Andrew
Chadwick,
Britannica
Hương
Ly chuyển
ngữ, CTV Phía Trước
Posted
on Mar 1, 2016
E-democracy,
tên đầy đủ là nền Dân chủ Kỹ thuật số (hoặc Dân chủ trực tuyến) – sử dụng thông
tin và công nghệ truyền thông để cải thiện và trong một số trường hợp – để thay
thế các đại diện của các đảng dân chủ.
Các
lý thuyết gia về E-democracy tuy khác nhau, nhưng phần lớn đồng quan điểm rằng
có một số hạn chế trong quyền công dân đối với các chính thể tự do dân chủ hiện
đại (contemporary liberal-democratic polities)—Các vấn đề về quy mô, khan hiếm
về thời gian, suy giảm cộng đồng, và thiếu cơ hội để thảo luận về các chính
sách—đều có thể vượt qua nhờ hình thức thảo luận mới trực tuyến.
Lý
thuyết gốc
Một
vài thành phần ý kiến khác nhau tạo ra nền tảng cho e-democracy trong cả lý
thuyết và thực hành. Trong những năm 1960 có một thế hệ các nhà lý luận chính
trị, bao gồm Benjamon Barber, C.B. Macpherson, và Carole Pateman, thành lập một
chương trình nghị sự cho các đảng dân chủ tham gia mà tồn tại tới tận thế kỷ
21.
Vào
những năm 1980 có nhiều nhà xã hội học và các nhà khoa học chính trị xem xét lại
khái niệm về cộng đồng. Một số, như Robert Bellah và các đồng nghiệp, than vãn
về việc tăng trưởng của chủ nghĩa cá nhân trong xã hội Mỹ và kêu gọi một công
đoàn có đạo đức hơn. Những người khác, như Amitai Etzioni, tranh cãi ủng hộ cho
một cộng đồng lớn mạnh, gắn kết dựa trên các gia đình và địa phương.
Lý
thuyết gia cuối cùng tạo cảm hứng cho việc hình thành nên nền dân chủ kỹ thuật
số là khái niệm không gian công cộng của Jürgen Habermas: một cộng đồng tự lý
tưởng hóa mà trong đó các công dân có thể tự do tranh luận khỏi các tác động
làm chủ của tiểu bang, các công ty truyền thông lớn, và các cấu trúc xã hội bất
bình đẳng. Ý tưởng các công dân được cân nhắc một cách tự do tạo nên một hiệp hội
kín trong xã hội trước khi đưa các kiến thức đó lên cấp chính phủ làm gợi nhớ lại
nền dân chủ trực tiếp của thời Athens cổ; tuy nhiên, e-democracy đang cập nhật
điều này bằng cách tập trung vào việc làm thế nào để dàn xếp các cuộc đàm luận
chính trị. Internet nổi lên như một phương tiện giao tiếp trung gian duy nhất
phù hợp để cung cấp những phạm vi hoạt động của các cuộc thảo luận chung tương
đối rộng rãi, linh hoạt, và hơn hết là tự quản lý.
Mạng
lưới cộng đồng
Mạng
lưới cộng đồng bắt đầu được nổi lên trong những năm 1970 nhưng bắt đầu được
phát triển ở nhiều nền dân chủ tự do trong những năm 1990, và cũng vì thế mà
giá cả của các phần mềm, máy tính, và các thiết bị mạng trở nên thấp hơn. Những
hệ thống mạng lưới ra đời sớm như Dự án Tưởng niệm Cộng đồng Berkley (Berkley
Community Memory Project) gần San Francisco và Mạng Điện tử Quần chúng Santa
Monica (Monica Public Electronic Network) gần Los Angeles đều sử dụng các công
nghệ cơ bản như các bảng thông báo bằng văn bản, thư điện tử (e-mail), và các
điểm truy cập công cộng ở các khu vực công cộng như cửa hàng, các trung tâm cộng
đồng, và các thư viện.
Hầu
hết các mạng lưới cộng đồng là các sơ đồ công cộng – cá nhân được kết hợp chặt
chẽ giữa ba đặc điểm chính: mạng lưới tốc độ cao yêu cầu mức phí hoặc có mức phụ
cấp miễn phí đối với các hộ gia đình; một số loại hình của trung tâm công nghệ
cộng đồng thường dựa trên một công trình xã hội; và tầm quan trọng của việc tạo
nên sự hài lòng đặc biệt cho cộng đồng địa phương.
Từ
cộng đồng đến chính trị
Một
số dự án trực tuyến hóa hệ thống dân chủ chủ nghĩa hiện đang cố gắng kết nối các
mạng xã hội với quá trình chính trị mở rộng, nhưng vẫn giữ được sự độc lập
trong thể chế nhà nước, các đảng và các nhóm lợi ích. Trong số này thì nền dân
chủ trực tuyến – kỹ thuật số Minnesota (sau này là E-democracy.org) đã được
thành lập vào năm 1994 và trở thành một trong những diễn đàn thảo luận chính trị
tầm quốc gia lớn nhất thế giới.
Vào
đầu thế kỉ 21 đã có một sự thay đổi lớn hướng đến việc đưa mạng trực tuyến vào
quá trình chính trị chính quy. Khối cơ quan nhà nước đầu ngành và địa phương
cũng như cơ số cơ quan lập pháp dần bắt đầu thử nghiệm với: Bàn thảo chính sách
và tư vấn cho công dân trên mạng trực tuyến. Các phát minh này nhằm tạo ra cây
cầu nối giữa việc thảo luận không chính thống giữa các công dân với bộ máy quản
trị; với mục đích đưa ra bộ nhận diện quy trình thực hiện quyết định thực tế.
Chính sự thay đổi về quyền thảo luận trong bộ máy chính phủ đã đưa ra được rất
nhiều phương pháp truyền thông để giúp người dân tham gia trong công tác xây dựng
chính sách, ví dụ như: Quyền bồi thẩm, công tố; sử dụng/ điều khiển con người,
diễn đàn chính sách công; nhóm tập trung; Trưng cầu ý dân cỡ nhỏ và biểu quyết.
Các dự án trực tuyến này đã đưa Internet vào cuộc chơi. Nhờ đó, đã có hai hệ thống
rộng: Tư vấn và Quyền thảo luận.
Phương
pháp tư vấn nhấn mạnh vào ý kiến của người dân đến chính phủ. Theo giải thiết,
thông tin là tài nguyên có thể được sử dụng để đưa ra chính sách và hệ thống
hành chính tốt hơn. Có thể, ví dụ tốt nhất về mô hình tư vấn trong thực tiễn là
chương trình Xây dựng Chính sách của Chính phủ liên bang Mỹ. Chương trình này
được thiết kế giúp các nhóm đối tượng quan tâm và công dân độc lập được phát biểu
ý kiến về chính sách của từng ban ngành, cơ quan khi nó vẫn còn đang trong quá
trình phát triển.
Mô
hình về quyền thảo luận được biết đến là quá trình tương tác phức tạp theo chiều
ngang và theo nhiều hướng hơn. Anh là một trong những chính phủ đầu tiên khi có
ý định hội nhập các diễn đàn thảo luận trực tuyến vào quá trình thảo luận chính
sách. UK’s Hansard Society đã thực hiện một số thí nghiệm vào những năm
cuối thập niên 1990, bao gồm cuộc thảo luận về quản lý lũ, một diễn đàn về trải
nghiệm liên quan đến bạo lực gia đình, trong đó bao gồm đến hơn 200 phụ nữ
trong các cuộc thảo luận tương tác và các dẫn chứng trực tuyến; diễn đàn thảo
luận trong năm 2002 bản Nháp về Chính sách Truyền Thông. Đây là dẫn chứng đầu
tiên trong việc hội nhập hóa diễn đàn trực tuyến với quốc hội.
Chủ
nghĩa tư bản xã hội trực tuyến đã chọc giận rất nhiều cuộc thảo luận học thuật.
Chưa hết, các chủ đề chính này đã dần dần được đưa vào quá trình thực hành
chính sách. Nó đã được cất giữ ở trong rất nhiều thử nghiệm tầm địa phương và
quốc gia, và trong nhiều bối cảnh khác nhau, sử dụng các mẫu khác nhau trong
quá trình trao đổi thông tin trên máy tính, và trong các đất nước khác nhau như
Úc, Canada, Đan Mạch, Estonia, Finland, Đức, Ý, Hòa Lan và Thụy Điển.
©
2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment