Sunday, 12 November 2023

ĐẠI TANG CỦA MOSCOW : MỘT CÚ ATACMS DUY NHẤT, 3 ĐẠI TÁ NHẢY DÙ TỬ TRẬN, BỘ TƯ LỆNH TAN TÀNH (VietCatholic News)

 



Đại tang của Moscow: Một cú ATACMS duy nhất, 3 Đại Tá Nhảy Dù Nga tử trận, Bộ Tư Lệnh tan tành

VietCatholic News

11/Nov/2023

https://vietcatholic.net/News/Html/285847.htm

 

 

XEM : https://www.youtube.com/watch?v=VvaOvvDeqN4

 

 

1. Ba Đại Tá Nga tử trận trong một cú tấn công bằng ATACMS vào Bộ Tư Lệnh

 

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “ATACMS Strike on Russian Command Center 'Killed Three Colonels': Report”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy ATACMS tấn công Trung tâm chỉ huy Nga 'Giết chết ba đại tá'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

 

Ba đại tá Nga được cho là đã thiệt mạng khi lực lượng Ukraine bắn hỏa tiễn vào trụ sở của nhóm quân sự Dnipro của Nga ở khu vực phía nam Kherson bị tạm chiếm một phần

 

Kênh Telegram VChK-OGPU của Nga, được cho là có thông tin nội bộ từ lực lượng an ninh Nga, và kênh Public Reserve Stugna, một tổ chức được thành lập để hỗ trợ tiểu đoàn lực lượng đặc biệt Stugna của Ukraine, cho biết ba sĩ quan cấp tá vừa thiệt mạng do một cuộc tấn công vào Bộ Tư Lệnh Nhóm lực lượng Dnipro bằng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, do Hoa Kỳ cung cấp.

 

ATACMS có khả năng tiếp cận mục tiêu cách xa 100 dặm hoặc thậm chí xa hơn.

 

Cuộc tấn công của Ukraine vào trụ sở của Nhóm Lực lượng Dnipro cũng được Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, báo cáo. Các quan chức tình báo Anh đánh giá vào tháng 4 rằng Nhóm Lực lượng Dnipro có khả năng được triển khai để bảo vệ khu vực Kherson của Ukraine, nơi Nga đang xâm lược một phần.

 

ISW cho biết 3 sĩ quan cấp tá đã thiệt mạng trong cú tấn công bất ngờ của quân Ukraine. Đó là Đại tá Vadim Dobrikov, chỉ huy phó trung tâm chỉ huy Bộ Tư lệnh Lực lượng Nhảy Dù; Đại tá Alexey Koblov, trưởng phòng tác chiến Bộ Tư lệnh Lực lượng Nhảy Dù; và Đại tá Alexander Galkin, chỉ huy phó trung tâm hành quân Bộ Tư lệnh Lực lượng Nhảy Dù.

 

Các sĩ quan đã tử trận “khi Bộ Tư Lệnh của nhóm Dnipro… bị tấn công,” kênh VChK-OGPU của Nga cho biết và nói thêm rằng cuộc tấn công “được thực hiện bởi một hỏa tiễn ATACMS.”

 

Ngay sau vụ tấn công được tường trình, kênh Telegram Astra của Nga đưa tin nhóm lực lượng này gần đây do Thượng Tướng Mikhail Teplinsky chỉ huy và không biết liệu Teplinsky có bị thương trong vụ tấn công hay không.

 

Teplinksy, Tư Lệnh binh chủng Nhảy Dù Nga, được bổ nhiệm làm chỉ huy nhóm quân sự Dnipro vào tuần trước, hãng thông tấn nhà nước Tass đưa tin.

 

Báo Nga Izvestia đưa tin rằng ông đã bị giáng chức từ Tư Lệnh Phó chiến trường Ukraine xuống làm chỉ huy Nhóm lực lượng Dnipro thay thế cho Thượng Tướng Oleg Makarevich.

 

Kênh Operativno ZSU liên kết với quân đội Ukraine cho biết “các chỉ huy Nga của Nhóm Lực lượng Dnipro hôm nay không may mắn lắm”, đồng thời nói thêm rằng Lực lượng Vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn vào trụ sở và “thứ gì đó đã bay lên nhiều lần.”

 

Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh Ukraine đang nỗ lực mở rộng đầu cầu ở bờ đông sông Dnipro do Nga kiểm soát.

 

Quân của Kyiv đã đến được khu vực của Dnipro bị Nga tạm chiếm vào giữa tháng 10 sau các hoạt động vượt qua con sông rộng lớn. Điều đó diễn ra sau khi Ukraine giải phóng thành công thành phố Kherson và bờ tây sông vào cuối năm 2022.

 

ISW hôm thứ Ba đánh giá rằng các xe thiết giáp của Ukraine hiện đã tới bờ đông và Kyiv đang “tiếp tục các hoạt động trên bộ lớn hơn bình thường... với một nhóm bộ binh hạng nhẹ có quy mô gần bằng tiểu đoàn.”

 

2. Nga xây dựng đường hỏa xa vì e Ukraine sẽ tấn công cầu Kerch

 

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Builds Railway Amid Fears of Ukraine Attack on 'High-Risk' Bridge”, nghĩa là “Nga xây dựng đường hỏa xa trong bối cảnh lo ngại Ukraine tấn công cây cầu có 'rủi ro quá cao'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

 

Theo báo cáo của Nga, việc xây dựng tuyến hỏa xa mới nối Bán đảo Crimea với đất liền Nga đang được tiến hành trong bối cảnh Ukraine liên tục tấn công Cầu Crimea.

 

Yevgeny Balitsky, tên phản bội, được Nga bổ nhiệm làm nhà lãnh đạo vùng Zaporizhzhia bị tạm chiếm ở đông nam Ukraine, nói với các phóng viên hôm thứ Tư rằng tuyến hỏa xa mới đã bắt đầu gần thành phố Donetsk và sẽ chạy từ Yakymivka, một khu định cư ở Zaporizhzhia, đến Rostov, theo cơ quan truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti.

 

Balitsky nói: “Bằng cách xây dựng một tuyến hỏa xa… chúng tôi sẽ giải quyết các vấn đề của quân đội”.

 

Trong những tháng gần đây, Ukraine đã gia tăng các cuộc tấn công vào Cầu Kerch nối Crimea – nơi bị Nga sáp nhập vào năm 2014 – với phần còn lại của Nga. Crimea đã đóng vai trò là trung tâm quân sự của Nga kể từ khi tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

 

Balitsky lưu ý với các phóng viên rằng tuyến hỏa xa mới sẽ giúp Nga xuất khẩu hàng hóa như ngũ cốc, sắt và than đá sang phần còn lại của đất nước. Ông cũng nói rằng dự án sẽ giúp quân đội Mạc Tư Khoa tránh được cầu Kerch.

 

“Bởi vì việc lái xe qua Cầu Crimea không chỉ xa mà ngày nay cây cầu này còn là một đối tượng có nguy cơ cao”, Balitsky nói với RIA Novosti.

 

Bộ Quốc phòng Anh trước đó đánh giá cầu eo biển Kerch đã trở thành gánh nặng an ninh đáng kể đối với Mạc Tư Khoa. Ukraine đã tấn công công trình dài 19km này vào tháng 10 năm 2022 và một lần nữa vào tháng 7, gây thiệt hại đáng kể cho đường bộ và hỏa xa.

 

Các quan chức quốc phòng Anh cho biết vào tháng 10: “Mặc dù đã hoạt động hoàn toàn nhưng việc sử dụng cầu vẫn bị hạn chế do các thủ tục được ban hành sau vụ tấn công đầu tiên của Ukraine vào tháng 10 năm 2022. Xe tải và quân trang, quân dụng, cũng như nhiên liệu tiếp tục được di chuyển bằng phà”.

 

Hôm thứ Tư, đoạn phim lan truyền trên mạng cho thấy khói cuồn cuộn từ Cầu Crimea sau khi chính quyền Nga trong khu vực cảnh báo về các cuộc tấn công trên không vào bán đảo. Theo báo cáo địa phương, cảnh báo không kích vang lên trong khoảng hai giờ và giao thông trên cầu bị đình trệ.

 

Kyiv tuyên bố rằng cuộc chiến với Nga sẽ không kết thúc cho đến khi bán đảo Crimea được trả lại cho Ukraine kiểm soát. Ukraine đã thúc đẩy trong nhiều tháng nhằm giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ bị Nga tạm chiếm ở khu vực phía nam và phía đông của đất nước, mặc dù Tướng Valerii Zaluzhnyi, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, tuần trước đã cảnh báo rằng việc chiến đấu chống lại Mạc Tư Khoa có thể đi vào bế tắc nếu Ukraine không có cái thiết bị mới.

 

3. Tòa Bạch Ốc cho biết quỹ của Mỹ dành cho Ukraine đã cạn kiệt 96%

 

Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói với các phóng viên rằng Mỹ đã sử dụng hết 96% số tiền mà nước này hiện phân bổ cho Ukraine.

 

Tướng Kirby cho biết Hoa Kỳ hoàn toàn tin rằng Ukraine có thể giành lại lãnh thổ của mình, mặc dù tiến độ diễn ra rất chậm hơn dự kiến.

 

Một số thành viên Quốc Hội đã trở nên hoài nghi về việc tài trợ thêm cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Tổng thống Biden đã kêu gọi Quốc hội thông qua dự luật chi tiêu bổ sung trị giá 106 tỷ Mỹ Kim cho chi tiêu quân sự.

 

Theo một lá thư công bố hôm thứ Ba, những nhà lãnh đạo Bộ Tài chính, Quốc phòng và Ngoại giao Hoa Kỳ đã kêu gọi Quốc hội tài trợ 11,8 tỷ Mỹ Kim cho viện trợ Ukraine như một phần trong yêu cầu chi tiêu bổ sung của Tổng thống Joe Biden.

 

“Khoản tài trợ này được hưởng lợi từ mức độ giám sát và minh bạch mạnh mẽ chưa từng có, đồng thời được củng cố bởi sự hỗ trợ ngân sách đáng kể từ Liên minh Âu Châu, các đối tác G7 khác và Quỹ Tiền tệ Quốc tế,” các thư ký, cùng với quản trị viên USAid, viết cho các nhà lãnh đạo quốc hội..

 

Vào tháng 10, chính quyền Tổng thống Biden đã đệ trình yêu cầu trị giá 106 tỷ Mỹ Kim lên Quốc hội về viện trợ quân sự và nhân đạo cho Israel và Ukraine cũng như hỗ trợ nhân đạo cho Gaza, khẳng định các nhà lập pháp có nghĩa vụ hỗ trợ các đồng minh của Mỹ đứng lên chống lại chế độ chuyên chế và xâm lược trên toàn thế giới.

 

4. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tiếp Tướng Bắc Kinh

 

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm thứ Tư đã tiếp đón một vị tướng và phái đoàn quốc phòng hàng đầu của cộng sản Tầu tại Mạc Tư Khoa để đàm phán nhằm “tăng cường” hợp tác quân sự với Bắc Kinh khi quân đội Nga đang chiến đấu ở Ukraine.

 

Shoigu chào đón Trương Hựu Hà, một tướng cao cấp và là phó chủ tịch Quân ủy trung ương của Bắc Kinh, trong một buổi lễ trải thảm đỏ ở Mạc Tư Khoa.

 

Bất kể Nga là một quốc gia xâm lược bị thế giới lên án, theo một tuyên bố được Bộ Quốc phòng Nga công bố, Shoigu nói:

 

Chúng tôi, không giống như một số nước phương Tây hiếu chiến, không tạo ra một khối quân sự. Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc là một ví dụ về hợp tác chiến lược, dựa trên sự tin cậy và tôn trọng.

 

Tôi chắc chắn rằng cuộc gặp hôm nay sẽ là một bước nữa để làm sâu sắc hơn mối liên kết đa phương giữa các nước chúng ta và các cơ quan quân sự.

 

Ông cho biết hai bên sẽ thảo luận về “các bước tiếp theo để phát triển hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng”.

 

Điện Cẩm Linh cho biết quan chức Trung Quốc này đã gặp Putin vào cuối ngày thứ Tư. Chuyến thăm của ông diễn ra ba tuần sau khi ông Putin tới Bắc Kinh trong chuyến công du nước ngoài hiếm hoi.

 

5. Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO, đã kêu gọi Hung Gia Lợi phê chuẩn nỗ lực gia nhập liên minh đang bị đình trệ của Thụy Điển “đừng chậm trễ hơn nữa”.

 

29 trong số 31 thành viên của NATO đã phê chuẩn cho Thụy Điển trở thành thành viên của NATO. Tuy nhiên, cho đến nay việc gia nhập của Thụy Điển vẫn còn bị năn trở bởi Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi.

 

“Chính phủ Hung Gia Lợi đã nhiều lần nói rằng họ sẽ không phải là đồng minh cuối cùng của NATO phê chuẩn việc gia nhập của Thụy Điển,” ông Stoltenberg nói trong cuộc hội đàm với tổng thống Hung Gia Lợi ở Brussels.

 

“Bây giờ tôi tin tưởng Hung Gia Lợi sẽ thực hiện cam kết đó. Quốc hội Hung Gia Lợi nên bỏ phiếu để phê chuẩn ngay lập tức.”

 

6. Việc thành lập tòa án đặc biệt về tội ác xâm lược Ukraine

 

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết, ủy viên tư pháp Liên Hiệp Âu Châu, Didier Reynders, “đã đưa ra tầm nhìn về việc thành lập tòa án đặc biệt về tội ác xâm lược Ukraine” trong cuộc gặp trước đó.

 

Kuleba cho biết họ đã thảo luận về những cách khả thi để sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để bồi thường và tái thiết Ukraine.

 

Tưởng cũng nên nhắc lại là Hội đồng Âu Châu đã vạch ra kế hoạch thu lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga và chuyển hàng tỷ euro để hỗ trợ Ukraine.

 

Cơ quan này đã đưa ra một loạt kết luận công khai chính thức sau hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu.

 

Nga phải chịu trách nhiệm về thiệt hại to lớn do cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine gây ra. Cần có tiến bộ mang tính quyết định, phối hợp với các đối tác, về cách thức mà bất kỳ khoản thu nhập đặc biệt nào do các tổ chức tư nhân nắm giữ trực tiếp từ tài sản cố định của Nga có thể được chuyển trực tiếp sang hỗ trợ Ukraine cũng như sự phục hồi và tái thiết của nước này, phù hợp với các nghĩa vụ hợp đồng hiện hành và phù hợp với pháp luật Liên Hiệp Âu Châu và quốc tế.. Hội đồng Âu Châu kêu gọi đại diện cao cấp và ủy ban đẩy nhanh công việc nhằm gửi đề xuất.

 

7. Hoa Kỳ và G7 đề cập đến viễn tượng tương lai của dải Gaza

 

Trong cuộc họp báo sau cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao G7 ở Tokyo, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nêu quan điểm của Washington về những gì họ tin rằng kịch bản tương lai sẽ diễn ra ở Gaza sau khi chiến tranh Israel-Hamas kết thúc.

 

Ông nói với báo chí rằng đây là những điều kiện cần thiết cho “hòa bình và an ninh lâu dài”

 

Hoa Kỳ tin rằng các yếu tố chính sẽ bao gồm việc không buộc người Palestine phải di dời khỏi Gaza. Không phải bây giờ. Không phải sau chiến tranh. Không sử dụng Gaza làm nền tảng cho khủng bố hoặc các cuộc tấn công bạo lực khác. Không tái chiếm Gaza sau khi xung đột kết thúc Không có nỗ lực phong tỏa hoặc bao vây Gaza. Không thu hẹp lãnh thổ của Gaza. Chúng ta cũng phải bảo đảm không có mối đe dọa khủng bố nào có thể xuất phát từ Bờ Tây.

 

Blinken nói tiếp rằng Hoa Kỳ đang tìm kiếm một giải pháp trong tương lai “phải đưa tiếng nói và nguyện vọng của người dân Palestine vào trung tâm quản lý sau khủng hoảng ở Gaza. Nó phải bao gồm sự quản lý do người Palestine lãnh đạo và Gaza thống nhất với Bờ Tây dưới sự quản lý của Chính quyền Palestine, đồng thời nó phải bao gồm một cơ chế tái thiết bền vững ở Gaza”.

 

Ông nói rằng Hoa Kỳ đang tìm kiếm “một con đường để người Israel và người Palestine sống cạnh nhau tại các quốc gia của họ, với các biện pháp bình đẳng về an ninh, tự do, cơ hội và phẩm giá”.

 

8. Nga tăng cường quan hệ quốc phòng với Burkina Faso

 

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Burkina Faso Kassoum Coulibaly đã đồng ý tăng cường quan hệ quốc phòng, Mạc Tư Khoa cho biết.

 

Giới cầm quyền quân sự Burkina đã tăng cường hợp tác với Mạc Tư Khoa khi nước này tìm cách đa dạng hóa các đồng minh quốc tế sau cuộc đảo chính năm ngoái.

 

Nga, quốc gia ngày càng bị cô lập hơn kể từ cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, trong những tháng gần đây đã thảo luận về việc tăng cường hợp tác quân sự với Burkina Faso.

 

Mạc Tư Khoa cũng cam kết cung cấp ngũ cốc miễn phí cho quốc gia Phi Châu này, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, AFP đưa tin.

 

Bộ trưởng Shoigu cho biết: “Mối quan hệ Nga-Burkina Faso chỉ dựa trên các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và cân nhắc lợi ích của nhau và trong những năm gần đây, mối quan hệ này đã đạt được những động lực tích cực”.

 

9. Ba Lan đã ký một thỏa thuận trị giá hơn 4 tỷ bảng Anh với công ty quốc phòng MBDA của Vương Quốc Anh

 

Chính phủ Anh cho biết Ba Lan đã ký một thỏa thuận trị giá hơn 4 tỷ bảng Anh với công ty quốc phòng MBDA để cung cấp hệ thống phòng không trên mặt đất.

 

Bộ Quốc phòng Vương Quốc Anh cho biết quan hệ đối tác sẽ giúp tăng cường an ninh Âu Châu trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine.

 

Bộ Quốc phòng cho biết hệ thống phòng không này sẽ có thể phóng hỏa tiễn vào các mối đe dọa trên không như hỏa tiễn hành trình và chiến đấu cơ ở phạm vi hơn 40 km.

 

Grant Shapps, Bộ trưởng Quốc phòng, cho biết:

 

Đây là một bước tiến quan trọng khác đối với mối quan hệ quốc phòng lịch sử của chúng ta với Ba Lan, cung cấp khả năng phòng không thế hệ tiếp theo để đóng vai trò răn đe rõ ràng đối với đối phương của chúng ta.

 

10. Báo cáo của Liên Hiệp Âu Châu về các thành viên mới tiềm năng của khối

 

Ủy ban Âu Châu hôm thứ Tư đã loan báo các bước quan trọng trong việc kết nạp thêm các thành viên mới. Sau tuyên bố hôm thứ Tư của Liên Hiệp Âu Châu, các tài xế đã nhấn còi xe hơi trên các đường phố của Ukraine và Moldova, trong khi các chính trị gia đưa ra những bài diễn văn phấn khởi. Trong khi đó, ở Mạc Tư Khoa, nhiều người nhận thức một cách rõ ràng rằng cuộc xâm lược của Putin đã hoàn toàn phản tác dụng. Nó đã khiến Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO; trong khi Ukraine, Moldova, và Georgia ngả hẳn vào vòng tay của Liên Hiệp Âu Châu.

 

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “The EU’s report card on potential new members of the bloc”, nghĩa là “Báo cáo của Liên Hiệp Âu Châu về các thành viên mới tiềm năng của khối”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

 

Ủy ban Âu Châu hôm thứ Tư đã thực hiện các bước quan trọng nhằm đưa các thành viên mới vào khối 27 quốc gia.

 

Trong nỗ lực mở rộng được khởi động bởi cuộc chiến của Nga ở Ukraine, Ủy ban Âu Châu đề nghị bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập chính thức với Ukraine và Moldova, đồng thời cấp tư cách ứng viên cho Georgia, sau khi một số điều kiện được đáp ứng.

 

Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen nói rằng các quốc gia “đã hiểu tiếng gọi của lịch sử, và các bạn phải lựa chọn xem bạn muốn dân chủ và thịnh vượng hay bạn muốn một chế độ độc tài”.

 

Bước tiếp theo là các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu ủng hộ kế hoạch của Ủy ban tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels vào tháng 12.

 

Liên quan đến Ukraine

 

Báo cáo nói gì: Bất chấp cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022, Ukraine vẫn tiếp tục đạt được tiến bộ trong cải cách dân chủ và pháp quyền. Báo cáo cho biết, việc cấp tư cách ứng cử viên cho Ukraine vào tháng 6 năm 2022 đã đẩy nhanh hơn nữa các nỗ lực cải cách. Ủy ban khuyến nghị Hội đồng nên mở các cuộc đàm phán gia nhập chính thức. Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu sẽ quyết định có ủng hộ quyết định đó hay không tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 12.

 

Những gì đã làm tốt: Trong số bảy bước mà Ukraine được đưa ra trước khi các cuộc đàm phán về tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu có thể bắt đầu, Kyiv đã hoàn thành bốn: thứ nhất là luật về thủ tục lựa chọn thẩm phán tại Tòa án Hiến pháp; thứ hai là hoàn tất việc kiểm tra các ứng cử viên vào Hội đồng Tư pháp Cao cấp; thứ ba là luật chống rửa tiền; và thứ tư là luật truyền thông.

 

Điều cần làm tốt hơn: Ukraine đã cải thiện thành tích chống tham nhũng nhưng vẫn cần làm nhiều hơn nữa, bao gồm cả luật về nhân sự cho Cục Chống tham nhũng Quốc gia. Thứ hai, chính phủ quyết định hoãn thi hành luật trấn áp quyền lực của những kẻ đầu sỏ chính trị và Ukraine vẫn nên đưa ra luật điều chỉnh vận động hành lang phù hợp với tiêu chuẩn Âu Châu, như một phần của kế hoạch hành động chống đầu sỏ. Thứ ba, khi nói đến người thiểu số, Ukraine nên đưa ra luật giải quyết các khuyến nghị từ Ủy ban Venice, là cơ quan cố vấn của Hội đồng Âu Châu, trong các lĩnh vực như ngôn ngữ được nhà nước sử dụng, truyền thông và giáo dục.

 

Liên quan đến Moldova

 

Báo cáo nói gì: Bốn tháng sau khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, cả Ukraine và Moldova đều trở thành các quốc gia ứng viên. Hiện tại, Ủy ban Âu Châu đang đề xuất mở các cuộc đàm phán gia nhập cho Moldova dựa trên những tiến bộ đã đạt được.

 

Những gì đã làm tốt: Cải cách để tăng cường dân chủ và pháp quyền, sự tham gia nhiều hơn của xã hội dân sự, chuẩn bị cải cách hành chính công, chuẩn bị cải cách pháp lý, tiến bộ trong cuộc chiến chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức.

 

Điều cần làm tốt hơn: Đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, “loại bỏ đầu sỏ chính trị”, nhiều bước tiến tới cải cách tư pháp toàn diện.

 

11. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cung cấp cho người nói tiếng Nga quyền truy cập vào tin tức độc lập.

 

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới hôm thứ Ba cho biết họ đang lên kế hoạch ra mắt một nền tảng kỹ thuật số nhằm cung cấp cho người nói tiếng Nga quyền truy cập vào tin tức độc lập.

 

Sau khi xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Điện Cẩm Linh đã tăng cường cuộc đàn áp lịch sử nhằm vào những tiếng nói bất đồng chính kiến và tăng cường tuyên truyền. Tất cả các cơ quan truyền thông độc lập chính, bao gồm cả Dozhd TV, đã ngừng hoạt động hoặc đình chỉ hoạt động ở Nga.

 

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho biết họ đã ký hợp đồng với nhà điều hành vệ tinh toàn cầu Eutelsat để ra mắt một nền tảng kỹ thuật số có tên Svoboda, tiếng Nga có nghĩa là tự do, AFP đưa tin.

 

Cơ quan giám sát truyền thông có trụ sở tại Paris, được biết đến với tên viết tắt RSF của Pháp, cho biết nền tảng này, dự kiến sẽ ra mắt trong vài tuần tới, sẽ có “các chương trình tin tức nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện và khách quan về các sự kiện toàn cầu”.

 

Christophe Deloire, tổng thư ký RSF, gọi dự án là “một sáng kiến đầy tham vọng nhằm đảo ngược logic tuyên truyền”.

 

Deloire cho biết thêm: “Nó sẽ cho phép các cơ quan truyền thông độc lập phát sóng tới những người không được hưởng quyền thông tin của họ”.

 

12. Khả năng Ý có thể chi tiêu 2% GDP cho ngân sách quốc phòng

 

Mãi đến năm 2028, may ra Ý mới có thể chi tiêu 2% GDP cho ngân sách quốc phòng. Bộ trưởng Quốc phòng Ý Guido Crosetto cho biết như trên.

 

Tại hội nghị thượng đỉnh năm 2014, các nhà lãnh đạo NATO đã đồng ý hướng tới chi ít nhất 2% GDP cho quốc phòng trong vòng một thập kỷ, nhưng chính quyền trước đây của Ý, do Mario Draghi đứng đầu, đã trì hoãn mục tiêu này tới 4 năm.

 

Crosetto nói với ủy ban quốc phòng và đối ngoại của hai viện quốc hội Ý: “Chúng ta thực sự còn cách xa 2%, rất xa.

 

Ông nói: “Đó là một mục tiêu bất khả thi cho năm 2024, nhưng thành thật mà nói với các bạn… cũng khó cho năm 2028”.

 

Theo ước tính của NATO vào tháng 7, Ý dự kiến sẽ chi 1,46% GDP cho quốc phòng trong năm nay, trong khi các thành viên Âu Châu khác của liên minh, bao gồm Ba Lan, Anh, Đông Phương và các nước vùng Baltic, đều vượt mục tiêu.

 

13. Bộ Quốc phòng Đức xác nhận nước này chuẩn bị hoàn tất việc triển khai ba đơn vị phòng không Patriot ở Ba Lan sau gần một năm.

 

Cùng với hệ thống Patriot, khoảng 300 binh sĩ Đức cũng đã đóng quân tại thị trấn Zamość của Ba Lan, cách biên giới Ukraine khoảng 31 dặm, kể từ đầu năm để bảo vệ thị trấn phía nam và tuyến hỏa xa quan trọng tới Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết như trên.

 

Việc triển khai được kích hoạt bởi một hỏa tiễn lạc của Ukraine đã tấn công làng Przewodów của Ba Lan trong khu vực vào tháng 11 năm ngoái, trong một sự việc làm dấy lên lo ngại về cuộc chiến ở Ukraine sẽ tràn qua biên giới.

 

Ông Boris Pistorius cho biết vào tháng 8 rằng việc triển khai khó có thể kéo dài quá cuối năm nay vì Patriot sẽ cần thiết cho lực lượng phản ứng nhanh của NATO sử dụng vào năm 2024.

 

Ông cho biết các binh sĩ Đức sẽ hoàn tất việc triển khai vào hôm thứ Sáu

 

“Tôi rất vui mừng về sự tiếp đón thân thiện và trân trọng mà những người lính của chúng tôi ở Zamość đã được quân đội Ba Lan và người dân sống ở đó dành cho,” ông nói.

 

14. Quân đội Ukraine cho biết một hỏa tiễn của Nga đã bắn trúng một tàu dân sự mang cờ Liberia đang đi vào cảng Odesa của Hắc Hải, khiến một người thiệt mạng và bốn người bị thương.

 

Trong cuộc họp báo qua cầu truyền hình tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm mùng 9 tháng 11, Phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam Nataliya Humenyuk cho biết:

 

“Hỏa tiễn đã bắn trúng cấu trúc thượng tầng của một tàu dân sự treo cờ Liberia, vào thời điểm tàu này đang tiến vào cảng”.

 

Cô nói thêm rằng một người đã thiệt mạng, và ba thành viên thủy thủ đoàn và một nhân viên cảng đã bị thương.

 

15. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

 

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến việc phá hoại các đường hỏa xa của Nga để phản đối cuộc xâm lược Ukraine. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

 

Mười bảy tháng sau khi những sự việc đầu tiên được báo cáo, hành vi phá hoại hỏa xa Nga của các nhà hoạt động phản chiến tiếp tục là một thách thức đáng kể đối với chính quyền Nga.

 

Nghiên cứu của hãng truyền thông độc lập Mediazona của Nga cho thấy rằng, tính đến tháng 10 năm 2023, 76 vụ phá hoại hỏa xa đã bị đưa ra tòa kể từ cuộc xâm lược. Ít nhất 137 người, phần lớn dưới 24 tuổi, đã bị truy tố.

 

Kể từ đầu năm 2023, các thông báo đã được dán trên các phần quan trọng của cơ sở hạ tầng hỏa xa trong đó chỉ ra rằng, theo Bộ luật Hình sự Nga, hành vi phá hoại có thể bị trừng phạt lên tới tù chung thân.

 

Hậu cần quân sự của Nga, bao gồm cả việc cung cấp cho cuộc chiến ở Ukraine, vẫn phụ thuộc vào tuyến hỏa xa dài 33.000km của nước này.

 

Với hầu như tất cả các phương pháp bất đồng chính kiến công khai bị cấm ở Nga, hành vi phá hoại tiếp tục thu hút một thiểu số thanh niên như một phương pháp phản đối cái gọi là 'Chiến dịch quân sự đặc biệt'.

 

© 2020 - VietCatholic Network - Designed by J.B. Đặng Minh An

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats