Tuesday 29 August 2023

CAM KẾT CỦA HOA KỲ VỚI ĐÔNG NAM Á BỊ NGHI NGỜ KHI BIDEN BỎ QUA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH KHU VỰC (By Tria Dianti and Shailaja Neelakantan for BenarNews)

 



Cam kết của Mỹ với Đông Nam Á bị nghi ngờ khi Biden bỏ qua Hội nghị thượng đỉnh khu vực

By Tria Dianti and Shailaja Neelakantan for BenarNews
2023.08.28

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/observers-question-us-commitment-to-southeast-asia-as-biden-to-skip-regional-summit-08282023185046.html

 

CẬP NHẬT LÚC 3 GIỜ 50 SÁNG NGÀY 29/8/2023

 

                                                        *

Các nhà quan sát tỏ ý nghi ngờ những cam kết liên tiếp của Washington đối với khu vực Đông Nam Á sau khi Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Joe Biden sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Jakarta trong tháng 9 tới và cử Phó tổng thống Kamala Harris đi thay.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/observers-question-us-commitment-to-southeast-asia-as-biden-to-skip-regional-summit-08282023185046.html/@@images/a96f911d-452a-4f8e-a261-b47669328acf.jpeg

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (bên trái) đón chào Tổng thống Mỹ Joe Biden tại một sự kiện trồng cây đước ở Rừng Ngurah Rai bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Denpasar, Indonesia, ngày 16/11/2022.   (Dita Alangkara/AP Photo/ Poo)

 

Biden sẽ công du châu Á vào đầu tháng 9 để tham dự Hội nghị G20 tại New Delhi nhưng sẽ bỏ qua Hội nghị thượng đỉnh Đông Nam Á dự kiến diễn ra từ 5-7/9. Theo một số nhà phân tích, điều này có thể báo hiệu rằng Mỹ không tin cái gọi là “vai trò trung tâm của ASEAN” có thể giúp chống lại ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc trong khu vực.

 

Nhưng Tổng thống Mỹ có thể sẽ không phớt lờ khu vực này một cách hoàn toàn. Theo Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao Việt Nam, tổng thống Mỹ sẽ đến thăm Hà Nội trong hai này 9 và 10/9 nhiều khả năng để nâng cấp mối quan hệ của Mỹ với Việt Nam – một đồng minh hữu ích trong khu vực vào thời điểm căng thẳng với Trung Quốc đang gia tăng.

 

Nhưng có mặt ở cuộc hội nghị có những giá trị riêng của nó và việc này không thể coi nhẹ - các nhà phân tích nói.

 

“Hiện diện trực tiếp và quan hệ giữa các nhà lãnh đạo và ngoại giao vẫn còn quan trọng trong lĩnh vực/chính sách đối ngoại” – ông Muhammad Waffaa Kharisma thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Jakarta nói với tờ BenarNews của Đài Á Châu Tự do.

Những cam kết của Mỹ với Đông Nam Á liên tục bị đặt câu hỏi. Người ta đang so sánh sự tham dự của Biden ở các diễn đàn và hội nghị thượng đỉnh khác với các bạn hữu thân thiết như Nhật Bản và Hàn Quốc với sự không xuất hiện của ông ta ở hội nghị của ASEAN”.

 

Ông Muhammad Waffaa cũng lưu ý rằng một số nước như Philippines – đồng minh lâu năm của Mỹ - đã nhận được sự đảm bảo riêng về sự hỗ trợ của Washington.

 

Về phần mình, Nhà Trắng cho rằng những can dự của chính quyền Biden với Đông Nam Á không chỉ mạnh mẽ mà còn hơn thế nữa.

 

Mỹ đã xây dựng được mối quan hệ và các liên minh vững mạnh từ Đông Bắc Á tới Philippines, tới Australia và có quan hệ đối tác với Ấn Độ và hợp tác với ASEAN – Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan nói hôm 22/8. Ngài tổng thống cũng đã hai lần cử Phó Tổng thống Kamala Harris tới Đông Nam Á, ông Sullivan nói.

 

“Tôi cho rằng những thành tựu và sự tham gia của chúng ta tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngang bằng với bất kỳ tổng thống Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong vòng hai năm rưỡi qua” – ông Sullivan nói với báo giới trong một cuộc họp.

 

Tuần trước, ông Biden đã gặp những người đồng nhiệm Nhật Bản và Hàn Quốc tại Camp David -  nơi nghỉ dưỡng của tổng thống ở Maryland -  để mở rộng quan hệ an ninh và kinh tế.

 

Trong một tuyên bố chung, ba nhà lãnh đạo nói rằng họ “toàn tâm khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN cũng như sự ủng hộ [của họ] đối với cấu trúc khu vực do ASEAN dẫn dắt”.

Họ cũng lưu ý về “những hành xử nguy hiểm và hung hăng” của Trung Quốc nhằm hỗ trợ “những tuyên bố chủ quyền hàng hải bất hợp pháp” của nước này ở khu vực Biển Đông đang có tranh chấp. Các nhà lãnh đạo cũng nói rằng họ phản đối những hành động đi ngược với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

 

Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam - bốn trong số 10 thành viên ASEAN - có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với các tuyên bố chủ quyền rộng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặc dù Indonesia không coi mình là một bên trong tranh chấp Biển Đông nhưng Trung Quốc thường tuyên bố quyền lịch sử đối với một số khu vực biển chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2-eez.jpeg/@@images/bc37d599-8287-4aeb-8f6c-2b20f3367022.jpeg

Tổng thống Mỹ Joe Biden, cựu Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres xem biểu diễn văn nghệ tại một buổi tiệc tối trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh, ngày 12/11/2022. Ảnh: Kevin Lamarque/Reuters

 

Nhận thấy những lợi ích chồng chéo, ông Biden đã bắt đầu cố gắng thay đổi chiến lược Đông Nam Á của người tiền nhiệm Donald Trump. Ông Trump chỉ tham dự hội nghị Thượng đỉnh ASEAN một lần duy nhất vào năm 2017 tại Manila trong suốt thời gian bốn năm cầm quyền (2017-2021).

 

Ông Biden đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Phnom Penh vào tháng 11 năm ngoái khi Campuchia giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN. Ông cũng tham dự các hội nghị thượng đỉnh thường niên này được tổ chức trực tuyến vào năm 2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Tháng 5/2022, ông Biden đã chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt Mỹ -ASEAN diễn ra tại Washington.

 

Bên cạnh đó, ông đã đưa ra chương trình Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm chống lại những ảnh hưởng kinh tế khổng lồ của Bắc Kinh ở Đông Nam Á mặc dù có rất nhiều người gièm pha chương trình này.

 

.

“Chỉ đơn giản là xuẩn ngốc”

 

Ông Biden lẽ ra nên duy trì đà phát triển đó – ông Jeffrey D. Bean thuộc Tổ chức Nghiên cứu Quan sát viên Mỹ viết trên nền tảng mạng xã hội X, tên gọi mới của Twitter.

 

“Mỗi khi bạn nghĩ chính quyền Biden có được chính sách Châu Á tốt thì họ lại làm cái gì đó như thế này. Chỉ đơn giản là xuẩn ngốc khi Biden bỏ qua [Hội nghị thượng đỉnh Đông Á] và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN” – ông này nói.

 

Bỏ qua một sự kiện như Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, diễn ra đồng thời, sẽ khiến Washington có vẻ như “nói một đằng làm một nẻo” – ông Zack Cooper – nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Doanh nghiệp Mỹ viết trong một bài bình luận cho Tạp chí An ninh Quốc gia Texas.

 

“Nếu xu hướng này tiếp tục, nó có thể khiến các nhà lãnh đạo nước ngoài bắt đầu tin rằng công khai chống lại Trung Quốc là tiêu chuẩn để có được sự tham gia/cam kết đáng kể của Mỹ” – ông Copper nói.

 

"Các nhà lãnh đạo Mỹ dường như có cách tiếp cận khu vực hai cấp độ: Hợp tác mạnh mẽ với các quốc gia đang công khai đối trọng, chống lại Trung Quốc, nhưng dành ít thời gian cho những quốc gia có thái độ thận trọng. Nói tóm lại, Biden đang đầu tư vào những quốc gia có vai trò đối trọng, cân bằng, không phải là những quốc gia thận trọng.”

 

Trung Quốc thường bị cáo buộc về những quan hệ mang tính giao dịch và Mỹ cần cẩn trọng để trông không giống như đang làm điều tương tự - ông Cooper nói.

 

 

Chuyến thăm bên lề tới Hà Nội?

 

Tuy nhiên, chuyến công du tiềm năng đến Việt Nam của ông Biden sẽ cho thấy điều hoàn toàn ngược lại - Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương ở Honolulu viết trong một status đăng trên nền tảng X.

 

"Chắc chắn sự vắng mặt của ông Biden trong cuộc họp ASEAN đặt ra câu hỏi về sự ủng hộ của Mỹ đối với [vai trò trung tâm] của ASEAN, nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ ít cam kết hơn với Đông Nam Á. Thay vì đến Indonesia, ông ấy đang có kế hoạch đến Việt Nam để nâng cấp quan hệ song phương lên tầm chiến lược" – ông Vuving nói.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/3-vietnam-upgrade.jpeg/@@images/23cc444c-5414-44ee-a204-44047c9cc492.jpeg

Logo của Hội nghị Cấp cao ASEAN 2023 được trưng bày tại Jakarta, ngày 10/8/2023. Ảnh: Yasuyoshi Chiba/AFP

 

Và như Peter Mumford từ công ty đánh giá rủi ro địa chính trị Eurasia Group lưu ý: “Ông Tập Cận Bình cũng rất hiếm khi tham dự các hội nghị thượng đỉnh ASEAN và thường cử thủ tướng đi thay”.

 

Ông Biden đang không thờ ơ với Đông Nam Á hay khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà chỉ không dựa hoàn toàn vào ASEAN trong chiến lược khu vực của mình - Vinsensio Dugis, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN tại Đại học Airlangga ở Surabaya, nói.

 

Theo ông Vinsensio, ông Biden đang sử dụng các cơ chế như AUKUS - một hiệp ước an ninh với Australia và Anh; QUAD - một nhóm hợp tác giữa bốn nền dân chủ, trong đó có Ấn Độ, Nhật Bản và Australia; và APEC - một diễn đàn dành cho 21 nền kinh tế  Thái Bình Dương để theo đuổi chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Washington.

 

Bên cạnh đó, Phó Tổng thống Kamala Harris, một người gốc Á, có thể mang tới cái nhìn khác biệt cho các vấn đề khu vực như biến đổi khí hậu, thương mại và an ninh – ông này nói.

 

“Chúng ta vẫn cần phải xem bà ấy mang những vấn đề gì và trình bày những vấn đề này như thế nào tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN” – ông nói. 

 

------------------

Bài viết này đã được cập nhật thêm thông tin về chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam chứ không còn là đồn đoán nữa. Bản cũ viết sai chức danh của bà Kamala Harris là Phó Thủ tướng.  

 

--------------------

Tin, bài liên quan

THỜI SỰ

 

·        Biển Đông là địa bàn trọng yếu nhằm đề kháng sự bành trướng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

·        Quan hệ Việt Nam-Philippines có xấu đi bởi chiến thuật chia rẽ từ Trung Quốc?

·        Việt Nam cùng lúc nâng cấp quan hệ với Úc và Mỹ có làm Trung Quốc tức giận?

·        Hà Nội xích lại gần Washington và việc hoà giải với đồng bào gốc Việt

·        Việt Nam có thể sẽ đối mặt với những căng thẳng lớn hơn nếu Trung Quốc xây Sân bay Tri Tôn

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats