Monday, 18 September 2023

VIỆT NAM CHO HAI NHÀ HOẠT ĐỘNG ĐI MỸ TỊ NẠN, THEO THỎA THUẬN TRƯỚC CHUYẾN THĂM CỦA TT BIDEN (Reuters)

 



Việt Nam cho hai nhà hoạt động đi Mỹ tị nạn, theo thỏa thuận trước chuyến thăm của TT Biden

Reuters

19/09/2023

https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-cho-hai-nha-hoat-dong-di-my-ti-nan-theo-thoa-thuan-truoc-chuyen-tham-cua-tt-biden/7273679.html

 

Hai nhà hoạt động Việt Nam mà chính quyền Mỹ tin rằng đã bị chính quyền Cộng sản nước này bắt giữ sai trái đang tái định cư tại Hoa Kỳ theo một thỏa thuận được đàm phán trước chuyến thăm Hà Nội gần đây của Tổng thống Biden, các quan chức Mỹ tiết lộ với hãng tin Reuters. Một luật sư nhân quyền vận động đòi quy trách nhiệm nạn bạo hành của công an, một giáo dân Công giáo bị đuổi khỏi nhà, và gia đình của hai người này đang rời Việt Nam để đến Mỹ tị nạn, một quan chức cho biết.

 

Tại Hoa Kỳ, hai gia đình này dự kiến sẽ được tái định cư theo chương trình tị nạn “Ưu tiên 1”. Hai nhà hoạt động vừa kể dù chưa bị cầm tù nhưng bị cấm rời khỏi Việt Nam.

 

https://gdb.voanews.com/2A55085E-9A49-4295-B0C7-722529BAF18F_w650_r1_s.png

Nhà báo độc lập Mai Phan Lợi được Việt Nam phóng thích nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden từ ngày 10-11/9/2023.

 

Một quan chức Mỹ cho biết, chính phủ Việt Nam cũng đã đồng ý trả tự do cho hai nhà hoạt động bị giam cầm, theo yêu cầu của phía Hoa Kỳ trước chuyến thăm của ông Biden vào tuần trước. Việt Nam cũng đồng thời ký một thỏa thuận riêng nhằm đạt tiến bộ về tự do tôn giáo và về các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Việt Nam, về các điều kiện giam cầm và về luật lao động, một quan chức cho hay.

 

Các chủ đề trong thỏa thuận riêng này Reuters chưa được xem qua và cũng chưa được loan tin trước đây. Chúng được ký kết khi Việt Nam đồng ý nâng Washington lên vị thế ngoại giao cao nhất với Hà Nội, tương tự như Trung Quốc và Nga, nhân chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden.

 

Các thỏa thuận này xuất hiện trong bối cảnh chính quyền Biden đối mặt với những chỉ trích về ngoại giao với Việt Nam, Ấn Độ và Ả Rập Xê-út, những nước từ chối cho công dân hưởng các quyền tự do chính trị như ở phương Tây.

 

Trong số hai tù nhân được Việt Nam phóng thích nhân chuyến thăm của ông Biden có một nhà hoạt động về tôn giáo đã được sang Đức tị nạn và một nhà báo độc lập bị kết án tội trốn thuế liên quan đến tổ chức NGO của ông ấy.

 

Các quan chức Mỹ không nêu tên bất kỳ ai trong số 4 người vừa kể vì lý do nhạy cảm ngoại giao-an ninh, nhưng tên của 2 cựu tù nhân đã được biết. Nhà hoạt động cho quyền tự do tôn giáo Nguyễn Bắc Truyền xác nhận việc ông được trả tự do và cùng vợ sang Đức vào đầu tháng này. Việc trả tự do cho nhà báo độc lập Mai Phan Lợi cũng đã được xác nhận.

 

 

‘Đại diện cho một nhóm lớn hơn nhiều’

 

Cộng đồng đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam nói tình hình ở Việt Nam hết sức tồi tệ.

 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW cho biết Việt Nam đang giam cầm ít nhất 159 tù nhân chính trị và bắt giữ 22 người khác. HRW nói Việt Nam trong năm nay đã kết án 15 người với mức án tù dài hạn và họ không được xét xử công bằng.

 

Việt Nam cũng đang soạn thảo các quy định mới nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận trực tuyến, cấm người dùng mạng xã hội đăng nội dung liên quan đến tin tức mà không đăng ký làm nhà báo, theo những người quen thuộc với kế hoạch này.

 

Ông Ben Swanton, đồng giám đốc Dự án 88, một tổ chức bênh vực nhân quyền tập trung vào Việt Nam, nói: “Thật phẫn nộ khi Tổng thống Biden chọn nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời điểm nhà nước độc đảng đang đàn áp tàn bạo các nhà hoạt động, bất đồng chính kiến và xã hội dân sự”.

 

Việt Nam thường thả những tù nhân như vậy trước chuyến thăm của tổng thống. Theo một trong các quan chức Mỹ, các quan chức chính quyền Biden đã thúc đẩy việc cấp thị thực xuất cảnh như một bước bổ sung trong các cuộc đàm phán cuối cùng về tuyên bố chung và hậu cần cho chuyến đi.

 

Quan chức Mỹ cho biết những người này là “đại diện của một nhóm lớn hơn nhiều mà chúng tôi nghĩ là phải được tự do”.

 

“Mặc dù chúng tôi ước rằng chúng tôi có thể đón thêm nhiều người hơn nữa trước chuyến thăm của tổng thống, nhưng chúng tôi tin rằng mối quan hệ hợp tác ngày càng gia tăng và mối quan hệ được củng cố này sẽ mang lại cho chúng tôi phương tiện và quy trình cần thiết để tiếp tục giải quyết những vấn đề này với những người bạn Việt Nam.”

 

Các quan chức Hoa Kỳ nói họ hy vọng những cuộc đối thoại đó sẽ diễn ra cả trong các cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền với Việt Nam - đôi khi bị một số nhà hoạt động nhân quyền và quan chức coi là một cuộc trao đổi không đáng kể về các luận điểm - cũng như trong các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và người đồng nhiệm Việt Nam, Bùi Thanh Sơn.

 

==================================

 

.

RSF hoan nghênh việc nhà báo độc lập Mai Phan Lợi được ra tù trước thời hạn

VOA Tiếng Việt

18/09/2023

https://www.voatiengviet.com/a/rsf-hoan-nghenh-viec-nha-bao-doc-lap-mai-phan-loi-duoc-ra-tu-truoc-thoi-han/7272950.html

 

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) hoan nghênh việc nhà báo độc lập Mai Phan Lợi được ra tù trước thời hạn 18 tháng, đồng thời kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho 39 nhà báo và người bảo vệ tự do báo chí khác đang bị giam cầm.

 

VIDEO :

RSF hoan nghênh việc nhà báo độc lập Mai Phan Lợi được phóng thích   

 

“Lẽ ra ông ấy không nên bị bắt chứ đừng nói đến việc bị kết án tù vì những cáo buộc bịa đặt”, ông Cédric Alviani, Giám đốc Văn phòng Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, cho biết trong thông cáo ngày 15/9.

 

Vụ thả nhà báo Mai Phan Lợi bất ngờ xảy ra cùng ngày với chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 10/9. Trước đó vài ngày, RSF và 7 tổ chức nhân quyền khác đã gửi tới Nhà Trắng một bức thư ngỏ kêu gọi Tổng thống Mỹ lên tiếng về tình trạng nghiêm trọng về tự do báo chí và quyền được thông tin ở nước này, trong đó có trường hợp của ông Lợi.

 

Sáng ngày 10/9/2023, nhà báo tự do Mai Phan Lợi được phóng thích từ một trại giam ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, sớm hơn 18 tháng so với dự kiến. Nhà báo 52 tuổi này bị giam giữ từ tháng 7/2021, và sau đó bị kết án 4 năm tù vì cáo buộc “Trốn thuế”, sau 7 tháng bị giam giữ, theo RSF.

 

Hai ngày trước chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Biden, nhà hoạt động tự do tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển, được chính quyền Việt Nam hôm 8/9 phóng thích và cho sang Đức sống lưu vong.

 

VIDEO :

Nhà báo Mai Phan Lợi bị tuyên án tù 4 năm về tội ‘trốn thuế’

 

Vào tháng 7/2021, ông Mai Phan Lợi, Chủ tịch Hội đồng khoa học của Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC), bị bắt sau khi được cho là đã nộp đơn xin làm thành viên Ban Cố vấn trong nước (DAG) của EU, nhóm gồm các tổ chức xã hội dân sự độc lập, được hình thành theo qui định của Hiệp định Thương mại Tự do EU-Vietnam (EVFTA).

 

Ngoài ông Lợi, ông Đặng Đình Bách, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển bền vững (LPDS), cũng bị kết án tù với cùng tội danh. Cả hai đều là thành viên ban điều hành của mạng lưới các tổ chức NGO Việt Nam về EVFTA (VNGO-EVFTA) do EU tài trợ.

 

Mạng lưới này gồm bảy tổ chức xã hội dân sự về phát triển và môi trường được thành lập để nâng cao nhận thức về EVFTA và thành phần xã hội dân sự của hiệp định này tại Việt Nam.

EU và Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi nay yêu cầu bình luận của VOA về việc ông Lợi ra tù trước thời hạn.

 

Truyền thông nhà nước Việt Nam không loan tin về việc ông Lợi được tự do.

 

Khi đưa tin về phiên phúc thẩm xử ông Lợi vào tháng 8/2022, truyền thông Việt Nam dẫn cáo trạng cho rằng ông chỉ đạo nhân viên “không lập hóa đơn giá trị gia tăng các dịch vụ, công việc đã thực hiện”, “không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định pháp luật, không lập báo cáo tài chính, không nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp…”.

 

Sau khi ông Lợi bị bắt, một số chính phủ phương Tây và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi trả tự do cho ông.

 

Tổ chức RSF trước đó nói rằng bản án “Trốn thuế” đối với ông Lợi “chỉ là cái cớ để bịt miệng một nhà báo đã cố gắng thực hiện công việc của mình để thông tin chính xác”.

 

 

XEM THÊM:

Nhóm nhân quyền: Việt Nam vũ khí hóa pháp luật để truy tố các nhà hoạt động môi trường

 

Ông Mai Phan Lợi là người thứ hai trong “Bộ Tứ” các nhà hoạt động môi trường Việt Nam bị bắt với cáo buộc “Trốn thuế” mà các quốc gia phương Tây cho là do họ tham gia tích cực hoạt động nhằm giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào than đá và cam kết thực hiện chính sách phát thải ròng 0 carbon vào năm 2050.

 

Một báo cáo của The 88 Project (Dự án 88) vào tháng 4/2023 nói rằng việc truy tố hình sự “Bộ Tứ” này “có động cơ chính trị”.

 

Ông Ben Swanton, đồng giám đốc Dự án 88, cho biết trong báo cáo: “Thật hoàn toàn phẫn nộ khi chính phủ Việt Nam đang tùy tiện sử dụng luật hình sự để bức hại những người đi đầu trong cuộc chiến cứu hành tinh này”.

 

Nhà hoạt động Ngụy Thị Khanh, giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh GreenID, ra tù trước thời hạn ở Việt Nam hôm 12/5/2023 khi đang thụ án 21 tháng tù. Hai người còn lại, Đặng Đình Bách và Bạch Hùng Dương, bị tuyên lần lượt 5 năm tù và 27 tháng tù.

 

 

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats