Monday, 11 September 2023

TIỀN CHỈ MUA ĐƯỢC CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA, KHÔNG THỂ CHẤN HƯNG ĐƯỢC VĂN HÓA (Chu Hồng Quý)

 



Tiền chỉ mua được cơ sở vật chất cho ngành quản lý văn hóa, không thể chấn hưng được văn hóa

Chu Hồng Quý

11/09/2023

https://baotiengdan.com/2023/09/11/tien-chi-mua-duoc-co-so-vat-chat-cho-nganh-quan-ly-van-hoa-khong-the-chan-hung-duoc-van-hoa/

 

Văn hóa là một phạm trù Triết học, cùng với các quan điểm về: Chính trị, Cơ chế quyền lực, Đạo đức, Triết học, Tôn giáo, Nghệ thuật… tạo nên Kiến trúc thượng tầng xã hội, với những thể chế tương ứng: Nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể… được hình thành trên một Cơ sở hạ tầng xã hội nhất định.

 

Tất cả các yếu tố của Kiến trúc thượng tầng đều liên quan mật thiết với Cơ sở hạ tầng của nó. Xã hội ra sao sẽ phản ánh nền Kinh tế như vậy. Nhà nước ra sao sẽ phản ánh Chính trị, Văn hóa như thế.

 

Kiến trúc thượng tầng là những hiện tượng xã hội, biểu hiện tập trung đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, là bộ mặt tinh thần tư tưởng của hình thái Kinh tế – Xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng cùng các bộ phận khác trong xã hội, hợp thành cơ cấu hoàn chỉnh của hình thái Kinh tế – Xã hội.

 

Văn hóa là hương, sắc, là hình thức bên ngoài để phản ánh một thượng tầng Kiến trúc xã hội trong một hình thái Kinh tế – Xã hội nhất định.

 

Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung và tính chất của Kiến trúc thượng tầng, nội dung và tính chất của Kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với Cơ sở hạ tầng. Tương ứng với một Cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một Kiến trúc thượng tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ Cơ sở hạ tầng đó.

 

Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của Kiến trúc thượng tầng. Những biến đổi trong Cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi trong Kiến trúc thượng tầng. Do đó, sự biến đổi của Kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với sự biến đổi của Cơ sở hạ tầng. Tính chất phụ thuộc của Kiến trúc thượng tầng vào Cơ sở hạ tầng có nguyên nhân từ vai trò quyết định của kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của xã hội.

 

Liệu cái đề án 350 ngàn tỷ kia có rảnh hơi, tham vọng làm cách mệnh, thay đổi mô hình nhà nước, đảng phái, các tổ chức tôn giáo, các đoàn thể của hệ thống chính trị để đưa đến thay đổi cả hình thái Kinh tế – Xã hội, nhằm chấn hưng Văn hóa?

 

Coi chừng, không chấn hưng được lại bị chấn thương, thì cũng chẳng oan đâu.






No comments:

Post a Comment

View My Stats