“Thà
là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình còn hơn là cuộc sống giàu mà bon
chen, không an toàn”.
Đấy là khuôn vàng thước ngọc được phóng ra từ cửa miệng của ông Phó thủ tướng
Chính phủ kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải. Ông Hải đã hùng hồn, tự
tin và... hồn nhiên khẳng định như thế trong buổi làm việc tại Ba Vì hôm
23/2/2016.
Thực
ra, những phát ngôn gây sốc, gây sốt, gây nhột... dẫn đến đủ mọi trạng thái “đột
ngột” trong dân chúng của các ông/ bà lãnh đạo, quan chức cộng sản đã không còn
là chuyện hiếm. Thậm chí, nó đã rất phổ biến và trở thành một kinh nghiệm thú vị
cho người dân nhằm đo lường chỉ số “thông minh” lẫn mức độ “can đảm” của giới cầm
quyền Việt Nam. Sở dĩ tôi dùng cụm từ “trạng thái đột ngột” vì người ta có thể
ôm bụng cười lăn lộn, hoặc chửi thề, hoặc uất ức, hay cảm thấy chua xót, đau đớn,
thậm chí xấu hổ ngay khi vừa nghe được những phát ngôn kiểu đó.
Có
người còn chọn cho mình cách giải trí để được cười thoải mái, cười sảng khoái,
cười không nhặt được mồm bằng cách lên mạng sưu tầm những phát ngôn “để đời” của
các lãnh đạo, quan chức cộng sản.
Nhưng
thôi, trong trường hợp này chỉ xin đôi ba dòng bày tỏ suy nghĩ về phát ngôn của
ông đương kim Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Phát
ngôn trên của ông Hải có nhiều khái niệm khác nhau cần tách bạch:
“Nghèo,
công bằng, yên bình, giàu, bon chen, không an toàn”.
Có
thể hiểu rằng ông Hải khẳng định cuộc sống nghèo sẽ được hưởng công bằng và yên
bình. Ngược lại, giàu sẽ phải bon chen và không an toàn. Tuy nhiên, người viết
sẽ không phân tích cái... tư duy ngược của “nhà lãnh đạo” này, cũng không đi
vào mổ xẻ thực trạng của đất nước hiện nay đang nằm ở đâu trong các khái niệm
trên mà ông Hải đưa ra. Điều ấy, hầu hết người dân Việt Nam đều hiểu và đánh
giá được.
Đảng
cộng sản luôn hãnh diện rằng, dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng, vị thế và uy
tín của Việt Nam ngày càng vững chắc trên trường Quốc tế. Thế mà ông Hải, đứng
trong hàng ngũ lãnh đạo của một quốc gia lại không biết được thực trạng nghèo
đói (tất yếu) đã dẫn đến bất ổn, bất công thậm chí xung đột vũ trang tại nhiều
nơi trên thế giới. Sự nghèo đói, bất ổn, bất công, xung đột... từ lâu đã trở
thành những thách thức của thế giới, trở thành những vấn đề được quốc tế hóa chứ
không đơn thuần chỉ là những khái niệm để người ta tùy tiện phát ngôn chơi.
Từ
lâu, người dân Việt Nam đã bội thực vì ăn mãi món bánh vẽ đảng cộng sản quẳng
cho là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Bây giờ bất
thình lình được biết đến mục tiêu (lạ) của ông Phó thủ tướng kiêm Bí thư thành ủy
Thủ đô là “Nghèo, công bằng, yên bình”. Thực là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
Chuyện thật như đùa. Mà đùa trên tương lai của đất nước, của hơn 90 triệu đồng
bào, mới ghê.
Viết
đến đây tự nhiên nảy ra một suy nghĩ rất ư tò mò và mạo hiểm. Mạo hiểm vì cái sự
tò mò ấy không chừng sẽ phải ngồi tù như chơi vì dám động chạm đến chuyện “nhạy
cảm”. Mà bất cứ chuyện gì làm phật ý đảng cũng dễ có nguy cơ bị xếp vào tội làm
“lộ bí mật quốc gia” hoặc “xâm phạm an ninh quốc gia” lắm. Nhưng đã tò mò, thì
cũng tò mò cho chót:
-
Ông Phó Thủ tướng kiêm Bí thư Thành ủy cũng như các đồng chí của ông sở hữu bao
nhiêu phần trăm của cải của đất nước này?
Hỏi
vậy thôi chứ tài sản chìm nhiều nổi ít của các đầy tớ nhân dân thì chủ nhân ông
chúng ta làm sao biết cho dù có luật định phải thành thật khai báo tài sản thì
các đầy tớ chỉ đóng cửa và "đồng chí khai sao tôi khai vậy". Nhưng nếu
tài sản cho người sống không biết là bao thì cũng nhìn vào tài sản của người chết
mà đoán mò đoán mẫm:
Những
hình ảnh về khu mộ gia đình của tân Uỷ viên BCT Hoàng Trung Hải,
tại
thôn Sơn Đồng, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình (Leanhhung
blog)
Song,
ngồi suy nghĩ kỹ hơn thì thấy ông Hoàng Trung Hải giàu nghèo gì đi nữa thì vẫn
đích thị là loại lãnh đạo thương dân!!! Ông không muốn dân ông chỉ vì sự giàu
có (như... ông và đồng chí X hoặc nhiều đồng chí khác) mà mang vạ, phải chết. Bởi
từng có gần 200 ngàn người đã phải chết vì giàu có hoặc bị vu khống là giàu có,
là địa chủ trong Cải cách ruộng đất.
Theo
Wikipedia thì “Tổng số người bị quy trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê
là 172.008 người; số người bị oan sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%[13]
.
Xin
trích dẫn một đoạn viết sau đây nói về số phận của bà Cát Hanh Long (tức Nguyễn
Thị Năm), một người giàu có từng ủng hộ Việt Minh hàng trăm lượng vàng và nhiều
tài sản khác. Bà cũng từng nuôi ăn, giúp đỡ nhiều người sau này giữ những cương
vị quan trọng trong guồng máy cầm quyền cộng sản như Trường Chinh, Hoàng Quốc
Việt [8], Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí
Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị...
Đoạn
viết được trích trong cuốn hồi ký Đèn cù của tác giả Trần Đĩnh, qua lời kể của
Tiêu Lang, phóng viên báo Cứu quốc trong đội Cải cách:
"Khi
du kích đến đưa bà ta đi, bà ta đã cảm thấy có gì nên cứ lạy van "các anh
làm gì thì bảo em trước để em còn tụng kinh." Du kích quát: "đưa đi
chỗ giam khác thôi, im!." Bà ta vừa quay người thì mấy loạt tiểu liên nổ
ngay sát lưng. Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ
mua áo tồi nhất. Và không được lộ là mua chôn địa chủ. Sợ như thế sẽ đề cao uy
thế uy lực địa chủ mà. Khổ tớ, đi mua cứ bị nhà hàng thắc mắc chưa thấy ai đi
mua áo cho người nhà mà cứ đòi cái rẻ tiền nhất. Mua áo quan được thì không cho
bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy
lên vừa dẫm vừa hô: "Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông
dân không này?" Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là
thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gãy vậy...".
Cho
nên chỉ có các quan mới được giàu thôi. Còn dân ta cứ an tâm mà nghèo, để được
an toàn, để không mất mạng nhé. Chứ mà giàu là “đảng ta” cải cách cho chết đấy.
25.02.2016
No comments:
Post a Comment