Sunday, 5 November 2023

NGƯỜI THƯỢNG Ở MỸ BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI ĐÀN ÁP NGƯỜI SẮC TỘC Ở TÂY NGUYÊN (RFA)

 



Người Thượng ở Mỹ biểu tình phản đối chính quyền Hà Nội đàn áp người sắc tộc ở Tây Nguyên

RFA

2023.11.04

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/protesting-against-the-hanoi-government-repression-of-montagnard-people-11042023223011.html

 

Hơn 100 người thuộc các sắc tộc Dega, Chàm và Khmer tập trung trước Toà nhà Quốc hội Hoa Kỳ vào sáng ngày 3/11 để biểu tình, nhằm phản đối chính quyền Hà Nội đàn áp người bản địa tại Việt Nam, đặc biệt là sau sự kiện hai đồn công an ở Đắk Lắk bị tấn công vào hôm 11/6/2023.

 

Hình : https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/protesting-against-the-hanoi-government-repression-of-montagnard-people-11042023223011.html/@@images/f342bfee-a5bf-4fa9-8cc2-d4a660e9d252.jpeg      Photo: RFA

 

Ông Rong Nay, Giám đốc tổ chức Nhân quyền của đồng bào người Thượng tại North Caroline (Hoa Kỳ) cho biết mục đích cuộc biểu tình còn nhằm nêu lên tình trạng đàn áp nhân quyền nhắm vào đồng bào người sắc tộc bản địa Tây Nguyên tại Việt Nam:

 

“Sau bao nhiêu năm, từ năm 75 cho tới năm 2023 đã 48 năm, nhận thấy rằng tình hình nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam nói chung và với đồng bào thượng ở Tây nguyên nói riêng không có gì thay đổi.

Do đó, chúng tôi gồm có người Dega, người Chàm và Khmer cùng đồng ý với nhau tới đây để dành thời giờ cầu nguyện cho hàng triệu đồng bào Thượng, Chàm, Khmer và cả đồng bào Kinh đang ở trong tình trạng đau khổ dưới chế độ bạo quyền của Hà Nội.”

 

Có mặt tại cuộc biểu tình, Mục sư Y’Hin Nie nói với RFA rằng, người bản địa ở Việt Nam đã theo Chúa từ rất lâu rồi, trước khi chính quyền Cộng sản lên nắm quyền cả trăm năm. Vậy nhưng, chính quyền Hà Nội lại công khai không công nhận các Hội thánh Tin lành đấng Christ ở Tây Nguyên, liên tục sách nhiễu các thành viên của Hội thánh. Tại cuộc biểu tình này, ông yêu cầu chính quyền Hà Nội phải ngưng đàn áp người bản địa và kêu gọi mọi người lên tiếng cho nhân quyền, đặc biệt là tự do tôn giáo cho tất cả người dân ở Việt Nam:

 

“Ngày hôm nay, đại din tiếng nói của tất cả những người dân tộc tại Việt Nam đang bị đàn áp từ lâu rồi, kêu gọi tất cả chúng ta phải hướng về tự do, thế nào thì chúng ta cũng phải có tự do cho tất cả mọi người.”

 

Hơn 100 người biểu tình sau đó đã tuần hành đến trước Nhà Trắng và Đại sứ quán Việt Nam tại Washington DC để tiếp tục nêu lên mong muốn của họ.

 

Nói với RFA, ông Rong Nay khẳng định nhà chức trách Việt Nam càng ngày càng đối xử mạnh tay, khắt nghiệt hơn với người Thượng ở Tây Nguyên, nhất là từ sau khi xảy ra vụ tấn công vào hai trụ sở Uỷ ban Nhân dân ở Dak Lak vào hôm 11/6.

 

Vụ 11/6 được truyền thông loan là do hai nhóm (chừng 40 người) có trang bị súng đạn, dao thực hiện tấn công bất ngờ vào hai trụ sở UBND Ea Tiêu và Eatur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk làm chín người thiệt mạng, trong đó có bốn công an, hai cán bộ xã và ba người dân.

 

Đến tháng 10/2023, Bộ Công an cho biết có 92 người bị khởi tố theo các tội danh: Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Không tố giác tội phạm; Che giấu tội phạm; Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

 

Theo ông Rong Nay, sự kiện trên là kết quả của 48 năm bị chế độ Cộng sản đàn áp, trong đó mọi quyền cơ bản của con người đã bị tước bỏ. Sự khinh miệt, hận thù và phân biệt đối xử đối với người Thượng vẫn đang tiếp diễn và ngày càng trầm trọng hơn ở Việt Nam.

 

Ông cũng nêu lên giả thuyết, “có thể vụ án xảy ra ở Đắk Lắk là do chính quyền Hà Nội đã cố tình thực hiện nhằm “đổ tội” cho người Dega”. Ông lập luận:

 

“Nói cho đúng ra chính phủ Cộng sản Việt Nam là một chính phủ có quân dội hùng mạnh, kiểm soát bên trong rất gắt gao, tại sao sự việc xảy ra mà phút chót thì chính quyền mới biết?

Đó là câu hỏi chắc chắn họ không trả lời được. Bởi vì họ đã dựng lên một cái kịch bản để đổ tội cho người thượng là khủng bố. Đó là cái mà chụp mũ trắng trợn của chính quyền Cộng sản.

Sau vụ đó thì tình trạng an ninh còn siết chặt hơn đối với cuộc sống đồng bào người Thượng, nhất là đối với người nông dân ở vùng nông thôn. Họ muốn đi làm rẫy cũng khó bởi vì bị theo dõi rất gắt gao.

Công an luôn quấy rối, vào nhà đồng bào không cần xin phép, bắt bớ không cần biết tội gì, cứ nắm đầu chụp mũ, cứ tình nghi hoạt động cho FULRO, cho nên từ ngày đó tới giờ thì tình trạng của đồng bào thượng rất là khó khăn.”

 

----------------------------

Tin, bài liên quan

THỜI SỰ

 

·        Tưởng niệm ngày 22/8 ở Việt Nam: Công an 'ngăn cản' người dân 'đăng tải hình ảnh' sự kiện ra công chúng

·        "Người bản địa": từ Bản tuyên ngôn mơ hồ của Liên Hiệp Quốc đến việc phủ nhận khái niệm "người bản địa" ở Việt Nam

·        Rủi ro cao ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam

·        Chính sách “Đại đoàn kết dân tộc” của Việt Nam: Nói một đằng làm một nẻo…

·        Vụ Đắk Lắk: đưa tin kiểu truyền thông Nhà nước sẽ khoét sâu hận thù trong dân

 

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats