Thursday, 16 November 2023

ĐẠI TÁ PHAN VĂN ĐIỀN (1913 - 2004) : QUẢN ĐỐC CÔNG TRƯỜNG DINH ĐỘC LẬP (Mai Bá Kiếm)

 



Đại tá Phan Văn Điền (1913-2004): Quản đốc công trường Dinh Độc Lập

Mai Bá Kiếm

16/11/2023

https://baotiengdan.com/2023/11/16/dai-ta-phan-van-dien-1913-2004-quan-doc-cong-truong-dinh-doc-lap/

 

Mới đây, Phan Việt Quốc Vận đăng trên trang cá nhân hình của Vận và phi công Nguyễn Thành Tín (con phi công Nguyễn Thành Trung) chụp chung tại phi trường San Francisco (Mỹ), với chú thích ngộ nghĩnh “Ba của hai phi công: một xây dinh Độc lập – một bỏ bom dinh Độc lập”.

 

Phan Việt Quốc Vận (Sinh năm 1953) tốt nghiệp phi công T.37 cuối tháng 1/1975 (khóa 7505 Sheppard Air Force Base, Texas, USA) là con của cố đại tá Phan Văn Điển (Cục phó Cục Công binh), người chỉ huy xây cất và giám sát công trường dinh Độc lập (từ năm 1962 đến ngày khánh thành 30/10/1966).

 

Nguyễn Thành Tín (cơ trưởng VNA) là con ông Nguyễn Thành Trung, phi công ném bom dinh Độc lập sáng ngày 8/4/1975 mà ai cũng biết. Tôi học bay với Vận ở căn cứ Sheppard, nên hiểu ngay lời chú thích tương phản (hai phi công tình cờ gặp nhau, nhưng ba một anh ném bom dinh Độc lập, còn ba anh kia xây dinh Độc lập.

 

Ngày 14/12/2004, báo Công an Tp.HCM đăng bài “Vĩnh biệt người kỹ sư xây dựng dinh Độc lập”, bằng những lời bay bổng “Cách đây ba năm, công trình dinh Độc lập phải đành lòng tiễn biệt “cha đẻ” của nó là KTS Ngô Viết Thụ về bên kia thế giới. Và, ngày 8/12/2004 dinh thự lại buồn thương ngậm ngùi đưa tiễn người KS xây dựng tâm huyết, cũng chính là tác giả bản thiết kế tầng hầm kiên cố trong dinh – KS Phan Văn Điển về cõi vĩnh hằng. Đối với thân nhân và Cán bộ – Công nhân viên chức trong dinh Độc lập, KS Phan Văn Điển mất là một tổn thất không gì bù đắp được…”

 

Bài báo ca ngợi công lao trong thập kỷ 1990, khi KS Phan Văn Điển từ Pháp về nước cũng là lúc Nhà nước tu sửa lại dinh, KS Điển tình nguyện ở 24/24 giờ để khôi phục bản thiết kế cũ đã thất lạc và góp ý sửa từng hạng mục chính xác và lấy công văn khen ngợi KS Điển của Cục Hành chánh Quản trị 2, thuộc Văn phòng Chính phủ như “đóng dấu công lao” của đại tá Phan Văn Điển!

 

Phan Việt Quốc Vận kể, ba anh tốt nghiệp KS công chánh ở Pháp về nước, và học khóa 5 Võ bị Đà Lạt. Sau 1975, đi học tập cải tạo 3 năm, được ông Võ Văn Kiệt bảo lãnh về, giúp BGĐ dinh phục hồi thiết kế, nhưng ông làm việc không được thoải mái nên ông sang Pháp định cư. Thập kỷ 1990, khi về thăm Việt Nam, mua vé vào dinh tham quan, Ban giám đốc dinh biết ông mời ở lại hợp tác tôn tạo dinh, sau đó bảng ghi danh Kiến trúc sư trưởng là KTS Ngô Viết Thụ và Quản đốc Công trường KS Phan Văn Điển mới được treo lại trong Dinh!

 

Công binh VNCH ở mỗi quân khu có một Liên đoàn Công binh chiến đấu (rà, gở mìn, xây dựng lô cốt, công sự, hầm trú phòng tuyến, bắc cầu nổi dã chiến) và Liên đoàn Công binh Kiến tạo, chuyên xây dựng cầu đường, doanh trại và các công trình trọng điểm quốc gia như dinh Độc lập, Nguyên tử Cuộc Đà Lạt, Bệnh viện Vì Dân, trường Võ bị Quốc gia. Công binh Kiến tạo được Mỹ viện trợ các thiết bị xây dựng tiên tiến, huấn luyện các KS công chánh chuyên nghiệp. Nếu sau 30/4/75, Chính quyền Cách mạng không cải tạo các KS sĩ quan, lưu dụng họ và thiết bị xây cất thì VN sẽ có các đơn vị xây cất tầm cỡ quốc tế!

 

CON NHÀ TÔNG NHƯNG KHÁC LÔNG, KHÁC CÁNH:

 

Năm 1972, sau khi đậu tú tài, Phan Việt Quốc Vận đăng ký đi Không quân. Ba Vận bắt học tiếp để đậu tú tài 2, ông đưa đi Pháp du học như các anh chị của Vận. Vận dọa “nếu ba không cho đi KQ, con đăng ký biệt kích”. Ba Vận đủ quyền thế để lo cho con một ghế văn phòng, nhưng Vận mê làm phi công, dễ ăn họa tiễn tầm nhiệt, nhưng ông đành nhượng bộ con.

 

Cuối tháng giêng 1975, Vận tốt nghiệp phi công về nước, ra Nha Trang học điều chỉnh sĩ quan. Cuối tháng 3/1975, Vận di tản về Tân Sơn Nhất, tranh thủ làm đám cưới với người yêu. Tối 29/4, Vận lên C.130 cuối cùng rời Tân Sơn Nhất ra Côn Sơn trước khi sang Utapao, hát bài “Cưới vừa xong là tôi dông”. Sang Mỹ vài năm, Vận được anh chị bảo lãnh sang Pháp. Sau khi về hưu, vợ chồng Vận từ Pháp về Q.9 sống!

______

 

Một số hình ảnh:

 

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/1-106-194x420.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/1-107-138x300.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/2-10-768x576.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/3-1.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/1-108-1024x767.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/2-11.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/3-2.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/1-109-194x420.jpg 

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats