Monday, 31 July 2023

HỆ ĐIỀU HÀNH “WINDOWS” HOẶC LÀ CHẾT . . . (BM B’Krông)

 



 

Hệ điều hành “Windows” hoặc là chết…

BM B’Krông

01/08/2023

https://baotiengdan.com/2023/08/01/he-dieu-hanh-windows-hoac-la-chet/

 

Không cần phải hiểu biết quá sâu về công nghệ, người ta cũng nhận thức được rằng, một cỗ máy vi tính sẽ không thể hoạt động được nếu không có hệ điều hành. Trong thế giới công nghệ, cho đến hôm nay, đã xuất hiện nhiều hệ điều hành khác nhau dành cho máy vi tính như Windows, Linux, OS X, Chrome OS… trong đó, Windows của Microsoft là hệ điều hành thông dụng và nổi trội nhất vì tính ổn định và hiệu quả của nó.

 

Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều (khoảng 75%) máy vi tính trên thế giới sử dụng hệ điều hành này và hầu như bất cứ ai biết dùng máy vi tính cũng đều biết đến nó. So với các hệ điều hành khác, nó có tính ưu việt rất rõ nét. Nhưng không phải máy vi tính nào cũng dùng hệ điều hành Windows. Dù nó được đánh giá là số một, vẫn có một thiểu số người dùng, sử dụng các hệ điều hành khác cho máy vi tính của mình.

 

Đó là nói về công nghệ thông tin, còn trong lĩnh vực chính trị thì sao?

 

Nếu hình dung mỗi quốc gia là một chiếc máy vi tính, thì cái chính phủ của từng quốc gia ấy đóng vai trò như một cái hệ điều hành được cài đặt trong chiếc máy vi tính đó, giúp nó vận hành và hoạt động.

 

Nếu trong lĩnh vực công nghệ, có những hệ điều hành khác nhau đang vận hành các cỗ máy vi tính trên toàn cầu, thì tương tự, trong lĩnh vực chính trị, cũng có các thể loại “hệ điều hành”, tức chính phủ khác nhau, đang vận hành các quốc gia trên toàn thế giới, đại khái chia ra thành hai thể loại chính, là “hệ điều hành” dân chủ và “hệ điều hành” độc tài.

 

 

Thế nào là “hệ điều hành” dân chủ?

 

Nếu trong một quốc gia, cứ sau một chu kỳ 4 hoặc 5 năm gì đó, người dân tổ chức bầu cử, dùng lá phiếu của mình chọn ra những cá thể ưu tú nhất để thành lập chính phủ, lên nắm quyền điều hành đất nước, thì quốc gia đó chính là một “chiếc máy vi tính” đang sử dụng “hệ điều hành dân chủ”. Ucraina và Đài Loan là hai ví dụ rõ nét cho thể loại này.

 

Trong hệ điều hành kiểu này, yếu tố nền tảng và mặc định chính là: Quyền lực chính trị và xã hội lớn nhất thuộc về người dân. Chính phủ, tức hệ điều hành của chiếc máy vi tính, là do người dân lựa chọn bằng lá phiếu. Không một cá nhân hoặc tổ chức nào được phép xông ra tuyên bố: “Ê nhân dân, hãy nghe cho rõ, bọn tao là chính phủ đây, và tụi bay đặt dưới sự điều hành của bọn tao!” Và song song với quyền bầu chọn ra chính phủ, người dân cũng mặc nhiên có quyền truất phế chính phủ, nếu thấy cần thiết.

 

Lý do tất yếu để người dân bầu chọn ông A lên làm lãnh đạo, mà không bầu chọn cho ông B hoặc bà C cũng rất dễ hiểu, đó là vì ông A đưa ra một chính sách có lợi nhất cho người dân, và nếu sau khi lên nắm quyền, ông ấy làm không tốt như đã hứa, thì người dân lại dùng lá phiếu, lôi cổ ông ấy xuống và thay thế bằng một nhân vật khác tốt hơn.

 

Trong một hệ điều hành như vậy, tất cả những thế lực chính trị muốn lên nắm quyền lãnh đạo quốc gia, như ông A, ông B, hoặc bà C, không có cách nào khác là phải cạnh tranh với nhau rất “quyết liệt”, phải phục vụ người dân tốt hơn các đối thủ, để được lựa chọn. Cơ chế cạnh tranh này cũng tương tự như thị trường ôtô vậy, đó là một cuộc đua không có điểm dừng cho những nhà sản xuất, buộc mọi đối thủ phải liên tục tiến bộ để sinh tồn, hãng xe nào muốn người dân chọn mua sản phẩm của mình, thì phải nỗ lực làm ra những chiếc xe vượt trội hơn xe của hãng khác về mọi mặt. Như thế, người dân chỉ việc rung đùi hưởng lợi, và chẳng ai có lý do gì để phải dùng tới bạo lực trong một hệ thống chính trị như vậy cả.

 

Một điểm ưu việt nữa của hệ điều hành này, là nó không tập trung toàn bộ quyền lực vào một bộ phận chuyên biệt nào hết, mà phân tán quyền lực ra cho các bộ phận khác nhau, gọi là các nhánh quyền lực; mỗi nhánh đảm nhận một loại quyền lực riêng, và chúng hoạt động độc lập với nhau, kiểm soát lẫn nhau.

 

Hệ điều hành này cũng không có tính năng khống chế hoặc thao túng quyền tự do ngôn luận của xã hội, người dân có quyền phát biểu về mọi vấn đề theo ý mình, hoặc bày tỏ chính kiến,  cũng như họ có quyền thành lập bất kỳ tổ chức xã hội dân sự hợp pháp nào họ muốn, để giám sát chính phủ đương nhiệm, hay để thực hiện các hoạt động xã hội được pháp luật cho phép. Mà pháp luật từ đâu ra? Thì cũng từ nhân dân. Chính người dân, thông qua các đại biểu quốc hội, là người đại diện mà họ bầu chọn, cùng nhau xây dựng hệ thống luật pháp quốc gia.

 

Tóm lại, người dân chính là người chủ thực sự của toàn bộ hệ thống, và có toàn quyền quyết định mọi việc lớn nhỏ, vì thế mới gọi là dân chủ. Với một cấu trúc vẹn toàn như vậy, hệ điều hành dân chủ này tự trang bị cho mình một cơ chế giám sát virus rất chặt chẽ và nghiêm ngặt, khiến cho các thể loại “virus” độc hại, đặc biệt là “virus tham nhũng và lạm quyền”, không thể tồn tại và lây lan khắp nơi. Chúng sẽ nhanh chóng bị phát hiện và loại bỏ khỏi hệ thống ngay khi vừa xuất hiện.

 

Hệ điều hành dân chủ như vậy trong lĩnh vực chính trị hoàn toàn tương đồng với hệ điều hành Windows trong lĩnh vực công nghệ. Một khi được cài đặt vào “máy vi tính”, nó sẽ làm cho cỗ máy hoạt động mượt mà êm ái và đạt hiệu suất tối ưu. Và đó chính là chân thiện mỹ.

 

 

Vậy hệ điều hành độc tài là gì?

 

Đó là hiện tượng một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó, lợi dụng một thời cơ nhất định, bất ngờ xông ra tuyên bố vào mặt người dân: “Xin chào các tình yêu, tụi bay có biết chủ nghĩa Mác-Lê là gì không? Kể từ hôm nay, bọn tao là nhà nước của tụi bay, bọn tao sẽ lãnh đạo tụi bay. Tụi bay khỏi cần bầu cử, chọn lựa gì hết, chỉ việc đóng thuế cho bọn tao là đủ rồi, và bọn tao sẽ dẫn dắt tụi bay tiến lên xã hội chủ nghĩa!”

 

Đó là cách phổ biến nhất mà các nhà nước – “hệ điều hành” độc tài được sinh ra. Nó chính là một cái ách cai trị nặng trĩu, bất thình lình úp xuống đầu nhân dân khốn khổ, và tất nhiên sẽ đụng phải rất nhiều sự bất bình, phản đối từ phía họ, cho nên, nó không thể thiếu vắng một công cụ “bắt buộc phải có” để thiết lập và duy trì trật tự, chính là bạo lực.

 

Khác với hệ điều hành “Windows” – dân chủ, trong hệ điều hành độc tài này, quyền lực chính trị và xã hội lớn nhất không còn thuộc về người dân nữa, nó mặc nhiên bị chuyển vào tay thế lực cai trị, tức cái cá nhân hoặc tổ chức đã tự bầu mình lên làm “chính phủ” độc tài, bằng sức mạnh bạo lực. Bạo chúa hạt nhân Kim Jong Un, lãnh tụ miễn cưỡng của Bắc Hàn, là một ví dụ kinh điển của kiểu hệ điều hành như vậy.

 

Tất nhiên, không một người sử dụng tỉnh táo nào lại muốn cài đặt một “hệ điều hành” u tối và hiểm ác như thế vào máy vi tính của mình, nhưng chính cái hệ điều hành quỷ quyệt ấy đã lợi dụng những sơ hở của lịch sử để tự cài đặt bản thân vào cái máy vi tính bất hạnh kia, bằng các thủ đoạn gian manh đểu cáng, khiến cỗ “máy tính” đột ngột biến thành một cái trại súc vật kinh tởm.

 

 

Đặc điểm của hệ điều hành này là gì?

 

Nó quyết định mọi việc, nó xử lý mọi vấn đề theo cách nó muốn. Nó đặt quyền lợi của “chính phủ” – tức kẻ cai trị độc tài, lên trên hết; quyền lợi và hạnh phúc của người dân chẳng có nghĩa lý cóc khô gì. Nó tập trung quyền lực tuyệt đối vào tay một cá nhân, gọi là lãnh tụ, hoặc một tổ chức chính trị, gọi là đảng, chứ không phân chia ra các nhánh quyền lực độc lập để kiểm soát lẫn nhau, cho nên không cơ chế nào trong hệ thống có thể kìm chế được quyền lực tối thượng của tên lãnh tụ đó cả. Nó không cho phép tự do ngôn luận trong nhân dân, không cho phép sự tồn tại của truyền thông độc lập. Tất cả hoạt động truyền thông đều phải do nó kiểm soát từ A đến Z, và phục vụ cho lợi ích của nó. Bên cạnh đó, nó khống chế và điều khiển luôn các tổ chức xã hội dân sự, tôn giáo, hội đoàn… như những con rối vô tri, bảo sao làm vậy.

 

Còn luật pháp thì sao? người dân có quyền tạo ra luật pháp không? Tất nhiên là không! Trong thực tế, chính thế lực cai trị, tức cái nhà nước độc tài tự phong, tạo ra luật pháp theo ý muốn của mình, người dân bị bắt buộc phải chấp hành và phục tùng răm rắp, không khác gì trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ xa xưa: Luật lệ do tầng lớp chủ nô đặt ra, bầy nô lệ buộc phải tuân theo, không tranh cãi gì cả, nếu không muốn đòn roi giáng xuống đầu mình. Tuy nhiên, khi cần, tầng lớp cầm quyền lại sẵn sàng vi phạm trắng trợn các điều luật do chính nó áp đặt mà không hề do dự, ai xử lý được nó đây?

 

Ngoài ra, “hệ điều hành” độc tài này chứa đựng một khuyết tật bẩm sinh vô cùng nghiêm trọng, là nạn tham nhũng và lạm quyền, đó là một thể loại virus ác tính, không phải từ bên ngoài xâm nhập vào, mà do chính cái cấu trúc lệch lạc của hệ thống sản sinh ra, cộng với sự thiếu vắng một cơ chế giám sát độc lập, lành mạnh, nên không có biện pháp nào xử lý được vấn nạn này một cách triệt để. Hậu quả là, con “virus” độc hại này nhanh chóng lây lan và chiếm lĩnh toàn bộ hệ thống, biến nó thành một bệnh nhân mãn tính, không cách gì cứu vãn nổi. Và đối tượng phải lãnh nhận thiệt hại sau cùng chính là người dân, những người khốn khổ phải còng lưng lao động như nô lệ, để nộp thuế, nuôi dưỡng tầng lớp cai trị, ăn trên ngồi chốc.

 

Hệ điều hành độc tài này bao giờ cũng đẩy người dân vào cảnh lầm than cơ cực đến tột cùng, rồi dán cho họ cái mác đầy mỉa mai là “độc lập, tự do, hạnh phúc”. Tuy nhiên, nó thường đem lại cho những kẻ nắm quyền nhiều lợi lộc béo bở ngoài sức tưởng tượng. Đó chính là động lực khiến những kẻ cai trị không bao giờ muốn loại bỏ cái hệ điều hành tà đạo vô luân ấy ra khỏi chiếc “máy vi tính” của mình, ngược lại, chúng cố sức duy trì nó càng lâu càng tốt để hưởng lợi.

 

Và tất nhiên, một chiếc “máy vi tính” dù có phần cứng xịn sò đến đâu, mà bị cưỡng bức sử dụng một “hệ điều hành” tật nguyền như vậy, thì cũng mau chóng trở nên tàn phế. Tất nhiên nó vẫn “chạy” thôi, nhưng “chạy” cà xịch cà đụi như một gã què, và luôn trong tình trạng hỗn loạn, ngập tràn virus!

 

Thực tế cho thấy, trong khi những máy vi tính xài hệ điều hành Windows luôn tiến nhanh về phía trước với tốc độ của các vận động viên điền kinh, thì những cỗ máy xài hệ điều hành độc tài, được kiến tạo trên nền tảng Mác-Lê đẫm máu, thường chẳng tiến lên được bao nhiêu, có khi lại dậm chân tại chỗ, hoặc thậm chí đi giật lùi về phía sau, như một gã khùng ngớ ngẩn, và người lãnh đủ lúc nào cũng là dân đen thấp cổ bé họng. Nhưng bất cứ ai mà lên tiếng phê bình chỉ trích, hay đòi hỏi thay đổi hệ điều hành, thì “gã khùng” sẽ lập tức nổi giận và cho nếm mùi “bạo lực cách mạng” ngay!

 

Có thể hình dung rằng Hệ điều hành độc tài này là một con ác quỷ hung dữ tham lam, và một khi nó đã chiếm đoạt cỗ máy vi tính rồi, thì đừng hòng nó tự nguyện nhả miếng mồi ra, để trả lại quyền điều khiển cho người sử dụng. Sẽ không bao giờ xảy ra chuyện đó. Một khi con chó sói đã xơi tái bà ngoại rồi, đời nào nó chịu phun bà ra, trả lại cho cô bé quàng khăn đỏ?

 

 

Vậy giải pháp là gì? Làm sao giải thoát cỗ máy vi tính khỏi sự khống chế của con ác quỷ này đây?

 

Hãy hỏi các “cỗ máy tính” đang “chạy” hệ điều hành “Windows” trên thế giới mà xem, họ đã làm điều đó như thế nào?

 

Lịch sử cho thấy chỉ có một câu trả lời đúng đắn duy nhất mà thôi: Cách mạng!

 

Muốn hệ điều hành Windows ư? Windows không hề miễn phí nha bạn. Bạn phải trả một cái giá nào đó để có được nó, đôi khi rất đắt và không phải bằng tiền. Không hề dễ dàng đâu.

Bạo lực là điều không tránh khỏi. Máu sẽ phải đổ và thây người ngã xuống. “Máy vi tính” của bạn sẽ phải rung lắc ầm ầm, thậm chí nổ tung, trong cuộc chiến sinh tử với loài quỷ dữ.

 

Còn nhớ quảng trường Thiên An Môn năm 1988 không? Con quỷ rất mạnh và đáng sợ vô cùng. Với búa liềm trên tay và cờ máu bay phất phới trên đầu, nó đã sẵn sàng cho trận đấu và đang bình thản chờ đối thủ nào dám xông lên. Nếu bạn thua trận chiến này, hậu quả là gì bạn biết không? Nó sẽ xé xác bạn ra mà ăn tươi nuốt sống, mà chẳng cần dát vàng lên nữa để làm gì.

 

Nghe dễ sợ quá phải không?

 

Hay bạn muốn dùng hình thức đấu tranh biểu đạt ôn hòa, phi bạo lực, cho an toàn? Xin cứ tự nhiên! Nhưng bạn sẽ dùng loại “vũ khí” gì để đối phó với quỷ? Mấy cái băng rôn phản đối và tiếng hô “đả đảo” à? Sẽ chẳng xi nhê gì đâu. Nên nhớ con quỷ không ngán mấy “trò hề” vô dụng này, nó sẽ tóm cổ và tống giam bạn vào ngục tối, cho bạn suy tàn héo hắt đến thiên thu.

 

Bạn còn muốn hệ điều hành Windows nữa không, hay bu-gi của bạn đã teo rồi?

 

Không à? Được thôi, thế thì hãy cúi xuống mà cam chịu thân phận của một “linh kiện” nhạt nhòa vô nghĩa, rỉ sét từng giờ trong cỗ máy tính tật nguyền khốn khổ ấy đi, và tiếp tục “cày” như trâu ngựa để cung phụng cho loài ác quỷ, tối về thì nhậu nhẹt say sưa để quên đời, rồi kiếp người cũng sẽ qua mau…

 

Còn nếu muốn, thì hãy đứng lên, hãy sát cánh bên nhau để tạo thành sức mạnh, và tuốt kiếm ra, như 40 chiến binh miền sơn cước đã làm, hãy nổi trống đồng lên và bước vào trận đánh. Kết cục sẽ chỉ có một mà thôi: Hoặc “Windows”, hoặc chết.

 

Tổng thống Zelensky đang chiến đấu mãnh liệt như sư tử để bảo vệ “hệ điều hành Windows” cho dân tộc mình kìa. Và cũng vì mục đích cao cả đó, bà Trưng xứ Đài, là tổng thống Thái Anh Văn, đã sẵn sàng nghênh chiến với cường địch siêu to khổng lồ mà không hề khiếp sợ.

 

Với người dân Việt Nam trong thời điểm hiện tại, hoặc “Windows”, hoặc chết. Không thể nào khác được, bạn ơi!





ĐÔI LỜI VỚI MỘT SỐ PHẬT TỬ CHÙA BA VÀNG (Thái Hạo)

 



Đôi lời với một số Phật tử chùa Ba Vàng

Thái Hạo

30-7-2023  22:55    

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0d1jDr6qBWpPKTpMSqq9gKHZGK4aBKsCDhikUWphpDgVieZ372rKaJiz87acctwivl&id=100059910855657

 

Hôm qua, tôi đã có một trải nghiệm khá đặc biệt, đó là sự phản ứng dữ dội của nhiều người tự xưng là Phật tử chùa Ba Vàng, sau khi tôi đăng bài “Chơi theo phong cách Ba Vàng”. Những người này tràn vào trang tôi, mang theo đủ thứ ngôn từ với hàng trăm bình luận, từ sự thô lỗ, hung dữ, thách thức, trù úm, đe dọa (bằng nghiệp, quả báo)…

 

Sự việc bất ngờ tới nỗi, sau đó tôi đã phải chặn mấy nick quá hung hăng và hạn chế bình luận đối với khách vãng lai, vì vốn không thích và không muốn thấy những ồn ào vô nghĩa.

 

Xin nhắc lại, bài viết ấy tôi nêu 2 luận điểm. Điểm thứ nhất là tôi khẳng định chùa Ba Vàng báo cáo thu chi như vậy là đúng pháp luật, và vì thế nên mới nhắc bạn bè Facebook rằng đừng “mỉa mai hay tức giận Ba Vàng”, đơn giản vì họ làm thế là theo nội dung Thông tư 04. Điểm thứ 2 tôi nhận định (lúc này không nói chuyện Ba Vàng nữa mà là nói chung) rằng: trên thực tế, tiền công đức đổ vào các “chùa hot” sẽ lớn hơn số được báo cáo rất nhiều.

Tuy nhiên, bất luận thế nào cũng không thể dùng mệnh lệnh hành chính hay ủng hộ sự can thiệp thô bạo để xâm phạm vào chuyện này. Thay vào đó, nếu thấy nó không tốt thì phải thay đổi nhận thức của dân chúng, “mở mang dân trí, hướng con người tới thực học, thực làm, tạo ra của cải vật chất, kiến lập xã hội an hòa, xây dựng tịnh độ giữa ta bà” từ đó mà tránh được chuyện bị lợi dụng.

 

Cả 2 điểm, điểm 1 là nói tốt và nói có lợi cho Ba Vàng, điểm 2 là một giải pháp bảo đảm cho tự do tôn giáo trên nền tảng dân trí (chứ không ủng hộ can thiệp hành chính vào lĩnh vực này). Xét thế thì thấy, không điểm nào bất lợi cho chùa Ba Vàng cả. Vậy mà, các tín đồ (xưng là phật tử Ba Vàng hay học trò của “sư phụ”) không những không tiếc lời chửi bới mà còn như truy sát, tiếp tục tràn cả vào bài đăng không liên quan (vụ cô Lịch bị “trấn áp” tại công sở tỉnh Hưng Yên) để tiếp tục thách thức, khiêu khích, chửi bới…

 

Lúc này thì tôi sợ thật sự, sợ bởi không thể hiểu nổi tại sao họ nhận mình là người tu, đã thọ nhận những lợi lạc thù thắng từ “sư phụ” mà lại có thể hành xử một cách sân si và đầy kiến chấp như vậy. Tôi còn sợ hơn nữa khi biết chỉ trong hơn 1 tháng vừa rồi mà đã có tới 22.000 trẻ đến Ba Vàng để học “Khóa tu mùa hè”.

 

Nhưng tạm gác qua chuyện đó, bây giờ nói chuyện thực tế hơn. Những người vừa nói trên đã ném vào trang tôi nhiều thông tin trong đó có cái bảng ghi chi phí cho các “khóa tu mùa hè” trong chưa đầy 2 tháng vừa rồi dành cho 22.000 người thuộc “giới trẻ”, với số tiền lên đến hơn 23 tỉ đồng. Miễn phí ăn, ở, tất tật. Nói chung là chùa đã tự bỏ một số tiền khổng lồ ra để làm một việc tốt khổng lồ.

 

Cứ cho rằng mọi thông tin các bạn cung cấp là chính xác 100%, và tôi không hề nghi ngờ mảy may. Nhưng xin hỏi, tiền này từ đâu ra? Tôi là người đã từng ăn cơm chùa không ít cùng với những “đại chúng” đông đảo. Ăn cơm chùa thì tất nhiên không ở đâu đứng ra bán hay thu tiền cả, mà là “tùy tâm cúng dường”. Và hình như tôi cũng hiếm khi nào thấy ai đến chùa ăn cơm mà không cúng cả. Số tiền cúng, nếu ít thì cũng phải bằng những gì mình đã nhận, nhưng rất ít ai cúng khít rịt như mua đồ ngoài quán, mà thường là nhiều hơn, thậm chí nhiều hơn rất nhiều lần. “Công đức cúng dường tam bảo là vô lượng”, “ăn của thường trụ trả đời đời không hết”, “khinh xuất lạm dụng của Thường Trụ Tam Bảo, một vật dù nhỏ như mảy lông sợi tóc, nếu bộp chộp đụng vào, dù không có tà ý cũng sẽ chiêu lấy ác báo nơi Địa Ngục, v.v. và v.v., Sợ chưa? Cho nên, “cúng” là điều dễ hiểu và tất nhiên thôi.

 

Điều tôi muốn nói ở đây là, “miễn phí” nhưng dường như sẽ không ai nhận không của chùa cả, hạt muối đưa qua, hạt đường đưa lại. Đều là trả tiền cả đấy, nhưng chỉ là “phương thức giao dịch” khác nhau, cách trả khác nhau, danh nghĩa khác nhau và giá cả khác nhau mà thôi. Cho nên, đây là một bài toán mà tôi tin rằng, không ai kinh doanh tâm linh lại không biết đến.

 

Nếu không phải là tiền của khách thì chùa lấy đâu ra mà trong chưa đầy 2 tháng đã có thể chi đến mấy chục tỉ đồng, và chi từ năm này qua năm nọ? Cho nên hãy sòng phẳng với nhau, đừng gắn chữ “từ thiện” hay “miễn phí” lên đó. Giản dị, đó chỉ là “cây đậu nấu hạt đậu” mà thôi.

 

Bây giờ nói đến con số 22.000 thanh thiếu niên. Nhà chùa đã và đang dạy cái gì cho họ? Có dạy “vong báo oán”, “thỉnh vong”, “giải vong”, “cúng oan gia trái chủ”; có “gọi vong, nhập hồn, phán số kiếp, quy định việc người đăng ký pháp thỉnh oan gia trái chủ buộc phải trả nợ cho vong bằng tiền do vong yêu cầu, thông qua hình thức công đức vào chùa Ba Vàng”, v.v. và v.v., không? Lưu ý hành vi này của chùa Ba Vàng trước đây đã bị cả chính quyền và Giáo hội xử phạt, vì không đúng nghi lễ Phật giáo và truyền bá mê tín dị đoan.

 

Chừng đó thôi, nghĩ tới đã sợ hãi.

 

Có cơ quan nào đang quản lý những nội dung “thuyết pháp” của nhiều chùa chiền cho hàng vạn thanh thiếu niên, là những “mầm non tương lai của đất nước” không? Và quản lý như thế nào, chặt chẽ tới đâu, để tránh tiêm nhiễm vào đầu thế hệ trẻ những tư tưởng lệch lạc, mê tín dị đoan?

 

Tôi đi dạy học ở trường, mỗi lớp chỉ có vài chục học sinh, nhưng nhất nhất phải tuân thủ chương trình và sách giáo khoa (được gọi là pháp lệnh), nếu nói cái gì lệch ra ngoài coi chừng bị kỷ luật và mất việc như chơi. Nay, một ngôi chùa tổ chức một lúc “dạy” mấy vạn học trò, nếu đưa vào đó những nội dung sai trái, lầm lạc, thì hậu quả khôn lường mà cả xã hội này sẽ phải gánh. Nhưng gánh làm sao cho nổi?

 

Nhân đây, nói về cái gọi là “khóa tu mùa hè” đang được rầm rộ tổ chức ở những ngôi chùa lớn nhỏ trên cả nước. Tôi không phản đối, nhưng hoạt động này phải được nhà nước quản lý nghiêm túc, giám sát chặt chẽ, không thể dễ dãi tùy tiện. Một ngôi chùa trong vài tháng mà đã thâu nạp tới 22 ngàn học sinh, vậy trên cả nước là bao nhiêu?

 

Việc giáo dục thế hệ trẻ là tối hệ trọng, vì sự đắp vững những nền tảng tri thức, nhận thức, tiếp thu các thành tựu văn minh của nhân loại nơi trẻ em sẽ quyết định tương lai của một quốc gia, không thể thả nổi để cho các chùa tự mình tổ chức mà thiếu sự quản lý nghiêm ngặt về nội dung như hiện nay đối với công việc lớn lao này, tránh để đến vài mươi năm sau, xã hội sẽ phải nhận lại những thế hệ lệch lạc về nhân sinh quan và hành vi. Lúc đó, có sửa cũng không kịp nữa.

 

Để kết thúc xin dẫn lại lời đức Phật trong kinh Kalama khi ngài nhắc nhở các học trò của mình: “Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết. Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống. Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền. Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở. Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình. Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình. Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt. Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình. Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ. Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết”.

 

Đó là tinh thần hoài nghi rất hiện đại và khoa học của đức Phật, nó không những chưa bao giờ cũ đi mà ngược lại, luôn luôn mang tính thời sự.

 

Đối với một số người nhân danh “bảo vệ chánh pháp”, vậy xin dẫn lời Đức Phật, ngài xác quyết trong kinh Di Giáo rằng: “Tất cả các ma vương ngoại đạo không ai có thể phá hoại được giáo pháp của ta, chỉ có đệ tử ta mới làm cho giáo pháp ta bị hủy diệt”.

 

Để không phải mất thời gian nói thêm câu nào về chuyện này nữa, tôi sẽ mở bình luận công khai, cho mỗi người tự nói và tự trình hiện con người của mình.

 

Thái Hạo

 

 .

1,1 K BÌNH LUẬN  






CHUYỆN ĐẦU TUẦN : GIÁO SƯ PHONG BÌ (Chu Mộng Long)

 



CHUYỆN ĐẦU TUẦN: GIÁO SƯ PHONG BÌ  

Chu Mộng Long

31-7-2023  01:12   

https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/pfbid02ozkViGwX6kNAnH6ptv4ven4uWCZGGyppadPB4TVMY8WoVUfttEzW7CTc8qZkeNBQl

 

Đầu tuần, thấy có người chửi nhà thơ Trần Mạnh Hảo khi vơ tất cả các loại giáo sư vào trong một rọ, gọi là “Giáo sư phong bì”. Thú thật, tôi là học trò của nhiều giáo sư, cũng từng thấy tổn thương và nghĩ ông Trần Mạnh Hảo hàm hồ.

 

Tuy nhiên, xét đến cùng, mọi khái quát đều có tính hàm hồ. Bởi các khái quát chỉ bao quát cái chung, cái phổ biến, không bao quát được cái cá biệt, ngoại lệ. Cũng như tôi nói, hối lộ đã thành thói quen tự động, cả đưa và nhận thì lập tức có bạn phản biện rằng, cũng có vài ba doanh nghiệp ăn nên làm ra mà không cần hối lộ.

 

Những phản biện như vậy trở thành vô cảm, mất lương tri khi họ không nghĩ, một hiện tượng như hối lộ khi trở thành cái chung, cái phổ biến thì cái cá biệt, ngoại lệ là sự trong sạch ắt bị ném ra ngoài lề xã hội, và hiện tượng hối lộ đã trở thành bản chất của một hệ thống. Nó đang hủy hoại nhân tính, bóp méo thị trường cạnh tranh năng lực, đội giá thành sản phẩm mà chính nhân dân là người gánh chịu. Cái cá biệt, ngoại lệ đang trong sạch cũng không thể trong sạch nổi hoặc bị cuốn phăng theo dòng thác lũ của cái bẩn thỉu, cái ác.

 

Người phát hiện cái xấu, cái ác tuyên chiến thẳng thừng với cái xấu, cái ác để ngăn chặn kịp thời, dẫu có khái quát hàm hồ thì vẫn là người tâm huyết và có trách nhiệm xã hội. Kẻ lấy vài cái cá biệt, ngoại lệ thổi lên làm ngọn đuốc để che giấu cái xấu, cái ác để loè thiên hạ và chụp mũ, kết tội người có tâm huyết, có trách nhiệm xã hội, chỉ có thể là kẻ trí trá, lưu manh, vô trách nhiệm hoặc độc ác với cộng đồng.

 

Chuyện “giáo sư phong bì” như là trung tâm của vấn đề đưa và nhận hối lộ. Trung tâm vì vạn sự đều “do giáo dục mà nên”. Không ngẫu nhiên mà các vụ án Việt Á, Chuyến bay giải cứu lộ ra rất nhiều giáo sư, tiến sĩ. “Lộ ra”, tức là chỉ bề nổi của tảng băng, mà phần chìm bắt đầu từ cái nôi giáo dục đẻ ra, huấn luyện, chi phối, và thúc đẩy các ngành nghề khác làm theo nó.

 

Một em bé ngay từ mầm non đã phải chạy trường, chạy lớp, chạy điểm thì đến khi chạy vị trí việc làm, chạy thành tích, chạy học hàm, học vị, chạy quan… cho đến chạy dự án, công trình, phạm tội thì làm nốt luôn việc “chạy án” là chuyện đương nhiên trong một cơ chế tự động của sự hình thành phẩm chất lưu manh và năng lực hối lộ. Câu hỏi đặt ra là ai thúc đẩy cái động cơ “chạy” như cơn thác lũ của thời đại vậy?

 

Trong vụ án Chuyến bay giải cứu, nhiều doanh nghiệp khai, đến phút khẩn cấp cuối cùng phải cậy đến Văn phòng Chính phủ, máy bay mới cất cánh bay được. Vậy mà đến cái cửa cao nhất này cũng ăn chặn, thì biết thoát lối nào? Nếu doanh nghiệp muốn trong sạch, không “chạy”, mà dám đứng ra tố luôn Chính phủ thì khác nào tội “Chống chính quyền, chống nhà nước”?

 

Ai ở trong hoàn cảnh ấy đều khó thoát thân phận như Kiều, đành “cũng liều nhắm mắt đưa chân”, thậm chí “tấm lòng trinh bạch từ sau xin chừa”, chấp nhận phải sống trong kiếp tôi tớ hay lầu xanh nhơ nhớp.

 

Quay lại chuyện “Giáo sư phong bì”, tôi hầu các bạn chuyện thật 100%. Một lần bị nhốt cả tuần làm đề thi cao học, trong một bữa ăn tối, nhiều người bàn tán về chuyện đi làm phó giáo sư. Có bạn thiện chí hỏi tôi: “Ông đủ tiêu chuẩn rồi thì cũng nên đi làm cái phó giáo sư đi!”

 

Tôi lắc đầu: “Tôi không đủ tiền. Mà nếu đủ tiền, với số tiền vài ba trăm triệu ấy, tôi để dành nuôi vợ con và làm việc khác có ý nghĩa hơn. Vả lại, cái tiêu chuẩn ngoài tiêu chuẩn là cúi đầu khom lưng chịu nhục, tôi không bao giờ có được”. Mọi người im lặng.

 

Bỗng một ngài vừa làm xong Phó giáo sư lên tiếng: “Tôi đi làm Phó giáo sư không tốn đồng nào!”

 

Tôi cười ruồi, vì phẩm chất, năng lực anh này, tôi biết rõ. Viết một câu đơn giản còn sai chính tả, ngữ pháp, có lần thẩm định đề Tiếng Việt của anh ta, một trang mà tôi yêu cầu sửa đến chục lỗi thì đủ biết có “trong veo” khi đi làm Tiến sĩ, rồi Phó giáo sư không?

 

Tôi im lặng giữ thể diện cho anh ta. Nhưng một bạn, dù đủ phẩm chất và năng lực, nhưng từng làm Phó giáo sư bị trượt lập tức lên tiếng: “Tôi từng nhầm tưởng đủ tiêu chuẩn thì cứ nộp hồ sơ rồi thi một cách trong sáng là đạt. Nhưng không ngờ trượt thẳng cẳng vì thiếu… phong bì. Lần hai, có người mách tôi ra Hà Nội trước một tháng và đi từng người trong Hội đồng mới đạt chuẩn Phó giáo sư”.

 

Bất ngờ, nhiều Phó giáo sư nói: “Thà im lặng còn được xem là người tử tế. Anh nào nói đi làm Phó giáo sư, Giáo sư trong veo, không phong bì là nói phét”. Một anh đứng lên nói tuột luôn: “Anh nào trong số ngồi đây đã làm Phó giáo sư không phong bì thì giơ tay lên!” Không ai dám giơ tay, kể cả cái anh Phó giáo sư trên kia. Anh ta bẽn lẽn: “Có những cái cần tốn tiền thì phải tốn tiền thôi. Cái ơn cái nghĩa thì phải trả. Lẽ nào người ta làm không công cho mình?”

 

                                                         ***

 

Thêm một chuyện tôi đã từng kể. Một lần, có 2 học viên cao học đến nhà tôi gửi cho quà và cái phong bì. Tôi làm phản biện, để đảm bảo khách quan, nên tôi từ chối. Bất ngờ trước giờ ngồi hội đồng, trong quán cà phê, giữa rất nhiều đồng nghiệp, người hướng dẫn 2 học viên ấy mắng tôi te tát: “Mày cực đoan, không nhận quà hay phong bì khác nào ỉa vào mặt bọn tao! Mày đi học không cống nộp phong bì hay sao mà không nhận quà 2 học trò của tao?”

 

Thì ra là vậy. Tôi nói: “Có! Dù giới hạn trả phí tàu xe cho thầy ở xa hay bữa liên hoan bảo vệ luận án, nhưng tôi đã thấy bẩn thỉu. Số tiền ấy có thầy nhận và nhiều thầy kiên quyết không nhận. Buổi bảo vệ luận án ai cũng biết, tôi cãi đến cùng khi có ý kiến phản biện không đúng, chấp nhận bị đánh trượt. Đó là lý do tôi phải từ chối phong bì khi làm thầy và ngồi các hội đồng. Các thầy nhận phong bì là quyền của các thầy, coi như tôi không nghe, không biết, không thấy!”

 

Chuyện cũng đã lâu, kể lại để thấy cái sự nhức nhối mà cụ Tổng, người rất tự tin về sự gương mẫu của cán bộ, đến lúc cũng thốt lên trước cử tri: Bây giờ tôi nghe nói người ta làm gì cũng phải “bôi trơn”, “ông đưa chân giò bà thò chai rượu” làm hỏng hết đạo đức, tư tưởng của cán bộ. Trong cái danh hiệu “Giáo sư phong bì” mà ông Trần Mạnh Hảo nói, ai đó không thừa nhận, hoặc là bốc phét, hoặc là vô cảm, thậm chí lưu manh, trí trá.

 

Có thể có nhiều Giáo sư đảm bảo phẩm chất và năng lực để xứng đáng được gọi là Giáo sư, nhưng giữa cái dòng thác lũ đưa và nhận hối lộ, cụ thể là cái phong bì, liệu có ông nào dám đứng ngoài lề, tức ngoài cuộc chơi? Chẳng hạn, các ông chưa từng đưa, hoặc chưa một lần nhận phong bì, trong đào tạo, trong làm các dự án, công trình, làm sách giáo dục? Ai làm lẫn lộn giá trị thật và giả trong cái học hàm cao quý là Giáo sư?

 

Xin thưa, bây giờ đến tôn giáo mà nạn hối lộ thần thánh để giải vong, giải nghiệp, tức không tự sám hối mà chạy tội, còn diễn ra công khai thì đừng chối cãi cho ra vẻ “trong veo” nữa!

 

Hay là các ông đưa và nhận phong bì một cách tự động theo truyền thống mà không biết mình đã phạm tội, đợi đến khi bị tống vào lò thì mới biết đó là phạm tội, như một số bị can vừa rồi nói giữa tòa?

______

 

“Giáo sư phong bì” mà muốn xuất khẩu lao động thì cứ cho xuất hết đi để đất nước trong sạch!

 

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=7286658258015021&set=a.1250972568250317

“Xuất khẩu” giáo sư, tiến sĩ : Tại sao không?   (Dân Trí)

 

.

BÌNH LUẬN    





CHUYỆN CHỦ NHẬT: CHO NÓ CHẢY SẠCH LUÔN ĐI! (Chu Mộng Long)

 



CHUYỆN CHỦ NHẬT: CHO NÓ CHẢY SẠCH LUÔN ĐI!  

Chu Mộng Long

30-7-2023  10:15   

https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/pfbid0SXD8rqSxe3eMzzYM8yna7Nk6h6z5RQzAja8U3jyqn46geGKZrF1JoeuAUrg64kXnl

 

Ông hàng xóm từng lao động xuất khẩu bên Đức. Ông gốc Kẻ Chợ đúng nghĩa "dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Tối nay ông sang tôi uống trà, gửi cho tôi ba ảnh chụp từ ba bài báo. 1) Giáo viên giỏi bỏ nghề đi xuất khẩu lao động mong đổi đời, 2) Xuất khẩu giáo sư tiến sĩ: Tại sao không? 3) Kiến nghị nâng thu nhập cho Tiến sĩ, Phó giáo sư, Giáo sư để tránh "chảy máu chất xám".

 

Tôi xem cả ba và hỏi ông: "Là người từng đi xuất khẩu lao động, ông nghĩ thế nào?"

 

Ông nói ngay và luôn: "Mong gì nữa? Đã xuất khẩu lao động thì ắt đổi đời. Tôi ít học, tay trắng, nếu không nói trước khi đi xuất khẩu lao động, nợ nần chồng chất. Vậy mà chỉ đi có 5 năm, ông giáo thấy rồi đấy..."

 

Tôi thấy cả. Ông có một vốn liếng khá lớn. Nhà bốn tầng, mấy lô đất, mấy cỗ xe từ vận tải nặng đến taxi. Tôi tiến sĩ, giảng viên đại học, cả đời cũng không mong được như ông. Đang nghĩ thì ông hàng xóm nói thêm một câu như lời động viên: "Hay là ông giáo đi xuất khẩu lao động đi!"

 

Tôi cười buồn: "Ông thì làm gì cũng được trong tất cả những nghề người ta cần trong xuất khẩu lao động. Nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đều có thể gánh. Còn giáo viên trói gà không chặt thì làm gì? Chẳng lẽ sang đó dạy học? Trong danh mục nghề xuất khẩu lao động, tôi tra mãi không thấy tuyển nghề dạy học, trừ Angola hay Laos. Dân Angola dưới mức nghèo đói, dân Laos nghèo khổ hơn dân mình, liệu được hưởng lương cao hơn dạy học ở ta để được đổi đời không?"

 

Ông hàng xóm ngơ ngác: "Ừ nhể. Nghe báo nói "xuất khẩu giáo sư tiến sĩ, tại sao không?", tưởng danh giá lắm! Không ngờ giáo sư, tiến sĩ lại vô dụng như vậy. Thảo nào hai thằng con tôi học xong đại học thì không biết làm gì. Một đứa về học lái xe rồi chạy xe cho tôi, còn một đứa thì cho đến nay vẫn ăn bám. Biết vậy, tôi cho nó học ít chữ thôi rồi cho đi xuất khẩu lao động!"

 

Tôi sa sầm mặt xuống trước lời của ông. May mà trong các hình ảnh ông gửi còn có hình ảnh của bài báo thứ ba. Tôi bám víu lấy để chống đỡ: "Ông này. Đã có đề xuất nâng thu nhập để giải cứu cho giáo sư, tiến sĩ, tức tránh chảy máu chất xám rồi đấy!"

 

Bất ngờ ông hàng xóm đốp luôn: "Ôi dào! Sao không tăng thu nhập cho mấy cô nuôi dạy trẻ mà đòi hỏi cho đám vô dụng ấy? Không chỉ vô dụng mà còn có hại. Cậy bằng cấp ngồi trên cao ăn không chừa thứ gì, sao phải giải cứu? Chảy máu được thì cho chảy luôn đi! Vợ tôi nó chảy máu đỏ hàng tháng, tôi mong chảy nhanh, chảy sạch cho tôi nhờ. Chảy máu gì chứ chảy thứ máu xám thì còn tiếc gì nữa?"

 

Nghe ông nói đến đó, tôi hết muốn uống trà, dù trà đến lúc này mới ngấm...

 

Chu Mộng Long

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=7284649281549252&set=pcb.7284749318205915

Giáo viên giỏi bỏ nghề đi xuất khẩu lao động mong đổi dời

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=7284649298215917&set=pcb.7284749318205915

“Xuất khẩu” giáo sư, tiến sĩ : Tại sao không? 

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=7284751514872362&set=pcb.7284749318205915

Kiến nghị nâng thu nhập cho tiến sĩ, PGS, GS để tránh “chảy máu chất xám”

 

BÌNH LUẬN   






ĐẰNG SAU MỘT CHỦ TRƯƠNG (Nguyễn Huy Cường)

 



ĐẰNG SAU MỘT CHỦ TRƯƠNG   

Nguyễn Huy Cường

30-7-2023  22:58   

https://www.facebook.com/nhabaotulap/posts/pfbid02MS88VEtrbCuV4HHyt54XR66ATFvemSJJWSoQUr4SGAWaZp8GuWUYhh6PjMwNwRFEl

 

Vừa qua tôi nghe thấy một định chế cấm bố trí người nhà cùng đảm nhiệm chức danh liên quan trong chính quyền, thấy có vài điều lăn tăn suy nghĩ.

 

Có vẻ như Đảng và Nhà nước đã thấy những tiêu cực về mặt này. Nếu người nhà kết thành một “dây” cai trị thì thật phiền.

 

Hiện nay không khó để thấy trong những cơ quan cấp huyện trở lên, có những “dây” nhùng nhằng kiểu đó. Một đám nhân sự vốn là người ruột thịt, thâu tóm quyền sinh quyền sát cả một khu vực trọng yếu để vơ vét tài lực một cách không chính đáng về cho dòng họ mình, gia đình mình.

 

Nó còn là bức tường ngăn cản không cho những tiềm năng trí tuệ khác tham chính, góp phần phát triển đất nước.

 

Đó là mặt mạnh của chủ trương vừa qua. Hoan nghênh cái đã. Nhưng, đằng sau mặt mạnh (mỏng manh) đó là nhiều vấn đề.

 

Nhìn thừ góc độ quản trị quốc gia thì thấy một khu vực khác “ác” hơn một đám người trong một dòng họ nhà kia. Đó là đám THÂN HỮU.

 

Nếu đặc quyền đặc lợi thuộc về một nhóm thân hữu thì độ nguy hại của nó gớm lắm.

 

Ví dụ: Anh điện lực “ăn” thông với anh thanh tra, anh “đăng kiểm” ăn thông với anh dịch vụ vận tải, anh phòng chống ma túy ăn thông với anh buôn ma túy, anh bán test kit ăn thông với anh y tế … là chết thiên hạ rồi, khỏi cần họ có dây mơ rễ má, anh em họ hàng gì với nhau.

 

Liệu có cấm được những liên kết này không?

 

Khi chống tiêu cực, tham nhũng mà chống thụ động, thiếu sáng tạo, chống vặt vãnh, manh mún thì giống như Tể tướng Lưu gù nói với Hoàng thượng khi Hoàng thượng gạ ông tắm truồng, ông nói “Cái ấy của chúng mình giờ không dọa được ai nữa đâu!”.

 

Trở lại chủ trương trên, có vẻ như người ra chủ trương sợ bóng sợ gió, không thấy được sức mạnh của các “nhà tham nhũng”.

 

Hãy ví dụ, một anh Vụ trưởng Pháp chế là em ruột ông Thứ trưởng Bộ Công thương, nay đổi anh ta sang Vụ Tài vụ bộ GTVT , liệu nguy cơ tham nhũng có hạ nhiệt hay tăng lên?

 

Tôi quen một vị, có phẩm hàm trong Quốc hội trước năm 2021, nhà ngoài xóm ven sông Hồng phía đối diện với Nhà Bác Cổ Hà Nội, vị này đã về hưu nhưng mỗi ngày, vẫn có hàng chục người từ Đồng Nai, Sài Gòn, Hưng Yên đội đơn đến chầu trực ông, nhờ ông chuyển “tận tay” đến những nhân vật, những bộ phận nào đó của Nhà nước, của Quốc hội và ông ta làm tốt. Thu nhập gấp vài chục lần khi tại chức.

 

Tôi quan sát kỹ thì thấy ông “siêu cò” này không kết nối với người nhà, họ hàng ruột thịt nào cả, mà ông chỉ nhờ cậy, vận động, vận dụng những viên chức có thể là học trò của ông, là bạn con rể ông, một số người nhờ ông cất nhắc lên khi ông còn tại chức.

 

Thì biết, trong “mặt trận tham nhũng” có vô vàn những thiết chế mềm mại, nguy hiểm và kín đáo.

 

Cách “cấm” nhóm đối tượng là người nhà cũng cần, nhưng … mong manh lắm.

 

Nếu bây giờ, giả dụ thôi, có một thiết chế như thế này, đảm bảo tham nhũng giảm đi 51% ngay tháng đầu tiên.

Quốc hội, Công an, Thanh tra Chính phủ mở một kênh tiếp nhận đơn thư tố cáo tham nhũng qua thư điện tử và các tiện ích khác.

 

Khi gửi, người gửi có quyền lưu giữ nội dung đã gửi.Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo. Lưu giữ nhật ký điện tử ghi ngày, giờ đã gửi.

 

Họ có quyền đòi phản hồi đơn thư của mình nếu quá hai tuần vẫn yên ắng.

 

Cơ quan tiếp nhận phải đủ năng lực tiếp nhận và phúc đáp đơn thư bằng tên tuổi, chức danh, số điện thoại viên chức tiếp nhận (không giống như kiểu “hộp thư góp ý” trong ảnh).

 

Ảnh : https://www.facebook.com/photo/?fbid=10160911303274308&set=pcb.10160911311989308

 

Nếu thư này bị “ỉm” đi, công dân có quyền, có chỗ để tiếp tục truy vấn, tố cáo luôn hành vi chậm trễ hoặc o bế, thông lưng của người tiếp nhận đơn thư với người bị tố cáo (nếu có).

 

Những người tố cáo đúng, đủ, giúp cơ quan thẩm quyền làm tốt nhiệm vụ được thưởng tiền. Mức thưởng xứng đáng công lao phát hiện của họ.

 

Thế thôi, khi vai trò nhân dân được phát huy thì dù cả băng người nhà đang tiếm quyền, đang hành sự bất chính, cũng dễ bị …lật ngửa lên.

 

Có cái gì sai sai, có cái gì hơi lẩm cẩm, quẩn quanh từ vụ “cấm” nói trên.

 

Ở đây tôi chưa bàn đến yếu tố luật pháp. Ví dụ hai anh em ruột, là hai GS giỏi, cùng công tác tại Sở Y Tế tỉnh X với những chức danh kế cận. Họ đều xuất sắc, làm tốt nhiệm vụ nay CẤM là cấm thế nào?

 

Ngay nhóm đối tượng “người nhà” cũng rất ầu ơ. Khái niệm “người nhà” trong văn học Việt Nam, trong ngôn ngữ Việt Nam rất rộng.

 

Một ông chủ tịch huyện 55 tuổi có thể có 100 “người nhà”, là những người có thể có trách nhiệm đạo lí với nhau.

 

Trong đoàn con cháu, cậu mợ, chú bác ông ta, có thể có những người rất xuất sắc, giỏi giang, xứng đáng với những vị trí công tác đang làm, nay lấy cớ gì đuổi đi?

 

_________

 

Ảnh chụp màn hình các bài báo liên quan:

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10160911303484308&set=pcb.10160911311989308

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=10160911332274308&set=pcb.10160911311989308

 

71 BÌNH LUẬN   






ĐẰNG SAU MỘT CHỦ TRƯƠNG (Nguyễn Huy Cường)

 



ĐẰNG SAU MỘT CHỦ TRƯƠNG   

Nguyễn Huy Cường

30-7-2023  22:58   

https://www.facebook.com/nhabaotulap/posts/pfbid02MS88VEtrbCuV4HHyt54XR66ATFvemSJJWSoQUr4SGAWaZp8GuWUYhh6PjMwNwRFEl

 

Vừa qua tôi nghe thấy một định chế cấm bố trí người nhà cùng đảm nhiệm chức danh liên quan trong chính quyền, thấy có vài điều lăn tăn suy nghĩ.

 

Có vẻ như Đảng và Nhà nước đã thấy những tiêu cực về mặt này. Nếu người nhà kết thành một “dây” cai trị thì thật phiền.

 

Hiện nay không khó để thấy trong những cơ quan cấp huyện trở lên, có những “dây” nhùng nhằng kiểu đó. Một đám nhân sự vốn là người ruột thịt, thâu tóm quyền sinh quyền sát cả một khu vực trọng yếu để vơ vét tài lực một cách không chính đáng về cho dòng họ mình, gia đình mình.

 

Nó còn là bức tường ngăn cản không cho những tiềm năng trí tuệ khác tham chính, góp phần phát triển đất nước.

 

Đó là mặt mạnh của chủ trương vừa qua. Hoan nghênh cái đã. Nhưng, đằng sau mặt mạnh (mỏng manh) đó là nhiều vấn đề.

 

Nhìn thừ góc độ quản trị quốc gia thì thấy một khu vực khác “ác” hơn một đám người trong một dòng họ nhà kia. Đó là đám THÂN HỮU.

 

Nếu đặc quyền đặc lợi thuộc về một nhóm thân hữu thì độ nguy hại của nó gớm lắm.

 

Ví dụ: Anh điện lực “ăn” thông với anh thanh tra, anh “đăng kiểm” ăn thông với anh dịch vụ vận tải, anh phòng chống ma túy ăn thông với anh buôn ma túy, anh bán test kit ăn thông với anh y tế … là chết thiên hạ rồi, khỏi cần họ có dây mơ rễ má, anh em họ hàng gì với nhau.

 

Liệu có cấm được những liên kết này không?

 

Khi chống tiêu cực, tham nhũng mà chống thụ động, thiếu sáng tạo, chống vặt vãnh, manh mún thì giống như Tể tướng Lưu gù nói với Hoàng thượng khi Hoàng thượng gạ ông tắm truồng, ông nói “Cái ấy của chúng mình giờ không dọa được ai nữa đâu!”.

 

Trở lại chủ trương trên, có vẻ như người ra chủ trương sợ bóng sợ gió, không thấy được sức mạnh của các “nhà tham nhũng”.

 

Hãy ví dụ, một anh Vụ trưởng Pháp chế là em ruột ông Thứ trưởng Bộ Công thương, nay đổi anh ta sang Vụ Tài vụ bộ GTVT , liệu nguy cơ tham nhũng có hạ nhiệt hay tăng lên?

 

Tôi quen một vị, có phẩm hàm trong Quốc hội trước năm 2021, nhà ngoài xóm ven sông Hồng phía đối diện với Nhà Bác Cổ Hà Nội, vị này đã về hưu nhưng mỗi ngày, vẫn có hàng chục người từ Đồng Nai, Sài Gòn, Hưng Yên đội đơn đến chầu trực ông, nhờ ông chuyển “tận tay” đến những nhân vật, những bộ phận nào đó của Nhà nước, của Quốc hội và ông ta làm tốt. Thu nhập gấp vài chục lần khi tại chức.

 

Tôi quan sát kỹ thì thấy ông “siêu cò” này không kết nối với người nhà, họ hàng ruột thịt nào cả, mà ông chỉ nhờ cậy, vận động, vận dụng những viên chức có thể là học trò của ông, là bạn con rể ông, một số người nhờ ông cất nhắc lên khi ông còn tại chức.

 

Thì biết, trong “mặt trận tham nhũng” có vô vàn những thiết chế mềm mại, nguy hiểm và kín đáo.

 

Cách “cấm” nhóm đối tượng là người nhà cũng cần, nhưng … mong manh lắm.

 

Nếu bây giờ, giả dụ thôi, có một thiết chế như thế này, đảm bảo tham nhũng giảm đi 51% ngay tháng đầu tiên.

Quốc hội, Công an, Thanh tra Chính phủ mở một kênh tiếp nhận đơn thư tố cáo tham nhũng qua thư điện tử và các tiện ích khác.

 

Khi gửi, người gửi có quyền lưu giữ nội dung đã gửi.Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo. Lưu giữ nhật ký điện tử ghi ngày, giờ đã gửi.

 

Họ có quyền đòi phản hồi đơn thư của mình nếu quá hai tuần vẫn yên ắng.

 

Cơ quan tiếp nhận phải đủ năng lực tiếp nhận và phúc đáp đơn thư bằng tên tuổi, chức danh, số điện thoại viên chức tiếp nhận (không giống như kiểu “hộp thư góp ý” trong ảnh).

 

Ảnh : https://www.facebook.com/photo/?fbid=10160911303274308&set=pcb.10160911311989308

 

Nếu thư này bị “ỉm” đi, công dân có quyền, có chỗ để tiếp tục truy vấn, tố cáo luôn hành vi chậm trễ hoặc o bế, thông lưng của người tiếp nhận đơn thư với người bị tố cáo (nếu có).

 

Những người tố cáo đúng, đủ, giúp cơ quan thẩm quyền làm tốt nhiệm vụ được thưởng tiền. Mức thưởng xứng đáng công lao phát hiện của họ.

 

Thế thôi, khi vai trò nhân dân được phát huy thì dù cả băng người nhà đang tiếm quyền, đang hành sự bất chính, cũng dễ bị …lật ngửa lên.

 

Có cái gì sai sai, có cái gì hơi lẩm cẩm, quẩn quanh từ vụ “cấm” nói trên.

 

Ở đây tôi chưa bàn đến yếu tố luật pháp. Ví dụ hai anh em ruột, là hai GS giỏi, cùng công tác tại Sở Y Tế tỉnh X với những chức danh kế cận. Họ đều xuất sắc, làm tốt nhiệm vụ nay CẤM là cấm thế nào?

 

Ngay nhóm đối tượng “người nhà” cũng rất ầu ơ. Khái niệm “người nhà” trong văn học Việt Nam, trong ngôn ngữ Việt Nam rất rộng.

 

Một ông chủ tịch huyện 55 tuổi có thể có 100 “người nhà”, là những người có thể có trách nhiệm đạo lí với nhau.

 

Trong đoàn con cháu, cậu mợ, chú bác ông ta, có thể có những người rất xuất sắc, giỏi giang, xứng đáng với những vị trí công tác đang làm, nay lấy cớ gì đuổi đi?

 

_________

 

Ảnh chụp màn hình các bài báo liên quan:

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10160911303484308&set=pcb.10160911311989308

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=10160911332274308&set=pcb.10160911311989308

 

71 BÌNH LUẬN   






View My Stats