Saturday, 18 November 2023

VIỆT NAM : VỤ BẮT ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG XẢY RA TRONG MÔI TRƯỜNG TƯ PHÁP và BÁO CHÍ NHƯ THẾ NÀO? (BBC News Tiếng Việt)

 



Việt Nam: Vụ bắt ông Lưu Bình Nhưỡng xảy ra trong môi trường tư pháp và báo chí như thế nào?

BBC News Tiếng Việt

18 tháng 11 năm 2023

 https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj5pm4lq498o

 

Sau khi bị bắt, tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng đang đối mặt với nhiều rủi ro trong một hệ thống mà một số nhà quan sát cho là có nền tư pháp 'không độc lập và báo chí bị định hướng' ở Việt Nam.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/df9f/live/a12bebd0-8542-11ee-b199-9985a74707b8.png

TS Lưu Bình Nhưỡng

 

"Tất cả những thông tin công chúng tiếp cận được về vụ ông Lưu Bình Nhưỡng qua báo chí nhà nước đều từ cơ quan điều tra. Không hề có nỗ lực từ bất kỳ tờ báo nào trong nước dẫn quan điểm của phía ông Nhưỡng, dù là gia đình hoặc luật sư của ông ấy," từ Canada, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ với BBC News Tiếng Việt hôm 17/11.

 

Theo một số nhà quan sát mà BBC News Tiếng Việt phỏng vấn, vụ án ông Lưu Bình Nhưỡng có khả năng cao “sẽ trở thành án điểm”.

 

 

Vụ bắt 'hoàn toàn bất ngờ'

 

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt tối 14/11 khi vừa xuống sân bay Nội Bài tại Hà Nội. Trước đó, vào buổi sáng cùng ngày, ông vẫn còn xuất hiện trong lễ ra mắt chương trình "Hành trình Net Zero” do Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam (EPMA) và Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP HCM (VTV9) tổ chức.

 

Một người có quan hệ gần gũi với ông Lưu Bình Nhưỡng và cũng có mặt tại buổi lễ trên nói với BBC News Tiếng Việt với điều kiện giấu tên rằng vụ bắt giữ này đối với cá nhân ông Nhưỡng hoàn toàn là điều bất ngờ, vì ông vẫn tham dự sự kiện và được phóng viên báo đài phỏng vấn, ghi hình trong buổi sáng hôm đó.

 

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt

 

Hai đánh giá về việc ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt

 

Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 15/11, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Quang A đưa ra hai khả năng, một là ông Nhưỡng có tham nhũng thật như báo chí đưa tin, hai là khả năng công an dùng cáo buộc ông Nhưỡng dính đến tham nhũng, giang hồ như "một cái cớ".

 

"Nếu như thế thì thật sự là một sự kiện chấn động vì nó không còn là một vụ án hình sự mà là chính trị. Chưa biết chừng ông Lưu Bình Nhưỡng lại có thể biết bị cưỡng bức trở thành một dân oan," TS Nguyễn Quang A nhận định.

 

Luật sư Đặng Đình Mạnh với BBC ngày 18/11 rằng ông, Lưu Bình Nhưỡng bị trả đũa về những chất vấn công khai của ông ấy tại nghị trường đối với Bộ Công An. Khi ấy, lãnh đạo cao cấp của ngành công an đã phản ứng yêu cầu xử lý ông ấy khi cho rằng chất vấn của ông ấy làm mất uy tín Bộ Công an.

 

Hình : https://ichef.bbci.co.uk/news/688/cpsprodpb/8564/live/00a8ce70-8543-11ee-99a9-a77cd1df875c.png

 

Nhận định với BBC News Tiếng Việt ngày 17/11, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn cho rằng thực hành tố tụng ở Việt Nam hiện nay có một đặc trưng là tình trạng bất cân xứng quá mức về quyền giữa bên buộc tội và bên bị buộc tội.

 

"Tất cả những thông tin công chúng tiếp cận được về vụ ông Lưu Bình Nhưỡng qua báo chí nhà nước đều từ cơ quan điều tra, trong khi không hề có nỗ lực từ bất kỳ tờ báo nào trong nước dẫn quan điểm của phía ông Nhưỡng, dù là gia đình hoặc luật sư của ông ấy. Chẳng khác nào bên bị buộc tội thì bị bịt miệng, trong khi bên buộc tội ở đây là công an thì được nói bất kỳ điều gì để định hướng dư luận," ông Tuấn nêu quan sát.

 

Ông Tuấn cũng nói thêm ở Việt Nam hiện nay ai cũng có thể bị bắt giam và mất tự do đơn giản bằng đề xuất của công an với sự phê chuẩn của viện kiểm sát mà không cần sự xem xét của tòa án.

 

Luật sư Đặng Đình Mạnh n, với nền tư pháp hiện tại, ông Lưu Bình Nhưỡng khó mà được bảo đảm xét xử công bằng. Với tư cách luật sư, giảng viên Luật và từng là đại biểu quốc hội có tiếp xúc với người dân oan, kể cả tử tù oan, thì ông Lưu Bình Nhưỡng biết rõ hơn mọi người về thực trạng đáng buồn đấy.

 

Với hình phạt về tội danh “Cưỡng đoạt tài sản” tùy thuộc vào mức độ phạm tội thông qua giá trị số tiền cưỡng đoạt. Tuy nhiên, chưa rõ ông Lưu Bình Nhượng bị cơ quan điều tra cáo buộc chịu trách nhiệm hình sự với mức độ như thế nào nên chưa có cơ sở để phỏng đoán về hình phạt.

 

Nhưng theo luật, hình phạt cao nhất của tội danh này lên đến 20 năm tù giam nếu bị cáo buộc cưỡng đoạt số tiền từ 500 triệu đồng trở lên.

 

heo nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, khi là bị can, hàng loạt quyền của họ như được giữ im lặng, không làm chứng chống lại mình, có luật sư ngay lập tức, được tại ngoại đều không được đảm bảo trên thực tế ở Việt Nam. Ông cho đây là thực tế chung về tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện tại.

 

Riêng về trường hợp một cựu đại biểu quốc hội nổi bật như ông Lưu Bình Nhưỡng, ông Anh Tuấn dự đoán đây sẽ là "án điểm", nếu xét ở tầm ảnh hưởng dư luận xã hội.

 

"Mà đã là án điểm thì theo Thông tư liên ngành 01/1994 sẽ có họp liên ngành công an, viện kiểm sát và tòa án trước khi xử ông. Trớ trêu là ở diễn đàn Quốc hội, ông Nhưỡng từng lớn tiếng phê phán thực hành án điểm mà ông gọi là ‘án bỏ túi’, ví von với tình trạng ‘bộ binh, bộ hộ, bộ hình’, nay thì ông lại đang trở thành nạn nhân của thứ mà ông từng phê phán," ông Tuấn nêu đánh giá.

 

VIDEO :  https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj5pm4lq498o

Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng đã phát biểu gì và lý do bị bắt lúc này?

 

 

Hình ảnh “hai cánh cổng gỗ”

 

Theo báo Pháp Luật TP HCM, bên cạnh việc bắt giữ, khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông Lưu Bình Nhưỡng, lực lượng công an đã đến khám xét ngôi nhà liên quan tới ông Nhưỡng ở thôn Hà Lý, xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

 

Ngôi nhà này được cho là không có người ở, chỉ dùng làm nơi thờ cúng gia tiên của ông Nhưỡng. Báo chí ngay lập tức đưa tin và xoáy sâu vào chi tiết hai cánh cổng này. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã đo đạc, chụp ảnh hai cánh cổng bằng gỗ nói trên.

 

Về phát biểu 'khác biệt' của ông Lưu Bình Nhưỡng

 

Bình luận về phát ngôn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng

 

Về điểm này, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn bình luận với BBC rằng chi tiết cổng nhà thờ tự của ông Nhưỡng chắc hẳn có liên quan đến vụ án, đặc biệt có thể là tang vật của vụ án.

"Vì ông Nhưỡng bị cáo buộc đồng phạm tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170) nên có thể quan điểm của cơ quan điều tra là cánh cổng này có thể là tài sản bị chiếm đoạt hoặc được mua bằng tài sản chiếm đoạt. Cụ thể thế nào thì công chúng không thể biết vì cơ quan điều tra chưa tiết lộ trong khi, như đã nói, chẳng ai được tiếp cận với quan điểm phía ông Nhưỡng," ông Tuấn đánh giá.

 

Ông Tuấn còn phân tích thêm, chi tiết hai cánh cổng gỗ được cơ quan điều tra đưa ra một cách có chủ đích và được phụ họa bởi nhiều tờ báo.

 

"Có báo còn mô tả thêm những chi tiết như ‘trên cổng có dòng chữ Ngũ phúc lâm môn được khắc chạm cầu kỳ, đẹp mắt’, theo tôi là vừa thừa thãi vừa kém về nghiệp vụ vì nó có thể tạo ra những ấn tượng không tốt của người đọc với người bị cáo buộc là ông Nhưỡng - điều mà báo chí nên tránh."

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/620/cpsprodpb/d2d9/live/42907da0-8544-11ee-82d0-c92f0cf2b2e0.jpg

Ông Nguyễn Anh Tuấn

 

Trước đó, trong thông báo trên website chính thức, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình cho biết “đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng… về tội Cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự”.

 

Theo đó, ông Nhưỡng bị cáo buộc có mối liên hệ với Phạm Minh Cường, biệt danh là Cường 'quắt', người bị báo chí nhà nước mô tả là "một giang hồ cộm cán". Ông Cường đã bị công an tỉnh Thái Bình khởi tố để điều tra vào tháng 5/2023.

 

Luật sư Mạnh suy đoán rằng, cơ quan công an biết rất rõ ông Lê Bình Nhưỡng là người rất được lòng dân. Cho nên, để trả đũa và để thuyết phục về tính chính đáng khi khởi tố ông ấy, công an đã phải dùng thủ đoạn hạ nhục ông ấy bằng cách khởi tố tội danh “Cưỡng đoạt tài sản”, vốn là một tội danh chỉ áp dụng cho giới giang hồ thường kiếm sống bằng cách tống tiền các của hàng, cửa hiệu, doanh nghiệp kinh doanh,” LS Mạnh nhận định.

 

Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn công an đã khắc họa hình ảnh ông Nhưỡng trước mắt công chúng là một người cán bộ nhưng lại có quan hệ với giới giang hồ. Đi đôi với hình ảnh hai cánh cổng gỗ thì ông Nhưỡng xuất hiện như người kiếm lợi từ mối quan hệ giang hồ này để từ đó mà có nhà cao cửa rộng.

 

"Đây là một mô tả bất lợi đối với ông Nhưỡng, trái với hình ảnh người đại biểu, người cán bộ gần dân của ông trong mắt công chúng lâu nay. Một điều có thể đáng lo hơn với ông là ông mất thế chủ động để kể phiên bản câu chuyện của mình trước công chúng - nguồn ủng hộ lớn nhất của ông.

 

"Thanh danh và hình ảnh bản thân của ông có thể bị tổn hại nghiêm trọng trong một nền truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ và chỉ đóng vai trò làm cái loa cho cơ quan điều tra. Điều này có thể còn quan trọng với một người như ông Lưu Bình Nhưỡng hơn cả sinh mệnh pháp lý của bản thân ông," nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn kết luận.

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats