Thursday, 3 August 2023

NASA GỬI HAI TÀU VOYAGER RA NGOÀI THÁI DƯƠNG HỆ ĐỂ LÀM GÌ? (BBC News Tiếng Việt)

 



Nasa gửi hai tàu Voyager ra ngoài Hệ Mặt trời để làm gì?

BBC News Tiếng Việt

2 tháng 8 năm 2023

https://www.bbc.com/vietnamese/world-66382200

 

Nasa tìm thấy tín hiệu từ tàu thăm dò Voyager 2 cách Trái Đất đã gần 20 tỷ km

 

Sau khi mất liên lạc với tàu Voyager 2 đang trên đường bay xa vào vũ trụ, Nasa cho biết hôm 01/08 họ đã bắt được tín hiệu yếu ớt của tàu thăm dò này nhờ rà soát sóng radio bầu trời.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/10DBA/production/_130605096_1977_august_september_voyager1_1.jpg

Voyager 2 đã dừng nhận lệnh và gửi thông số về Trái Đất sau sự cố 'lệnh sai' hồi tháng 7 và phải tới giữa tháng 10 ăng-ten của tàu thăm dò mới tới "điểm hẹn" gửi thông tin theo lịch

 

Cơ quan Hàng không Không gian Hoa Kỳ (Nasa) dự kiến sẽ nhận tín hiệu radio rõ hơn cùng thông số từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager 2 vào ngày 15 tháng 10 năm nay.

 

Tháng trước, vụ Nasa mất liên lạc do gửi lệnh sai tới tàu Voyager 2, một trong hai tàu thăm dò vũ trụ xa (outer space) cùa loài người gửi lên không gian, thu hút sự chú ý của công chúng.

 

Nasa lần thứ hai hoãn phóng tên lửa lên Mặt trăng

Vũ trụ tồn tại vĩnh viễn hay sẽ diệt vong?

Các phi hành gia Nga mặc trang phục màu cờ Ukraine lên vũ trụ

 

Lệnh sai đó khiến ăng-ten của Voyager 2 bị lệch đi hai độ và không nối được liên lạc với trung tâm điều khiển.

 

Tuy thế, việc sửa lại lệnh có thể thực hiện được khi Nasa bắt nối với Voyager 2 vào thời điểm tàu điều chỉnh ăng-ten hướng về Trái Đất theo lịch định trước.

 

Đó là ngày 15/10 năm nay, theo một tin nhắn của Nasa trên mạng X, trước đây là Twitter.

Hôm thứ Ba tuần này, công tác rà tín hiệu bầu trời của Nasa đã bắt được tín hiệu từ Voyager 2.

 

VIDEO : https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/800x450/p08jnvzr.jpg

Nasa chụp ảnh Mặt trời trong 10 năm ... và đây là kết quả

 

 

Đi xa để tìm cái gì?

 

Từ 2018, tàu đã bay ra ngoài Hệ Mặt trời, ở địa điểm cách chúng ta trên 19 tỷ km, tín hiệu và thông số gửi về Trái Đất phải đi mất 18 ngày.

 

Tốc độ bay của tàu hiện là 55.346km/giờ ở khoảng giữa các vì sao (interstellar space).

Tàu đã bay qua các hành tinh xa trong Hệ Mặt trời là Sao Thổ (Saturn) và Sao Hải Vương (Neptune) gửi về cách bức hình quý giá.

 

Sau đó tàu được lệnh bay tiếp ra khỏi vùng được bảo vệ bởi Hệ Mặt trời (heliosphere), ngoài cả quỹ đạo Sao Diêm Vương (Pluto).

 

Phóng đi từ năm 1977, hai tàu thăm dò tự động Voyager I và II có nhiệm vụ thám hiểm không gian vũ trụ, gửi về ảnh các thông tin liên quan tới những hành tinh ở xa.

 

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/8AD4/production/_130604553_gettyimages-615292474.jp

Ảnh sao Thổ do Voyager 2 gửi về

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/E936/production/_104720795_voyager.png

Hai tàu Voyager đã đi quá quỹ đạo Sao Diêm Vương và rời Hệ Mặt trời năm 2018

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/E6FB/production/_130613195_01d17f2d-6f3c-483e-b8db-4bc706db5ac0.jpg

Sự hình thành heliosphere

 

Nhưng một nhiệm vụ nữa của hai con tàu còn là bắt liên lạc với các nền văn minh khác nếu có.

 

Voyager I hiện đã ở vị trí cách Trái Đất 25 tỷ km, là con tàu duy nhất của loài người đi tới điểm xa chưa từng có ở không gian xa nhất giữa các vì sao.

 

Cả hai con tàu đều mang theo bộ đĩa Golden Record chứa đựng hình ảnh, âm thanh của loài người và thông điệp chào đón gửi tới thế giới của sự sống có trí tuệ nếu gặp.

 

Quyết định hồi năm 1977 của Nasa để hai con tàu "giới thiệu" về loài người với những loài động vật có trí khôn khác ngoài vũ trụ sau này bị một số nhà khoa học phê phán là "đầy rủi ro".

 

Chẳng hạn, nhà vật lý thiên văn Anh Stephen Hawking lúc sinh thời đã cảnh báo rằng trình độ công nghệ của loài người chúng ta còn quá kém, và không thể biết nếu bị phát hiện ra bởi một loài có trình độ cao hơn, thì "chúng ta có trở thành thức ăn cho họ hay là không".

 

Ông tin rằng trên vũ trụ chắc chắn có những loài thông minh khác nhưng con người cần tìm mọi cách để "tránh liên lạc thì tốt hơn" thay vì cố đi tìm họ (Stephen Hawking thinks that making contact with aliens would be a very bad idea indeed) trang The Guardian đưa tin hồi 2010.

 

Cùng lúc, khát vọng tìm ra sự sống bên ngoài Trái Đất luôn rất mạnh và nhiều quốc gia vẫn có chương trình tầm soát không gian vũ trụ, tìm tín hiệu từ các nền văn minh khác.

 

-------------------

TIN LIÊN QUAN

 

Video,Nasa: Số liệu thu thập được cho thấy nhiệt độ trên Trái Đất tăng nhanh từ 1880

7 tháng 11 năm 2022

·         

Nasa muốn 'ném thiên thạch' về phía Trái Đất

10 tháng 11 năm 2016

·         

NASA hợp tác nghiên cứu đất đai với VN

11 tháng 5 năm 2018

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats