“Ngày
Quốc Tế Đồng Hành cùng Dân Oan Việt Nam” dự kiến sẽ diễn ra vào ngày
27/2/2016 tại nhiều thành phố trên khắp thế giới, trong đó có Hà Nội và Sài
Gòn.
Đây
được coi là một phong trào quy mô nhất từ trước đến nay nhằm mục đích lên tiếng
cho hàng triệu dân oan đang bị tước đoạt quyền con người tại Việt Nam.
Danlambao
đã có cuộc phỏng vấn với anh Phạm Dương Đức Tùng và chị Mi Vân – hai nhà hoạt động
đã có nhiều nỗ lực vận động cho việc làm đầy ý nghĩa này.
*
Dân
Làm Báo: Đầu
tiên, Danlambao xin gửi lời chào đến anh Phạm Dương Đức Tùng và chị Mi Vân. Một
cách ngắn gọn, xin quý anh chị có thể giới thiệu sơ lược về những hoạt động
chính của "Ngày Quốc tế đồng hành cùng dân oan 27/2/2016" sắp diễn
ra?
Chị Mi Vân
Mi
Vân: “Ngày
Quốc Tế Đồng Hành cùng Dân Oan Việt Nam” sẽ được tổ chức vào ngày thứ bảy
27/2/2016 tại nhiều thành phố trên thế giới của 4 châu Mỹ, Âu, Á, Úc để:
-
Người Việt và những người bạn ngoại quốc có quan tâm từ mọi nơi trên thế giới sẽ
đồng hành và chia sẻ nỗi đau cùng Dân Oan Việt Nam - tạo thế đồng thuận và hỗ
trợ cho tiếng nói chung của Dân Oan trên khắp đất nước Việt Nam, gây tiếng vang
lớn để cho người dân trong nước và cộng đồng thế giới biết đến thảm cảnh Dân
Oan tại Việt Nam
-
Tất cả đồng loạt xuống đường đòi Công lý và Quyền Con Người phải được tôn trọng
để chấm dứt hiểm hoạ Dân Oan càng ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt vì Việt
Nam đang là một trong 14 thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, mà
trách nhiệm hàng đầu là phát huy và bảo vệ Quyền Con Người trên toàn thế giới.
Dân
Làm Báo: Anh
chị có thể cho biết, lý do vì sao sự kiện này được tổ chức?
Đức
Tùng: Sự
kiện này được tổ chức vì ba lý do chính như sau:
1.
Các nhóm Dân Oan trong nước đề nghị được có những sự hỗ trợ cho tiếng nói của họ
đòi Công Lý.
2.
Các nhóm xã hội dân sự, thiện nguyện, cá nhân, v.v… đồng cảm cho sự đau khổ oan
khiên của Dân Oan và ý thức rằng cần phải tự nguyện tham gia giúp Dân Oan đòi
Công Lý.
3.
Dân Oan và mọi thành viên tham gia sự kiện này nhận thức rõ rằng tình trạng Dân
Oan càng ngày xảy ra càng nhiều và càng tồi tệ hơn, vì vậy, Việt Nam cần phải
có những tiếng nói mạnh đủ để nhà cầm quyền lẫn nhân dân phải giải quyết thoả
đáng và rốt ráo ngay trước mắt.
Dân
Làm Báo: Anh
chị kỳ vọng gì về hoạt động rất có ý nghĩa này?
Mi
Vân: Mục
đích chính của hoạt động này là để đánh động sự quan tâm của quốc tế và tạo ra
áp lực, khiến nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt thảm cảnh Dân Oan tại Việt
Nam.
Để
nói Không với tham nhũng và độc tài. Để toàn thế giới biết về thảm cảnh Dân Oan
và những vi phạm trầm trọng về quyền con người tại Việt Nam. Để mọi người, mọi
giới, mọi nơi quan tâm hơn về người Dân oan Việt Nam. Để không còn thờ ơ.
Và
đồng thời để gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Đại Gia Đình Dân Oan Việt Nam rằng
bên các cô chú bác và anh chị em, vẫn luôn có sự đồng hành của Chúng Ta.
Dân
Làm Báo: Đấu
tranh cho quyền lợi dân oan luôn là một vấn đề khó khăn. Xin hỏi lý do vì sao
anh chị quyết định dấn thân về lĩnh vực này?
Chị Mi Vân và anh Đức
Tùng
Đức
Tùng: Chúng
ta chống độc tài, chống cái Ác vì không chấp nhận sự Bất công. Hàng triệu Dân
oan trên khắp 63 tỉnh thành của 3 miền đất nước là những gia đình phải hứng chịu
sự Bất công nhiều nhất, là những người bị tước đoạt Nhân quyền trầm trọng nhất.
Dân
Oan là những người dân lương thiện đã trở thành nạn nhân của những chính sách bất
cập trong sở hữu và quản lý đất đai, trong đó các quan chức nhà nước cấu kết với
giới đại gia, lợi dụng danh nghĩa đầu tư phát triển để thu hồi đất đai, tịch
thu nhà cửa và toàn bộ tư liệu sản xuất của người dân, đổi lại một số tiền đền
bù rất ít ỏi từ nhà nước, rồi sau đó bán lại với giá thành 10, 20, 30, 100 lần
cao hơn.
Đối
diện với cả một hệ thống cưỡng cướp bằng bạo lực có tổ chức của nhà nước, các
gia đình dân oan lâm vào cảnh cùng khổ, bất cứ với sự lựa chọn nào.
Hoặc
họ chấp nhận sự đền bù tượng trưng và bất công, để mất trắng thành quả của mấy
chục năm lao động và bắt đầu cuộc sống mới với hai bàn tay trắng.
Hoặc
họ phản đối và trở thành Dân Oan, bị cưỡng chế, đánh đập, tống giam vào tù với
những điều luật mơ hồ của Bộ Luật Hình Sự : "chống đối người thi hành công
vụ", "gây rối trật tự công cộng", "cố ý gây thương
tích" mà mức án là từ 2 đến 7 năm tù.
Nhưng
Dân Oan cũng là những người bị công an đánh đổ máu oan, bị kết án oan, bị tù
oan, bị khép tội oan và bị chết oan ức trong đồn công an.
Trong
những năm vừa qua, từ Nam Chí Bắc, càng lúc càng có nhiều cuộc biểu tình tuần
hành của Dân Oan để phản đối những hành động của lực lượng công an sử dụng bạo
lực và nhà tù để đàn áp, bắt giam những người vô tội, hòng cướp đoạt tài sản, đất
đai và nhà ở của người dân. Đồng thời, những cuộc biểu tình tuần hành của Dân
Oan cũng để lên án cán bộ quan chức tham nhũng, đòi Quyền Làm Người và kêu gọi
trả tự do cho những người bị án oan trở thành Tù nhân lương tâm.
Chúng
tôi dám mong rằng càng lúc càng sẽ có nhiều nhiều người hơn nữa trên khắp thế
giới đồng hành đòi Công lý và Nhân quyền cho hàng triệu triệu Dân Oan tại Việt
Nam.
Dân
Làm Báo: Độc
giả Danlambao và đồng bào khắp nơi có thể làm gì để đóng góp cho sự kiện
"Ngày Quốc tế đồng hành cùng dân oan 27/2/2016"?
Mi
Vân: Đồng bào khắp
nơi trên thế giới có thể đồng hành cùng Dân Oan Việt Nam trong ngày 27/2/2016 bằng
cách tìm đến các buổi tổ chức tại địa phương nơi cư ngụ, tự tổ chức những buổi
gặp gỡ tại tư gia để hướng về Dân Oan Việt Nam, hoặc bằng bất cứ hình thức nào
khác như một tấm ảnh cá nhân chụp với biểu ngữ"Je Suis Dân Oan" (Tôi
là Dân Oan) và đăng trên các trang mạng xã hội.
Những
cử chỉ đơn giản nhất để tự đồng hoá mình với Dân Oan. Đồng tâm, đồng thuận để đồng
hành cùng Dân Oan. Để chia sẻ nỗi đau với người Dân Oan trong nước.
Dân
Làm Báo: Trước
khi chia tay, anh chị có điều gì muốn chia sẻ gì thêm?
Đức
Tùng: Trên đất nước
CHXHCN Việt Nam "độc lập - tự do - hạnh phúc", bất cứ ai cũng có thể
ngày một ngày hai trở thành Dân Oan, bị triệt đường sống, bị đánh đập đến đổ
máu, bị bỏ tù, bị cướp trắng nhà cửa đất đai. Đã có những dân oan vì uất ức mà
tự thiêu. Đã có những dân oan bị xe xúc đất của đoàn quân cưỡng chế cán qua người.
Đã có những dân oan dưới tuổi thành niên trở thành tù nhân một cách oan sai.
Dân
oan có thể là một người thân của chúng ta. Không ít người trong gia đình chúng
ta cũng đã từng là Dân Oan trong quá khứ.
Chúng
ta hãy lắng người xuống để nghe những tiếng kêu thống thiết của Dân Oan.
Chúng
ta hãy mở trừng mắt để thấy nơi họ không chỉ là những người đi đấu tranh vì lợi
ích cá nhân của riêng mình mà là những người luôn đi tuyến đầu trong việc đòi hỏi
công lý và nhân quyền phải được tôn trọng tại Việt Nam, đòi sự thay đổi thật sự
cho đất nước.
Chúng
ta hãy thử đặt mình vào vị trí của các gia đình dân oan trên 3 miền đất nước và
tự hỏi "chúng ta sẽ nghĩ gì, làm gì, trông mong điều gì?", để đồng cảm
và quan tâm nhiều hơn về những người Dân Oan tại Việt Nam.
Xin
chân thành cảm ơn anh Phạm Dương Đức Tùng và chị Mi Vân đã tham gia cuộc phỏng
vấn này. Xin kính chúc "Ngày Quốc tế đồng hành cùng dân oan
27/2/2016" sẽ diễn ra thành công.
No comments:
Post a Comment