Monday, 7 August 2023

TRUNG QUỐC ĐANG THAY ĐỔI KẾ HOẠCH HÒA BÌNH CHO UKRAINE TRƯỚC TÌNH HÌNH MỚI? (BBC News Tiếng Việt)

 



Trung Quốc đang thay đổi kế hoạch hòa bình cho Ukraine trước tình hình mới?

BBC News Tiếng Việt

6 tháng 8 2023, 12:45 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ce4zp40zpwgo

 

Việc Trung Quốc quyết định tham gia các cuộc đối thoại tại Saudi Arabia vào cuối tuần này cùng 40 quốc gia khác, nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt cuộc chiến tranh Ukraine, cho thấy cách tiếp cận của Bắc Kinh có thể đang thay đổi. Tuy nhiên, Bắc Kinh không đảo ngược 180 độ sự ủng hộ của mình dành cho Moscow, các nhà phân tích nói với Reuters.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/5a6f/live/7cc4c0c0-3419-11ee-bde6-7ffba94c56ae.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp ở Điện Kremlin vào ngày 21/03

 

Trong khi trước đó, Bắc Kinh đã từ chối tham gia các cuộc hội đàm tại Đan Mạch, một quốc gia thành viên của Nato, các nhà phân tích nhận định quốc gia này hiện cảm thấy thoải mái hơn nhiều khi cùng tham gia các nỗ lực chấm dứt cuộc chiến tranh Ukraine tại Saudi Arabia, ngay cả khi Nga không tham gia và Ukraine đang thúc đẩy kế hoạch của mình.

 

Dù Trung Quốc đã luôn từ chối lên án Moscow về cuộc xâm lược nổ ra vào tháng 2/2022 nhưng đã đưa ra bản kế hoạch hòa bình từ phía mình.

 

Bắc Kinh dường như đang phải đối diện với một số thực tế khó khăn khi cuộc xung đột này kéo dài.

 

"Bắc Kinh đã tăng tốc các nỗ lực hòa bình nhưng cũng hiểu rằng ý tưởng hòa bình do Bắc Kinh đi đầu không có khả năng được Phương Tây đón nhận vào thời điểm này," bà Tôn Vân, Giám đốc Chương trình Trung Quốc tại cơ quan nghiên cứu Stimson Center ở Washington nhận định.

"Bắc Kinh sẽ không muốn vắng mặt trong các ý tưởng hòa bình đáng tin cậy do những quốc gia không phải Phương Tây đi đầu."

 

Ông Lý Huy, Đặc phái viên chính phủ Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu đã cùng tham gia các cuộc hội đàm về Ukraine với những quan chức cấp cao khác từ khoảng 40 quốc gia ở thành phố cảng Jeddah, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Sáu 04/08 cho biết, và các đặc phái viên Phương Tây hy vọng điều này sẽ củng cố những nguyên tắc chính yếu sau cùng nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh.

 

Bước đi mới nhất của Bắc Kinh trên bàn cờ ngoại giao toàn cầu xuất hiện trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình phải đối mặt với một loạt những vấn đề nội bộ, bao gồm việc bãi nhiệm cựu Ngoại trưởng Tần Cương mà không có lời giải thích thích đáng, sự thay thế đột ngột người đứng đầu Bộ Tư lệnh Tên lửa, gồm vũ khí hạt nhân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, vốn đã làm trầm trọng thêm những vấn đề trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

 

Trung Quốc đã không tham gia các cuộc hội đàm tại Copenhagen hồi cuối tháng Sáu, mặc dù đã nhận được lời mời và đề xuất bản kế hoạch hòa bình cho Ukraine gồm 12 điểm.

 

Quân đội Trung Quốc đang cố gắng hiện đại hóa và chống tham nhũng ở tuổi 96

Trung Quốc đang thực thi các bước đi ngoại giao 'trái ngược'?

 

 

Thực tiễn 'phức tạp'

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/e85c/live/aa965630-3419-11ee-bde6-7ffba94c56ae.png

Ông Lý Huy, Đặc phái viên chính phủ Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu trong một cuộc họp báo vào ngày 02/06

 

Bắc Kinh đã duy trì các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao thân cận với Nga kể khi Tổng thống Vladimir Putin phát lệnh xâm lược Ukraine, và lên tiếng cáo buộc các lực lượng Phương Tây do Mỹ dẫn đầu đang muốn tìm cách kéo dài cuộc chiến bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraine.

 

Bộ Ngoại giao Trung Quốc không phản hồi yêu cầu bình luận từ Reuters trong thời gian cuối tuần.

 

Ngoại trưởng Ukraine, ông Dmytro Kuleba đã gọi sự tham gia của Đặc phái viên Trung Quốc, Lý Huy là "một bước tiến đáng kể", theo truyền thông Ukraine.

 

Trung Quốc đã cố gắng lôi kéo Saudi Arabia, quốc gia giàu dầu mỏ vào quỹ đạo của mình. Quốc gia này cũng thuộc nhóm nước Nam Bán Cầu không liên kết mà Bắc Kinh muốn dẫn dắt.

 

"Chúng ta có thể thúc đẩy những ý kiến khác biệt, nhưng cũng có thể cùng đưa ra một số gợi ý để cùng nhau đạt được một sự dàn xếp sớm và hợp lý cho những vấn đề mà chúng ta đối mặt," ông Thẩm nói.

 

Trong khi bước đi của Trung Quốc tốt cho hình ảnh của quốc gia này, nhà phân tích Lý Minh Giang nói Bắc Kinh sẽ tìm cách hiệu chỉnh lập trường của mình.

 

Quốc gia này muốn hiểu tốt hơn về lập trường của quốc gia khác và "có thể đang cố gắng khám phá một không gian mà Bắc Kinh có thể đáp ứng, Bắc Kinh có thể hành động", ông Lý, Phó Giáo sư từ trường S. Rajaratnam School of International Studies nói.

 

Sự chuyển biến diễn ra trong bối cảnh một số nhà phân tích phát hiện sự bất an của Trung Quốc về khả năng cuộc chiến tranh Ukraine kéo dài và gần đây khi Nga ném bom vào các cơ sở hạ tầng tại cảng xuất hàng ngũ cốc của Ukraine, gây cản trở đến tiến trình xuất khẩu mặt hàng này từ quốc gia có trữ lượng sản xuất hàng đầu thế giới.

 

Phó Đặc phái viên thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, Cảnh Sảng nói với Hội đồng Bảo an hôm 26/07 rằng phái đoàn của ông quan ngại sâu sắc khi không thấy được khi nào cuộc chiến tranh sẽ kết thúc.

 

"Hiện nay tình hình đang ngày càng trở nên phức tạp để Bắc Kinh hành động, trong bối cảnh cuộc chiến tranh leo thang đang trực tiếp tác động lên những lợi ích kinh tế và chính trị của Trung Quốc," Moritz Rudolf, một học giả từ Trung tâm Paul Tsai China Center thuộc trường luật Đại học Yale cho biết.

 

Putin nói kế hoạch của TQ có thể kết thúc chiến tranh nhưng Ukraine và Phương Tây chưa sẵn lòng

 

 

 

Kế hoạch hòa bình cho Ukraine DO Trung Quốc đề xuất

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3928/live/3c5312f0-341c-11ee-bde6-7ffba94c56ae.png

 

 

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats