Monday, 13 November 2023

CHIẾN DỊCH "ĐỐT LÒ" VỀ BẢN CHẤT LÀ MỘT CUỘC THANH TRỪNG PHE NHÓM (Trà My / Thông Luận)

 



Chiến dịch "đốt lò" về bản chất là một cuộc thanh trừng phe nhóm

Trà My

11/11/2

https://thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/30760-chi-n-d-ch-d-t-lo-v-b-n-ch-t-la-m-t-cu-c-thanh-tr-ng-phe-nhom

 

Truy cùng tận diệt Thủ tướng Chính, Tổng Trọng cẩn thận "gậy ông đập lưng ông" ?

 

 

Phần 1

 

Giới phân tích trong và ngoài nước luôn khẳng định, công cuộc "đốt lò" nhân danh chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, về bản chất là một cuộc thanh trừng phe nhóm, để loại bỏ các nhân vật cộm cán của các phe nhóm chính trị trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam.

 

https://live.staticflickr.com/65535/53328343129_816790c62f.jpg

Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính tại một phiên họp. Nguồn : Chính phủ online

 

Trước năm 2003, Đinh La Thăng chỉ là một cán bộ đoàn ở Tổng Công ty Sông Đà, song được sự nâng đỡ của Trần Đại Quang kẻ đứng đầu nhóm chính trị Hà – Nam – Ninh và Ba Dũng, họ Đinh lần lượt trải qua các vị trí "ho ra bạc, khạc ra tiền", như Tập đoàn Dầu khí PVN, Bộ Giao thông Vận tải, v.v… Sự giàu có nhờ vơ vét tài sản quốc gia của Đinh La Thăng và phương châm chính trị của Trần Đại Quang khi đó, được cho là, tham nhũng rồi dùng tiền để mua chức, theo một quy trình vòng xoáy trôn ốc, chức sau cao hơn chức trước.

 

Tới mức, tại Hội nghị Trung ương khóa 14 của Đại hội 11, Hội nghị Trung ương cuối để "chốt" nhân sự chủ chốt cho Đại hội 12, thời điểm đó, tin cho biết, Đinh La Thăng mang cả "bao" lớn với những phong bì dày cộp USD, để phát công khai cho các Trung ương ủy viên, để mua vé vào Bộ Chính trị khóa 12. Tổng bí thư Trọng ghi thù và quyết diệt Đinh La Thăng cho bằng được, vì chuyện này.

 

Tuy nhiên, hành động tấn công trực diện vào Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, lại thể hiện sự thô bạo của một kẻ võ biền, và điều đó không những không thuyết phục được dư luận, mà còn khẳng định vững chắc hơn nhận định rằng, Tổng Trọng chống tham nhũng thì ít, mà chủ yếu là để loại bỏ kẻ thù.

 

Kể từ tháng 4/2019, sau "sự cố Kiên Giang", Nguyễn Phú Trọng luôn được các cố vấn Trung Quốc theo sát và tham mưu, trong vỏ bọc là bác sĩ chăm sóc sức khỏe của Đảng bạn cử sang Hà Nội. Các cố vấn của "bạn" liên tục điều chỉnh các quyết định của ông Trọng cho phù hợp với tình hình cụ thể.

 

Theo nhà bình luận, Giáo sư Zachary Abuza, thuộc Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ có trụ sở tại Washington DC, trong bài viết mới nhất "Chuyện gì đằng sau vụ án tham nhũng mới nhất ở Hà Nội ?" đã đưa ra một tiết lộ quan trọng. Đó là :

 

"Chiến dịch chống tham nhũng dường như không còn tập trung vào các quan chức cấp cao mà thay vào đó là người được bảo trợ, gia đình và đối tác làm ăn của họ".

 

Điều vừa kể của Giáo sư Zachary Abuza giúp cho chúng ta có thể hiểu rõ, lý do tại sao, trong vụ án chuyến bay giải cứu, Bộ Công an đã truy tố Nguyễn Quang Linh – Trợ lý của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ; và trong vụ Việt Á đã truy tố Nguyễn Văn Trịnh – Trợ lý của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Từ đó loại bỏ hai phó thủ tướng này khỏi vũ đài chính trị.

 

Rồi sau đó, lấy lý do phải chịu trách nhiệm chính trị, do để hai phó thủ tướng cấp dưới là ông Minh và ông Đam phạm sai lầm, Tổng Trọng đã tạo sức ép, buộc cựu Thủ tướng, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phải từ chức.

 

Cách làm này không chỉ giúp ông Trọng một mũi tên trúng hai đích quan trọng : Vừa loại bỏ được hai nhân vật kỹ trị "Tây học" được đào tạo bài bản ở phương Tây là Minh và Đam ; đồng thời loại được hai phó thủ tướng, là những người giúp việc đắc lực cho Thủ tướng Phạm Minh Chính. Nghĩa là, thực hiện được việc "chặt chân, chặt tay" Thủ tướng Chính, để tiến tới loại bỏ đối thủ chính trị này.

 

Vẫn cùng một chính sách thanh trừng đối thủ, thông qua việc tập trung đánh vào người được bảo trợ, hay đối tác làm ăn của họ, đó là lý do vì sao, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong thời gian gần đây, đã tập trung "xoáy sâu" vào nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn, một bị cáo đang bỏ trốn. Lâu nay, bà Nhàn vẫn được cho là có mối quan hệ trên mức tình cảm với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

 

Nhất là vào thời điểm hiện nay, sau Hội nghị Trung ương 8, các cuộc đấu đá chính trị nội bộ của thượng tầng cấp cao rõ ràng đang diễn ra, khi cuộc chạy đua vào ghế Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, cũng như các vị trí quyền lực khác trong Đảng trước kỳ Đại hội Đảng lần thứ 14, được đánh giá đang có chiều hướng tăng tốc.

 

Câu chuyện ông Trọng muốn triệt hạ Thủ tướng Chính ra sao, mời qúy bạn theo dõi ở phần tiếp theo của chúng tôi.

 

https://live.staticflickr.com/65535/53328456795_46761b002b.jpg

Bộ trưởng Tô Lâm trả lời chất ván trước Quốc hội ngày 7/11/2023 : "Cần cắt đứt quan hệ sân sau, thao túng nhiều cơ quan, không để đối tượng tham nhũng bỏ trốn"

 

 

Phần 2

 

Tiếp tục câu chuyện, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn loại bỏ hay triệt hạ Thủ tướng Phạm Minh Chính khỏi cuộc đua tiến tới chiếc ghế Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, sau khi ông Trọng nghỉ hưu vào cuối Đại hội 13, đầu năm 2026.

 

Trả lời chất vấn của Quốc hội về lĩnh vực nội vụ, an ninh trật tự… vào ngày 7/11, không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng Tô Lâm đưa ra yêu cầu : "Cần cắt đứt quan hệ sân sau, thao túng nhiều cơ quan, không để đối tượng tham nhũng bỏ trốn".

 

Tuyên bố này của ông Tô Lâm, một lần nữa đã cho thấy, chính trị Việt Nam vào thời điểm hiện nay, mọi ngả đường đều đổ về… ông Thủ tướng Phạm Minh Chính.

 

Nhận xét về việc, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong thời gian gần đây, liên tiếp được nhắc tên trong các bản tin của Bộ Công an, cũng như những tuyên bố của người đứng đầu Ban Thường trực chỉ đạo Chống tham nhũng Trung ương, Giáo sư Zachary Abuza đánh giá :

 

"Đây không được xem là vụ án gian lận và hối lộ bình thường, vì người phụ nữ này được cho là có quan hệ với Thủ tướng Phạm Minh Chính… Bà Nhàn được đồn là người tình cũ của ông Chính. Nhưng ngay cả khi đó là một tin đồn không có cơ sở, bà Nhàn rõ ràng đã được hưởng lợi từ mối quan hệ thân thiết với ông thủ tướng và các nhà lãnh đạo khác. Bà [Nhàn] có đặc điểm là chịu khó nuôi dưỡng quan hệ với các lãnh đạo tỉnh nơi bà tìm kiếm các hợp đồng làm ăn".

 

Những thông tin do Giáo sư Zachary Abuza tiết lộ trong bài viết đã gây bất ngờ. Điều này cũng phù hợp với các thông tin mà trước đây truyền thông quốc tế đã cho biết, đó là, bà Nhàn đang định cư ở Cộng hòa Liên bang Đức, và được bảo vệ bởi nhiều lớp, để chống việc Công an Việt Nam tổ chức bắt cóc từ Đức về Việt Nam, như trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh vào tháng 7/2017.

 

Các lực lượng đang bảo vệ bà Nhàn như : An ninh của chính quyền nước sở tại, lực lượng bảo vệ tư nhân do bà Nhàn thuê, và… lực lượng của Tổng cục 2 tình báo Bộ Quốc phòng.

 

Giáo sư Zachary Abuza tiết lộ như sau :

 

"Trang web  của AIC cũng thông tin rằng, Công ty thường làm tư vấn cho Bộ Quốc phòng – một cơ quan đầy quyền lực ở Việt Nam, mà Nhàn với vai trò là người môi giới cho việc mua sắm vũ khí từ Israel của Việt Nam.

 

Các báo cáo cho hay, các công ty quốc phòng Israel đã bán được khoảng 1,5 tỷ USD tiền vũ khí cho Việt Nam trong thập niên vừa qua vì Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tìm cách hiện đại hóa và giảm bớt sự phụ thuộc vào vũ khí của Nga".

 

Với bà Nhàn là trung gian môi giới, Israel đã đàm phán bán thêm khoảng hai tỷ USD vũ khí cho Việt Nam, trong đó có cả tên lửa đất đối không và các hệ thống vũ khí khác…

Thương vụ này có trị giá 550 triệu USD nhưng bà Nhàn được cho là đã cố yêu cầu nhà sản xuất Israel nâng giá bán một cách đáng kể để có được phần hoa hồng lớn hơn. Các quan chức Israel đã tức giận vì kế hoạch tham nhũng này có khả năng bị đảo lộn việc mua bán và ít nhất đã trì hoãn việc thực thi.

 

Bà Nhàn chưa bao giờ bị buộc tội vì bất kỳ hoạt động gì liên quan đến việc mua sắm vũ khí – điều này có lẽ phản ánh nỗi lo sợ [của Bộ Quốc phòng Việt nam] sẽ làm hé lộ thông tin về các hoạt động mua sắm của quân đội – vốn là một vấn đề nhạy cảm".

 

Theo giới phân tích, những vấn đề liên quan tới bà Nhàn được đẩy lên trong thời gian gần đây, với một tần suất dày đặc bất thường, có thể là một nỗ lực mới của Tổng bí thư Trọng và phe cánh, kể cả Bộ trưởng Công an Tô Lâm, nhằm mục đích làm suy yếu Thủ tướng Phạm Minh Chính, khi cuộc đua nước rút vào các vị trí lãnh đạo cấp cao trước Đại hội lần thứ 14 của Đảng cộng sản Việt Nam, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 1/2026.

 

Nhưng cũng có các ý kiến lo ngại cho Tổng bí thư, khi việc chống tham nhũng của ông Trọng, chủ yếu nhắm vào những người được các quan chức bảo trợ, hay các đối tác làm ăn của họ. Người ta muốn nhắc tới chuyện của ông Hồ Mẫu Ngoạt – Trợ lý của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – là một ông trùm của giới chạy án, chạy ghế và "buôn Vua".

 

Nếu ông Phạm Minh Chính vượt qua được tất cả mọi trở ngại để nắm giữ quyền lực tối cao, và sau đó, ông Chính lại rập khuôn theo chính sách "tấn công vào các quan chức được Tổng bí thư Trọng bảo trợ", thì điều gì sẽ xảy ra với Tổng bí thư Trọng ?./.

 

Trà My

 

Nguồn : Thoibao.de, 11/11/2023

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats