Thomas
Carothers,
Carnegie Endowment for International Peace
Thiên
Thanh chuyển
ngữ, CTV Phía Trước
Posted
on Feb 5, 2016
Bối
cảnh hiện tại đang buộc chúng ta phải đối mặt với một nghịch lý. Mười lăm năm đầu
của thế kỷ này đã trở thành thời đại của những bước tiến kinh ngạc trong công nghệ
thông tin liên lạc, bao gồm kỹ thuật số hóa, các nền tảng video cho phép nhiều
nguồn truy cập, điện thoại thông minh, truyền thông xã hội, hàng tỷ người đã có
thể truy cập mạng Internet, và nhiều điều chưa kể đến khác. Tất cả những thay đổi
mang tính cách mạng này đều hàm ý sự trao quyền cho các cá nhân thể hiện bằng
việc gia tăng nhanh chóng khả năng tiếp cận với thông tin, đơn giản hóa và thuận
tiện hóa chưa từng có đối với việc liên lạc và trao đổi dữ liệu, và các công cụ
kết nối mạng mạnh mẽ. Tuy nhiên, bất chấp các thay đổi này, nền dân chủ trên thế
giới – một hệ thống chính trị dựa trên nền tảng của sự trao quyền cho các cá
nhân – cũng trong thời đại này lại vẫn còn trì trệ.
Số
lượng các quốc gia có nền dân chủ hiện nay về cơ bản không nhiều hơn so với thời
gian đầu của thế kỷ này. Nhiều nền dân chủ, cả những nền dân chủ lâu đời và những
nền dân chủ mới, đều đang trải qua những yếu kém trầm trọng về thể chế và những
yếu kém liên quan đến lòng tin của công chúng.
Làm
thế nào chúng ta có thể dung hòa hai thực tế đang diễn ra trên toàn cầu hiện
nay – những bước tiến chưa từng có tiền lệ trong công nghệ đang tạo điều kiện
cho việc trao quyền cho các cá nhân và sự trì trệ trong việc phát triển nền dân
chủ về tổng thể trên toàn thế giới? Để có thể giúp đưa ra câu trả lời cho câu hỏi
này, tôi đã hỏi sáu chuyên gia về các thay đổi chính trị, từ các quan điểm về
chuyên môn và nhiều quốc gia rất khác nhau. Dưới đây là các phản hồi của họ,
cùng với một vài ý kiến chủ quan ngắn gọn của riêng tôi.
***
Phần I:
Tác
giả: Martin Tisné
Một
giải pháp không đầy đủ cho câu hỏi này nằm ở một thực tế quen thuộc nhưng rất cốt
lõi rằng các nhà lãnh đạo độc đoán sắc sảo có thể giới hạn hiệu quả trong việc trao
quyền lực của công nghệ đối với các công dân thông thường bằng cách thực hiện
điều hành cưỡng chế đối với các không gian công dân – điều đã được thực hiện ở
nhiều quốc gia – và bằng việc sử dụng các công nghê mới đối với chính các mục
tiêu chống dân chủ của riêng họ, chẳng hạn như theo dấu về gần đúng địa điểm và
các hoạt động của các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ.
Nhưng
tôi cũng xin nhấn mạnh một nhân tố khác mà ít được nhắc đến hơn: nhiều trường hợp
của việc thực thi dân chủ được tạo điều kiện bởi công nghệ đã diễn ra ở cấp độ
địa phương và do đó đã tránh được những tính toán ở cấp độ quốc gia đối với các
tiến trình dân chủ. Những công dân không dễ tính ở nhiều quốc gia có thể sẽ
không cảm thấy dễ chịu với những nhà lãnh đạo phi dân chủ của họ, nhưng họ lại
sử dụng những công cụ công nghệ có thể truy cập để tập trung nguồn lực ở cấp độ
địa phương – gắn kết với các cộng đồng địa phương của họ với FixMyStreet, kiểm
soát các quan chức địa phương và trong khu vực để giải trình cho các khoản chi
tiêu bằng việc sử dụng BudgIT, và theo dõi các hoạt động của các trường học địa
phương với Mejora Tu Escuela.
Nói
cách khác, hiệu quả tích cực của công nghệ ngày nay đã thu được những bước tiến
mới ở các hướng đi thấp hơn cấp độ quốc gia. Công nghệ đã tăng mật độ của các
hoạt động dân chủ trong khuôn khổ ở mức độ ngân sách địa phương ở nhiều quốc
gia (một chiến dịch được dẫn đầu bởi cộng đồng tại Rio de Janeiro, một một hoạt
động yêu cầu được tham gia hoạch định ngân sách tại Manila), mà không gây phát
sinh nhiều thay đổi đến thể chế quốc gia.
Trong
một hoặc hai thập niên tới đây, bức tranh toàn cảnh của nền dân chủ toàn cầu sẽ
phát sinh một số những thay đổi, như các mô hình cải cách chính trị với việc tạo
điều kiện của công nghệ sẽ được nhân rộng lên các môi trường đô thị có mật độ
cư dân lớn, làm các thị trưởng và các hội đồng địa phương sẽ trở thành những
mũi nhọn của việc nhân rộng hơn các thay đổi về mặt dân chủ.
Hơn
nữa, các công nghệ mới sẽ trao quyền lực cho các cá nhân trong nhiều khía cạnh
của cuộc sống không trực tiếp liên quan đến chính trị, chẳng hạn như trao cho
người nghèo quyền được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng vốn trước đây họ
không thể có được, và hỗ trợ việc định hình các quyền sở hữu cho các cộng đồng
những người nghèo nhất. Những hình thức kinh tế xã hội đang âm ỉ này trong việc
trao quyền lực nhiều khả năng cũng sẽ tăng cường đáng kể hiệu quả chính trị
ngay trong những năm sắp tới.
_______
Martin
Tisné hiện là Giám đốc Chính sách tại Omidyar Network
Đón
xem Phần II: Chế độ độc tài cũng biết sử dụng công nghệ
©
2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
*
*
Thomas
Carothers,
Carnegie Endowment for International Peace
Thiên
Thanh chuyển
ngữ, CTV Phía Trước
Posted
on Feb 16, 2016
Phần II
Tác
giả: Larry Diamond
Một
nguyên nhân cho sự việc bất thường này đó là vận mệnh toàn cầu của nền dân chủ
được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau không có chủ đích. Trong khi một
số nguyên nhân thúc đẩy nền dân chủ mạnh mẽ có thể kể đến là hiện thực xã hội:
ví dụ như sự phát triển mở rộng của kinh tế, sự khuyếch đại của tự do công nghệ
(đặc biệt là điện thoại di động) và sự phát triển rộng lớn hơn của xã hội dân sự….
Những ảnh hưởng tích cực này đang bị mài mòn bởi một số nguyên nhân tiêu cực
khác, khi mà những điều không may thì đầy nhan nhản lúc này như sự lớn mạnh về
quyền lực và tầm ảnh hưởng (trong khu vực và toàn thế giới) của một số chế độ độc
tài như Trung Quốc, Nga, và Iran; hiệu quả và quyết tâm thành lập những chính
quyền dân chủ bị suy yếu, chiến tranh khủng bố tạo ra những áp lực về quyền con
người và quản trị tốt trong khu vực đang phát triển trọng điểm.
Ngoài
ra, dân chủ đã được mở rộng ở nhiều khu vực trên thế giới trong các thập kỉ trước
khi mà các điều kiện khách quan không thực sự tốt. Vì vậy, rất cần có một quan
hệ đối tác chặt chẽ của các nhà hoạt động trong và ngoài nước để giữ cho các nền
dân chủ đang suy yếu khỏi bị trật đường ray bởi các vấn đề như tham nhũng có hệ
thống và xung đột sắc tộc.
Thứ
hai, trong khi các công nghệ truyền thông mới chắc chắn có thể nâng cao vị thế
cho các chính quyền, truyền thông không chỉ nâng cao quyền lực cho các cá nhân
và tập thể để hoạt động dân chủ mà còn trở thành sân ga khuyếch tán nhanh chóng
các tin đồn, nói xấu dân tộc, bài ngoại, các quan điểm cực đoan và quan điểm cố
chấp (thậm chí là hệ tư tưởng)… Chúng ta có thể thấy rằng “Hate Radio” đã đóng
một vài trò quan trọng trong cuộc diệt chủng Rwandan.
Ngày
nay, các phương tiện truyền thông xã hội có thể xúi giục sự thù địch và phê
phán. Truyền thông xã hội cũng có thể giúp phổ biến chính trị ở một vài đất nước
đang trong thời kì chuyển giao như Thái Lan theo cách mà Hoa Kỳ và Châu Âu đã
làm. Khi việc phổ biến rộng rãi này diễn ra mà không có sức mạnh của sự đồng
lòng trong các quy luật của trò chơi dân chủ thì các quy định về hiến pháp cũng
bị đe dọa.
Cuối
cùng thì chế độ độc tài cũng đạt thế thượng phong trong trò chơi của họ trong
việc giám sát, kìm hãm và thậm chí đóng cửa tự do công nghệ. Trung Quốc và Nga
là hai đất nước đi xa nhất trong công cuộc này, nhưng các nền độc tài khác nhìn
chung cũng đang sử dụng cùng một công cụ để kiểm duyệt mạng internet và kiểm
soát kĩ thuật số. Các nền dân chủ cần phải có những cải tiến đổi mới và tổ chức
để đáp lại tình hình này.
Còn
tiếp…
_________
Larry
Diamond là đồng sự cấp cao ở Học viện Hoover và Viện Freeman Spogli của trường
Đại học Stanford, khoa Quốc tế học. Tại đây, ông điều hành trung tâm về Dân chủ,
Phát triển và Pháp quyền.
Đón
xem Phần III : Giới hạn về công nghệ
©
2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
*
*
Thomas
Carothers,
Carnegie Endowment for International Peace
Thiên
Thanh chuyển
ngữ, CTV Phía Trước
Posted
on Feb 25, 2016
Phần III
Tác giả: Senem Aydin Düzgit
Vượt
lên trên niềm vui sướng khi nhận thấy sức chuyển đổi của công nghệ truyền thông
mới, chúng ta vẫn cần phải nhìn nhận rằng còn rất nhiều người dân bình thường của
các nước dân chủ không có cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin đó.
Ví
dụ như ở Thổ Nhĩ Kỳ – đất nước được xem như một huyền thoai về nền kinh tế
thành công trong số các nước dân chủ mới nổi – thì có đến một nửa số hộ gia
đình vẫn không truy cập được vào mạng lưới internet. Vì vậy, họ tiếp tục dựa
trên những kênh truyền thông truyền thống như TV để cập nhật thông tin và những
tin tức chính trị. Đi kèm với đó là việc chính phủ kiểm soát thông tin truyền
thông như đợt biểu tình năm 2013 tại công viên Gezi, nhân dân Thổ Nhĩ Kì chỉ biết
phụ thuộc vào các thông tin từ chính phủ, khi mà nguồn thông tin tự do từ
internet đều bị chặn lại. Thậm chí ngay cả những công cụ truyền thông mới mà được
cho rằng không thể kiểm soát được cũng đều bị kiểm duyệt. Kênh YouTube và
Twitter đã bị đánh sập nhiều lần bởi tòa án ở Thổ Nhĩ Kì, hành động theo lệnh của
các cơ quan chính trị.
Chính
phủ đã ban hành bộ luật mạng điện tử mới vào tháng Hai năm 2014, cho phép các
quan chức trong lĩnh vực điện tử viễn thông chặn bất cứ các trang mạng nào
trong vòng 4 giờ mà không cần được lệnh đồng ý của tòa án.
Hơn
nữa, các cải tiến về công nghệ đã giúp các nhà chức trách dễ dàng theo dõi và
đàn áp những người thuộc phe đối lập. Ví dụ như luật internet năm 2014 đã yêu cầu
các nhà cung cấp mạng ở Thổ Nhĩ Kì lưu trữ dữ liệu họ thu thập được từ các hoạt
động của những người sử dụng web trong vòng 2 năm, và sẵn sàng cung cấp hồ sơ
cho các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu. Có rất nhiều trường hợp gần đây ở
Thổ Nhĩ Kì bị đưa ra xét xử khi có hành vi xúc phạm tổng thổng bằng những thông
điệp họ viết lên trên trang Twitter và Facebook.
Cuối
cùng, phe độc tài cũng đã tăng cường sức mạnh rõ ràng trong việc theo dõi, kìm
hãm và thậm chí giết chết các công nghệ theo hướng tự do. Trung Quốc và Nga hiện
đang dẫn đầu, nhưng phe độc tài thường chia sẻ các công cụ kiểm duyệt Internet
và thông tin số. Phe dân chủ phải sáng
tạo và tổ chức để đáp trả.
______
Senem Aydin Düzgit là phó giáo sư và
chủ tịch Jean Monnet tại Khoa Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Istanbul Bilgi.
©
2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment