Thursday, 9 November 2023

ISRAEL - HAMAS, CÀNG ĐÁNH CÀNG RỐI và BẾ TẮC (Lê Tây Sơn / Saigon Nhỏ)

 



Israel-Hamas, càng đánh càng rối và bế tắc

Lê Tây Sơn   - Saigon Nhỏ

8 tháng 11, 2023

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/israel-hamas-cang-danh-cang-roi-va-be-tac/

 

Một tháng sau cuộc chiến tàn khốc ở Dải Gaza, Israel vẫn chưa đạt được những gì mong muốn. Ai sẽ điều hành Gaza sau khi cuộc chiến khủng khiếp này kết thúc? Câu trả lời cũng không rõ ràng.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/GettyImages-1728300069.jpg

Viễn cảnh Israel tái chiếm đóng Gaza sau khi cuộc chiến kết thúc là điều giới ngoại giao thế giới phản đối (ảnh: Alexi J. Rosenfeld/Getty Images)

 

Israel không nghe theo lời khuyên của Mỹ

 

Ngày 6 Tháng Mười Một, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bất ngờ tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với ABC News: “Israel sẽ chịu trách nhiệm về an ninh chung của Gaza trong một thời gian không xác định khi xung đột kết thúc”.

 

Đối với nhiều người, tuyên bố này nghe giống như Israel chuẩn bị chiếm đóng Gaza một lần nữa, điều mà Washington và các đối tác phương Tây của Israel đã nhiều lần lên tiếng không đồng ý. Mới tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant đã đưa ra thông điệp ngược lại, nhấn mạnh “việc loại bỏ trách nhiệm của Israel đối với cuộc sống ở Dải Gaza là mục tiêu cốt lõi của chiến dịch”.

 

Chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng Chính quyền Palestine (Palestinian Authority-PA) – dù yếu kém và mất uy tín – vẫn nên cai quản Gaza sau chiến tranh. Khi lực lượng Israel tiến sâu hơn vào Gaza, thậm chí đã ở “trái tim của Thành phố Gaza” như tuyên bố của Netanyahu, rủi ro sẽ nhân lên. Việc liên tục sửa đổi “kịch bản Gaza” đang làm tăng thêm thảm họa nhân đạo và làm sâu sắc thêm sự tức giận bên trong Gaza, nơi đa số người dân tin rằng họ không có tiếng nói nào về tương lai của chính mình.

 

Palestinian-Israeli Conflict

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/GettyImages-1714974908.jpg

Ảnh: Omar Zaghloul/Anadolu Agency via Getty Images

 

Theo Bộ Y tế của Hamas ở Gaza, sau một tháng xung đột, đã có hơn 10,000 người Palestine thiệt mạng, hơn phân nửa là phụ nữ và trẻ em. Thành phố Gaza bị bao vây bởi xe tăng, pháo binh và quân đội Israel vẫn đang trong giai đoạn đầu của cuộc chiến mà các nhà quan sát tin rằng sẽ là một trận chiến đô thị lâu dài mang tính trừng phạt đối với Hamas. Đã có nhất 34 binh sĩ Israel thiệt mạng trong cuộc xâm nhập Gaza, vượt xa con số thiệt mạng trong những cuộc chiến trước đó.

 

Các chuyên gia cảnh báo: “Gaza đang trở thành một hố thải độc hại chứa đầy vũ khí và cạm bẫy”. Hơn một triệu người mất chỗ ở. Hàng chục ngàn người ẩn náu trong sân bệnh viện và các trường học. Israel xem các địa điểm này cũng là nơi ẩn náu của Hamas và không ngại tấn công vào đó để phá hủy các đường hầm sau lời cảnh báo. Gần như toàn bộ cấu trúc điều hành của các thành phố phía Bắc Gaza đã bị phá hủy, báo hiệu Gaza sẽ là một trong những dự án tái thiết lớn nhất được thực hiện sau khi chiến tranh kết thúc.

 

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/GettyImages-1782126339.jpg

Gaza tan nát cần hàng tỉ đôla để tái thiết sau chiến tranh (ảnh: Ahmad Hasaballah/Getty Images)

 

Tuy nhiên, Israel và các đồng minh vẫn chưa có được tầm nhìn nhất quán về việc bao giờ có thể kết thúc chiến tranh và ai sẽ quản lý vùng đất này sau đó. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã nêu vấn đề hóc búa này với nhà lãnh đạo Mahmoud Abbas của PA. Nhưng Abbas khẳng định chính quyền của ông chỉ quay trở lại Gaza như một phần của “giải pháp toàn diện”, nghĩa là có được “các quyền và tư cách nhà nước” của người Palestine.

 

Ý tưởng rằng Abbas, 87 tuổi, đảng Fatah của ông và PA đang điều hành một phần Bờ Tây, sẽ quản lý Gaza đã tạo ra phản ứng ngay lập tức. “Không thể như thế! – nhiều người dân Gaza khẳng định – Thậm chí sẽ không bao giờ xảy ra!”. Họ cảnh báo, giới lãnh đạo PA bám rễ tại Ramallah đã quá già, quá tham nhũng, quá mất uy tín và hầu như xa rời thực tế. Tahani Mustafa, một chuyên gia về các vấn đề Palestine tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group) gọi ý tưởng PA điều hành Gaza là “buồn cười”. “Abbas không có khả năng quản lý Bờ Tây, nói chi đến Gaza!” – bà mỉa mai.

 

Người Israel đặc biệt im lặng về vai trò tương lai của chính quyền Abbas. Phong trào định cư của người Israel ở Bờ Tây phát triển mạnh mẽ nhờ sự mất đoàn kết của người Palestine. Câu hỏi trọng tâm – “Nếu không phải Abbas và PA, ai sẽ là người đứng đầu một Gaza tan nát?” – vẫn chưa được trả lời.

 

Raafat Murra, một thành viên ban lãnh đạo chính trị của Hamas tuyên bố: “Chúng tôi cảnh báo một lần nữa là không nên đặt cược vào những lời hứa của Israel nhằm xác định hình thức chính phủ ở Dải Gaza. Hãy nhớ, không phải Hamas đang gặp khủng hoảng mà là Netanyahu và chính phủ của ông ta. Người dân Palestine của chúng tôi ở Dải Gaza, sau tất cả những hy sinh này, sẽ không chấp nhận một quy tắc mới hoặc một chính quyền mới nào thay thế những kẻ chiếm đóng và cho phép chúng đạt được các mục tiêu”.

 

Abbas và Fatah là hai đối thủ gần như không đội trời chung. Fatah nắm quyền Bờ Tây và Hamas thống trị Gaza nhiều năm qua và luôn có cớ để không tổ chức bầu cử thống nhất. Lý do: Cả hai đều sợ sẽ thua cuộc.

 

Giữa lúc bị oanh tạc dữ dội từ trên không và tấn công trên bộ của Israel, người dân Gaza tuyệt vọng nói họ chỉ muốn sống để nhìn thấy ngày mai. Họ hiếm khi được các nhà lãnh đạo hỏi ý kiến những vấn đề liên quan đến sự sống và cái chết của họ kể cả khi Gaza đang trở thành “nghĩa địa trẻ em” (như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Gonzales nói) trước các đợt không kích dữ dội của Israel.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/GettyImages-1571746871.jpg

Mahmoud Abbas, nhân vật chính trị yếu kém và lu mờ của PA (ảnh: Rıza Ozel/dia images via Getty Images)

 

Tiếng nói từ các bên

 

Người dân Gaza đã chịu đựng hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác (và xen kẽ là những cuộc tái thiết vô ích) không còn im lặng như trước. Họ muốn được lắng nghe. The Washington Post thuật:

 

Ayman Shrafi, 43 tuổi làm việc cho một nhóm viện trợ địa phương tại trại tị nạn Jabalia, tuyến đầu trong cuộc tấn công của Israel, nhận định: “Hamas điên rồ và Fatah tham nhũng. Hamas đang tìm kiếm lợi ích riêng của mình và Fatah cũng thế. Thật không may, người dân Gaza chúng tôi không được tham gia làm quyết định. Sau chiến tranh, chắc chắn chúng tôi sẽ chịu sự bóc lột lớn”.

 

Ghadeer Rafiq, 32 tuổi, giáo viên dạy tiếng Ả-rập ở Beit Lahia, phía Bắc Thành phố Gaza bộc bạch: “Chiến tranh có thể kết thúc, Fatah hoặc ai khác có thể quay trở lại. Hamas có thể vẫn tồn tại, nhưng sự sống của tôi thì không chắc chắn! Tôi không hề hạnh phúc dưới thời Hamas. Tôi hy vọng Fatah sẽ quay trở lại Gaza, nhưng lại sợ Gaza bị nội chiến tàn phá. Hamas phải lấy lại chính quyền vì không còn nơi nào để cai trị”.

 

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/GettyImages-51761630.jpg

Lực lượng an ninh quốc gia Palestine thuộc Fatah, cánh chính trị bê bối và mất uy tín nghiêm trọng đối với người dân Palestine nói chung (ảnh: Paula Bronstein/Getty Images)

 

Ahmed al-Bash, 26 tuổi, tốt nghiệp kế toán nhưng không có công việc ổn định như đa số cư dân Gaza. Anh hiện sống ở trại tị nạn Nuseirat ở phía Nam. “Việc PA trở lại Gaza là không thể. Tôi không tin người dân Gaza sẽ chấp nhận một chính quyền tham nhũng sống dưới cái bóng của Israel này. Cơ sở hạ tầng của Hamas bị đánh bom và các thủ lĩnh của họ bị giết, nhưng Hamas vẫn tồn tại và sức mạnh ngày càng tăng lên bởi vì đây là phong trào đại diện cho các ý tưởng của người dân Palestine. Yếu tố chính quyết định ai sẽ cai trị Gaza là của người dân Palestine chứ không phải đến từ nước ngoài” – anh phân tích.

 

Hanan Ashrawi, một lãnh đạo Palestine nổi tiếng ở Bờ Tây, nhận định: “PA về mặt lý thuyết chỉ có thể quay trở lại Gaza như một phần của hiệp ước hòa bình rộng lớn hơn đảm bảo quy chế nhà nước của Palestine. Không có nhóm Palestine nào muốn quản lý Gaza sau cuộc tấn công hủy diệt của Israel”. Zaha Hassan, một thành viên cấp cao tại Viện Hòa bình Carnegie, người từng tham gia cùng đoàn Mỹ trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và người Palestine, nói:

 

“Rất khó để PA quản lý Gaza sau chiến tranh. Những tàn phá khủng khiếp do Israel gây ra là thách thức rất lớn. PA quá yếu trên đôi chân mình không còn là một chỗ dựa đáng tin cậy của người Palestine. PA có cơ hội xây dựng lại uy tín nếu chấm dứt được sự chiếm đóng và tái lập các cơ quan chính quyền thống nhất để thực sự đại diện cho người dân. Nhưng Israel không muốn PA tiếp quản Gaza và Washington khó có thể gây áp lực quá mức. Cho đến nay, chính quyền Biden chưa sẵn sàng hy sinh bất kỳ quyền lợi chính trị nào để giải quyết xung đột Israel-Palestine, vì vậy tôi không mấy hy vọng họ có thể áp lực Israel vào lúc này. Thậm chí Biden còn không thể khiến Israel đồng ý tạm ngưng chiến vì mục đích nhân đạo”.

 

Ngày 7 Tháng Mười Một, nhà cựu đàm phán hòa bình của Mỹ Aaron David Miller đăng trên

mạng xã hội X: “Nếu Israel vẫn tái chiếm Gaza bất chấp phản đối của Tổng thống Biden, Washington nên khiêm tốn hơn khi đưa ra lời khuyên cho đồng minh Do Thái trong các tình huống tiếp theo. Việc Obama rút khỏi Iraq năm 2011 và Biden rút khỏi Afghanistan năm 2021 đã đánh mất niềm tin vào Mỹ. Việc Israel ở lại Gaza có thể là một thảm họa đối với cả Israel và Mỹ”.






No comments:

Post a Comment

View My Stats