rằng không phải người
dân Việt Nam nào cũng thờ ơ với chuyện xã hội.
©
Copyright Tiếng Dân
------------------------------------
Đó
dường như là một nghịch lý. Trong khi các hoạt động ôn hoà của những tổ chức xã
hội dân sự khác bị ngăn cản thì việc các tổ chức “hiệp sĩ đường phố” – thực chất
cũng là những tổ chức xã hội dân sự, lại được công khai ủng hộ dù tiềm tàng rất
nhiều nguy hiểm cho từng cá nhân “hiệp sĩ” lẫn cho toàn xã hội. Giải thích nghịch
lý này như một hiện tượng xã hội cần được nhìn từ nhiều phía nhưng từ phía nào
cũng thấy lồ lộ sự vô trách nhiệm của chính những cơ quan công quyền.
Có
thể những lực lượng vũ trang của chính quyền hiện tại đa phần đều thấm nhuần
cương lĩnh “chiến tranh nhân dân” nên xem việc nhân dân tự tổ chức chiến đấu chống
lại các thế lực xấu là điều bình thường? Cho đến giờ lực lượng công an vẫn thường
nhắc đi nhắc lại “thế trận an ninh quốc phòng toàn dân”, liệu rằng việc khuyến
khích và để tồn tại các lực lượng hiệp sĩ tự phong này cũng nằm trong cái “thế
trận” ấy chăng?
Cũng
có lời giải thích rằng những nhân viên công an cấp thấp khi nhìn vào khối tài sản
khổng lồ của những tướng lãnh trong ngành đều thấy chạnh lòng với mức lương
không đủ sống của mình nên chẳng dại gì dấn thân. Vì vậy, họ để tồn tại các lực
lượng “hiệp sĩ” tự phát này để chia sẻ bớt những nguy hiểm rủi ro.
Tất
cả đều là giả thiết và không thể nào chứng thực được. Nhưng, cái chết của những
“hiệp sĩ” vừa qua là có thật. Và sự thất trách của lực lượng được giao gìn giữ
trị an cũng có thật. Chống tội phạm không phải là một cuộc chiến tranh, không
thể dùng lực lượng “du kích” để “tiêu hao sinh lực địch”. Không người dân nào
có nghĩa vụ liều thân mình để bảo vệ trị an. Cũng không luật pháp nào trao quyền
cho một nhóm người dân để họ có thể tổ chức tuần tra hay bắt giữ nghi phạm. Cả
“hiệp sĩ” lẫn “kẻ cướp” đều chịu sự kiểm soát của pháp luật và ai trong họ cũng
không được phép miễn trừ trách nhiệm pháp lý.
Một
lý giải khác, sự hình thành tự phát của các nhóm hoạt động xã hội dân sự “Hiệp
sĩ đường phố” dường như làm an lòng nhà cầm quyền rằng các nhóm này không làm ảnh
hưởng đến “chính trị”. Thực tế đã chứng minh, điều mà các “hiệp sĩ” này ghét
sau đám ăn cướp, có lẽ đó là những lý lẽ đi ngược lại các chủ trương của nhà cầm
quyền. Do đó, họ tự họp thành nhóm có hoạt động thường kỳ và công khai những hoạt
động này mà không gặp bất kỳ trở ngại nào từ các cơ quan hữu quan, thậm chí họ
nhận bằng khen và được báo chí cổ vũ. Trong khi đó, các hoạt động ôn hoà của những
nhóm xã hội dân sự khác luôn gặp sự cản trở dù đó chỉ là hoạt động vì môi trường
hoặc phản đối lạm dụng tình dục.
“Những
nhà cầm quyền vô trách nhiệm cần sự im lặng của những kẻ bị trị hơn là cần tới
bất cứ tính tích cực nào, ngoại trừ tính tích cực mà họ khống chế được” – Triết
gia John Stuart Mill đã viết như vậy trong tác phẩm Chính Thể Đại Diện. Có suy
nghĩ nào của chúng ta khi liên tưởng đến mô hình “Hiệp sĩ đường phố” không?
Lực
lượng công an đã chứng tỏ họ có khả năng thế nào khi tích tắc đã bắt được ngay
hai nghi phạm trong vụ sát hại các “hiệp sĩ”. Theo báo chí, phải đến 50 cảnh
sát bao vây với súng ống đầy đủ để bắt một trong hai nghi phạm này. Nghi phạm
được cho đã ra tay giết hai “hiệp sĩ” đã dùng lưỡi lê quân đội, thứ vũ khí nếu
đâm trúng chỗ yếu hại thì nạn nhân chắc chắn chết vì không cầm máu được. Trong
phần trả lời phỏng vấn trên giường bệnh viện, một “hiệp sĩ” đang trọng thương
cho biết không ai trong số họ có võ hay ít nhất là kỹ năng thoát hiểm khi đối
diện hung khí.
Có
thể khâm phục tinh thần hiệp nghĩa nhưng không thể cổ vũ người dân tự đấu tranh
bảo vệ mình. Chỉ có những xã hội vô chính phủ thì người dân mới phải lập ra các
đội tự vệ để tự lo cho trị an.
Hình
:
Hiệp
sĩ Nguyễn Văn Minh Tiến và con trai trong căn nhà thuê dán đầy bằng khen vì những
thành tích bắt cướp. Ảnh: Internet
No comments:
Post a Comment