Mỗi
lần chứng kiến cảnh người công nhân Việt Nam “đình công”, lòng luôn đau xót.
“Đình công” chỉ là cách gọi dễ dãi. Nó chưa phải là cuộc đình công đúng nghĩa,
nó cũng không phải là cuộc lãng công theo ngôn ngữ công nghiệp. Thật sự, nó chỉ
là cuộc bỏ việc, một cuộc không chịu vào bên trong công ty để làm việc của những
người không còn cách nào nữa để phản đối. Nếu có dịp chứng kiến hình ảnh đình
công của công nhân Nam Hàn hay công nhân Đài Loan đình công trên đất nước họ mới
cảm nhận được thân phận người công nhân Việt Nam. Họ đứng trước khuôn viên xí
nghiệp, hai tay buông thỏng, gương mặt hoang mạng, ánh mắt ngại ngần. Một ngày
nghỉ việc, một ngày không lương, có thể bị chủ đuổi, có thể đối diện nhiều ngày
bị đói, và trầm trọng hơn có thể nhận lãnh tai vạ do những tên Công an chìm từ
đám đông. Chưa hết, tai vạ ấy có thể đến tận nhà trọ họ ở và xa hơn họ có thể bị
bỏ tù.
Công
nhân Nam Hàn đình công
Công
nhân Đài Loan đình công
Công
nhân Việt Nam đình công
Giai cấp công nhân từ lâu được coi là đối tượng
quan trọng trong việc hình thành chủ nghĩa CS. Những ông tổ CS thường dựa vào sự
“mất quân bình giữa tư bản, tiền công và lao động” thời sơ khai của nền kinh tế
“tư bản” để cổ súy cho chủ nghĩa CS. Đảng CS tự mang lên người vai trò giải
phóng giai cấp công nhân và nông dân không qua ý chí và sự ủy nhiệm của hai
giai cấp này. Họ đã lợi dụng các giai cấp này cho mục tiêu và ước muốn của
chính đảng mình. Với một địa bàn hơn 80% là nông thôn, và đa số thợ thuyền là
“cu li” thời Pháp thuộc, cùng với những chiêu bài ma mị và sự giúp đỡ của Liên
Xô và Trung Cộng họ đã cướp được chính quyền một nửa VN, miền Bắc. Rồi sau đó
tiến hành chiến tranh đánh miền Nam và chiếm trọn phần còn lại của đất nước.
Trước, sau, cả hai miền, đảng CSVN trở thành chủ nhân mới, một loại chủ nhân độc
tôn, quyền hành tuyệt đối, đứng trên pháp luật. Người dân, người nông nhân hay
người công nhân được cho ở bao nhiêu thì ở, được cho ăn bao nhiêu thì ăn, bị chỉ
định làm với bao nhiêu sức lao động thì làm.
Người công nhân trong cơ chế quốc doanh của ông chủ
CS trước thời “đổi mới” không có một bô phận nào để bảo vệ. Nhân sự chính quyền
nào trên đầu họ từ cấp tổ trưởng cho đến ấp, xã, huyện, tỉnh cho đến trung ương
đều là chủ nhân của họ.
10 năm sau khi chiếm trọn miền Nam và làm chủ cả nước,
ông chủ mới này không có khả năng làm cho cả nước đủ ăn và đủ mặc. Họ buộc lòng
phải “đổi mới” và “cởi trói”. Từ đây họ trở thành liên chủ nhân với những tên
tư bản “lô can” vùng Đông Nam Á và Đông Á mà họ liên doanh. Người công nhân Việt
Nam bây giờ có hai chủ nhân mới. Chủ nhân cũ với mọi đặc tính cửa quyền và chủ
nhân mới - khách mời với nhiều ưu đãi của ông chủ CS. Những tên tư bản “lô can”
này bất chấp mọi nguyên tắc ràng buộc về nhân dụng theo chuẩn mực quốc tế mà họ
bị bắt buộc khi làm ăn tại các quốc gia Tây phương (hay chính trên bản quốc của
họ), cùng với sự hỗ trợ của tên chủ liên doanh (kiêm “cạp rằn” ĐCSVN), họ trả
lương rẻ, không tạo điều kiện làm việc tốt và ngược đãi công nhân. Từ đầu thập
niên 90, đã có nhiều vụ công nhân bị lôi ra phạt phơi nắng, bị đánh giày vào mặt
và tổ trưởng công nhân bị đập giày lên đầu. Người công nhân không được ai bảo vệ.
Ở giai đoạn ấy người công nhân vẫn bị ràng buộc theo luật Lao Động của cơ chế
quốc doanh.
Thời gian gần đây hình thức liên doanh còn lại rất
ít, bên cạnh đó trước sự dễ dãi tối đa và sự chào mời của đảng và nhà nước CSVN
(điển hình có thể nghe lại lời phát biểu của Nguyễn Minh Triết trong chuyến đi
Hoa Kỳ năm 2007), nhiều công ty ngoại quốc đến đầu mở hãng xưởng tại khắp miền
Việt Nam. Nhiều hãng xưởng thuê mướn số lượng nhân công rất đông. Nhưng điều kiện
làm việc của nhân công Việt Nam vẫn không khác gì của thời 90s. Ngoài những việc
như lập hợp đồng làm việc không theo luật định, không thông qua đại diện công
nhân, đuổi công nhân không cần báo trước, người công nhân vẫn còn bị làm nhục,
vẫn còn bị đánh đập, vẫn bị bắt làm nhiều giờ, không được nghỉ giải lao, không
được trả phụ trội cho việc làm nhiều giờ cùng chính sách thưởng phạt khắc nghiệt.
Càng ngày càng có nhiều cuộc đình công. Những năm
2006, 2007 có gần 1000 vụ đình công mỗi năm. Chỉ cần gõ “công nhân VN đình
công” trên internet, là có 34 triệu kết quả. Mới nhất là cuộc đình công của hơn
17 ngàn công nhân hãng Pou Chen của Đài Loan tại TP Biên Hòa, Đồng Nai mà dư luận
đang xôn xao.
Tại sao có nhiều cuộc đình công như vậy? Tại sao
các công ty lớn với địa bàn hoạt động quốc tế, từng biết nguyên tắc quốc tế về
thuê mướn lao động lại có chính sách không phù hợp đối với công nhân Việt Nam
trên đất nước Việt Nam? Những câu hỏi này không khó tìm câu trả lời. Đó là sự
làm ngơ trước những sai trái này của nhà nước Việt Nam, cái cơ cấu nhận tiền
lót tay của những công ty đó.
Không riêng gì những công ty ngoại quốc bắt chẹt
công nhân Việt Nam, chính đảng và nhà nước CSVN cũng bắt chẹt giai cấp công
nhân của mình. Người ta vẫn còn nhớ cuộc đình công của hơn 90 ngàn công nhân
hãng Pou Yuen vào ngày 26, 7 tháng 3 năm ngoái để phản đối luật Bào Hiềm Xã Hội
mà Quốc Hội bù nhìn CSVN thông qua và áp dụng vào năm nay.
Người công nhân chen chút trong các nhà trọ lụp xụp
gần khu chế xuất với cuộc sống bằng gói xôi điểm tâm dọc đường buổi sáng và những
bữa cơm chiều muộn màng với nguồn thực phẩm trôi nổi độc hại từ các chợ vỉa hè
trên đường về với mức lương tháng không bằng chai rượu ngoại trong tiệc nhậu của
quan chức và cả con cái họ, phải sống trong cảnh một cổ hai tròng.
Những thân phận thấp bé này chỉ có một mỗi một vũ
khí là “đình công”. Nhưng từ lâu những cuộc đình công không có ý nghĩ trọn vẹn
của nó theo chuẩn mực lao động.
Những cuộc gọi là đình công không có bóng dáng của
đại diện hay tổ chức thật sự đại diện cho quyền lợi của người công nhân theo từng
đặt tính ngành nghề, không có mặt bằng làm việc của luật sư công đoàn và công
ty trong tiến trình thương lượng và bảo vệ công nhân trong tiến trình này, và đặc
biệt không có bóng dáng của “quyền lực” (power) bên phía công nhân. Đó chỉ là
cuộc ngưng việc lẻ loi, và thân phận người công nhân ngưng việc rất mong manh.
Họ xách giỏ cơm (vì không làm không được ăn cơm công ty) đến cổng công ty mỗi
ngày và chờ đến khi nào công ty đưa người ra phủ dụ, hứa hẹn và kêu họ vào làm
việc lại với một vài thỏa hiệp nhất thời nào đó.
Nói đến đây, người ta, và nhất là đảng và nhà nước
CSVN sẽ nhắc đến bộ phận công đoàn, luật thành lập công đoàn và cả luật lao động.
Hãy xem Công đoàn là cái gì trong hệ thống nhà nước
CSVN.
Trong Bộ luật công đoàn (1), công đoàn được định
nghĩa:
“Điều
1. Công đoàn
Công
đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người
lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống
chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho
cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi
chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm
tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp;
tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.”
Và được phép hoạt động như sau:
“Điều
6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
2.
Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”
Công đoàn là một bộ phận chính trị, đặt dưới sự
lãnh đạo của đảng CSVN, và hoạt động dưới sự tổ chức và chỉ đạo của Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN).
Và TLĐLĐVN xác định (2):
“Luật
Công đoàn đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua (tại
kỳ họp thứ 7 khóa VIII ngày 30/6/1990) đã khẳng định: “Công đoàn là tổ
chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt
Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên
trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, là trường học chủ nghĩa
xã hội của người lao động”.
Với sự xác định này, người công nhân còn đòi hỏi được
gì với “sự tự nguyện” và còn trông mong gì “dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN”?
TLĐLĐVN là tổ chức tối cao của công đoàn, dưới nữa
là Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, rồi Công đoàn tổng công ty và cuối cùng
là Công đoàn cơ sở. Đây là bộ phận gần công nhân nhất và theo Luật Công đoàn,
Công đoàn cơ sở phải có sự chấp thuận của TLĐLĐVN mới được thành lập. Và nhiệm
vụ của nó, bên cạnh vài qui ước hành chánh, là: “Tuyên truyền đường
lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ của tổ
chức công đoàn...”
Rõ ràng công đoàn chỉ là bộ phận của đảng, nhà nước
CSVN. Nó được lập ra nhằm đoàn ngũ hóa người công nhân như các đoàn thể khác
thuộc Mặt trận Tổ quốc. Nó được lập ra để trao truyền mệnh lệnh của đảng và nhà
nước.
Trước một chủ nhân ngoại quốc tham lam và bóc lột
và một cơ cấu tổ chức do đảng lập ra nói là cho giai cấp công nhân nhưng thực
ra cho đảng, mà đảng này chỉ là một tổ chức nhà nước đứng ra bán công nhân cho
công ty ngoại quốc, thì trong những cuộc “đình công” người công nhân Việt Nam,
không lo âu, hoang mang sao được – khác với tâm thế hừng hực đấu tranh của các
công nhân Nam Hàn, Đài Loan trên đất nước của họ.
Bên cạnh sự hoang mang, rụt rè, lo lắng của công
nhân trong các cuộc bỏ việc, người công nhân còn lo sợ một thế lực khác. Thế lực
này hiện diện khắp mọi nơi trong xã hội. Chúng là Công An giả dạng côn đồ hành
hung công nhân, nhằm tạo xáo trộn rồi bị bắt. Trường hợp tên Nguyễn Văn Hải thuộc
CA tỉnh Đồng Nai chém người trong cuộc đình công mấy ngày qua của công nhân Pou
Chen tại TP Biên Hòa, Đồng Nai là minh chứng rõ ràng nhất. Xa hơn nữa, người ta
cũng còn nhớ nữ công nhân Nguyễn Thị Liễu và 1 người nữa bị cán chết, cùng 4
công nhân bị thương nặng trong vụ bảo vệ công ty đuổi và lấy chỗ của tài xế xe
tải để lái xe lao vào cán nhóm công nhân đang đình công tại công ty Đài Loan
thuộc khu công nghiệp Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội.
Công
nhân Pou Chen, Đồng Nai đình công
Tuyệt vọng với
công đoàn do đảng và nhà nước CSVN lãnh đạo và tổ chức, người công nhân bắt đầu
ý thức đến việc thành lập Công đoàn độc lập. Nhưng việc tù đày Nguyễn Hoàng Quốc
Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương vẫn là nỗi ám ảnh cho tiến trình thành
lập Công đoàn độc lập. Trước một hợp đồng bóc lột của một tập đoàn đảng CSVN
chuyên bán công nhân, và bán mặt bằng đất nước cùng một đám chủ nhân ông ngoại
quốc ham lợi chuyên mua mọi sự dễ dãi và ưu đãi của nhà nước CSVN bằng tiền và
nhiều tiền, thực trạng người công nhân Việt Nam không còn lối thoát. Thân phận
của người công nhân Việt Nam hiện nay không khác thân phận người phu đồn điền
thời Pháp thuộc. Có điều họ phải làm cái việc bán mồ hôi đổi lấy bát cơm cho chủ,
bên cạnh những tên “cạp rằn” tân thời là đảng và nhà nước CSVN. Tên “cạp rằn”
tân thời này sẵn sàng quất roi vào lưng họ.
28/2/2016
___________________________________________
Chú thích:
No comments:
Post a Comment