Monday 23 January 2023

"ĐỔ" TIỀN TỶ XÂY TƯỢNG ĐÀI, DÂN NGHÈO "HƯỞNG" GÌ? (RFA)

 



“Đổ” tiền tỷ xây tượng đài, dân nghèo “hưởng” gì?

RFA
2023.01.23

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pour-billions-of-dollars-to-build-monuments-what-do-poor-people-enjoy-01232023125253.html

 

Tại sao một tỉnh được cho là “vẫn còn nghèo”, phải “xin gạo cứu đói” cho dân vào mỗi dịp Tết, lại có thể đầu tư hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng vào việc xây tượng đài.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pour-billions-of-dollars-to-build-monuments-what-do-poor-people-enjoy-01232023125253.html/@@images/bd4447ac-f598-47c6-ba99-26d9dea9809f.jpeg

Mô hình Dự án N’Trang Lơng và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc 1912 - 1936 ở tỉnh Đắk Nông..     Courtesy daknong.gov.vn

 

 

“Đổ tiền” xây tượng đài, “thiếu tiền” lo cho dân

 

Trước Tết Quý Mão 2023, theo thông tin từ truyền thông nhà nước, có tổng cộng 14 tỉnh tại Việt Nam gửi công văn xin Trung ương cấp gạo cứu đói cho dân. Trong số đó có Ninh Thuận, Sóc Trăng, Cao Bằng, Nghệ An, Trà Vinh, Tuyên Quang, Đắk Nông, Đắk Lắk, Quảng Bình, Bạc Liêu, Gia Lai, Bắc Kạn…

 

Trong bài viết này, chúng tôi nêu một ví dụ đương cử về tỉnh Đắk Nông để phân tích, tại sao một tỉnh được cho là “vẫn còn nghèo”, phải “xin gạo cứu đói” cho dân vào mỗi dịp Tết đến, lại có thể đầu tư hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng vào việc xây tượng đài.

 

Theo thống kê được truyền thông nhà nước loan, việc giảm nghèo bền vững vẫn là bài toán khó đối với tỉnh Đắk Nông khi toàn tỉnh tính đến cuối năm 2022 vẫn còn hơn 18 ngàn hộ nghèo, trong đó hộ nghèo thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số là gần 13 ngàn, chiếm tỷ lệ gần 28%, số hộ dân tộc thiểu số chung, hộ cận nghèo toàn tỉnh có gần 11 ngàn hộ chiếm gần 7%. Tuy nhiên, vào cuối năm 2022, tỉnh này công bố khánh thành tượng đài anh hùng N’Trang Lơng, có tổng kinh phí đầu tư 167 tỷ đồng.

 

Công trình được nói có sự đóng góp từ nhân dân, doanh nghiệp, ngân sách địa phương và trung ương. Trong đó, ngân sách tỉnh Đắk Nông đầu tư 12,8 tỉ, còn lại là huy động từ các nguồn xã hội hóa.

 

Nói về việc lãnh đạo địa phương “đổ tiền” xây tượng đài và “thiếu tiền” lo cho dân nghèo, ông Nhân, sinh sống ở tỉnh Đắk Nông, khi trao đổi với RFA cho rằng:

 

“Là người dân thì tôi thấy chuyện đó hết sức lãng phí và không thiết thực. Đời sống người dân rất khó khăn trong thời buổi này. Người dân không thể lên ngắm tượng đài thay cho cơm, áo, gạo, tiền được. Người ta không thể ngắm tượng đài mà cảm thấy ấm no được. Theo tôi hiện tại không nên làm, số tiền này đem hỗ trợ cho người dân tộc thiểu số, họ nghèo đói, không có cái ăn. Số tiền này cứu trợ cho dân sẽ tốt hơn xây tượng đài. Cái đói, cái khổ, cái bệnh tật là chuyện cần thiết hơn hết.”

 

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ năm 2002 đến năm 2007, hôm 23/1/2023 cho biết phần đông việc xây tượng đài là từ ngân sách địa phương:

 

“Cũng có công trình là do Trung ương rót vốn, nhưng số lượng ấy không nhiều, tuyệt đại đa số là ngân sách địa phương… với ý tưởng có thể chi một nguồn ngân sách địa phương nào đó nhằm tạo ra cái gì đó cho người dân hiểu về truyền thống địa phương. Chính vì vậy các địa phương khác cũng theo luồng suy nghĩ đó mà tạo ra rất nhiều tượng đài, để hy vọng phát triển được gốc văn hóa của địa phương.”

 

Nhiều người dân mà chúng tôi có dịp trò chuyện xung quanh vấn đề này cho rằng phát triển văn hóa cũng cần nhưng nên dành ngân sách địa phương để lo những việc thiết thực hơn như đầu tư vào hạ tầng cơ sở, đầu tư vào nhà thương, trường học hay xóa đói giảm nghèo.

Theo thống kê, tỉnh Đắk Nông đã liên tục nhận gạo cứu đói từ chính phủ trong suốt những năm qua từ tháng 4 năm 2020 đến trước Tết Quý Mão 2023, tổng cộng hơn 300 tấn gạo...

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pour-billions-of-dollars-to-build-monuments-what-do-poor-people-enjoy-01232023125253.html/80472cbe-dc3c-4d71-806e-310f856edb26.jpeg/@@images/e5d81c63-8a04-4bc2-ad82-dcd59848430a.jpeg

Biểu tượng di tích lịch sử cách mạng Yên Trường. Courtesy thanhhoa.gov.vn

 

 

“Thượng tầng” bảo, địa phương nghe?

 

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển IDS, đã tự giải thể, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này cho rằng việc xây dựng tượng đài khắp nơi, là chủ trương ở trên “chóp bu” (cấp thượng tầng-PV), là ở Ban văn hóa tư tưởng, bởi vì cái việc nêu những biểu tượng như thế, hình tượng như thế, rất là quan trọng đối với đảng cầm quyền, nên họ chú trọng chuyện đấy.

 

Ông nói tiếp:

 

“Điểm thứ hai là mạng lưới tuyên truyền nó xuống đến tận tỉnh tận huyện, ông nào cũng tìm cách tiêu tiền của nhà nước, một mặt vì chủ trương như tôi đã nói, thuần túy phục vụ cho công tác tuyên truyền của đảng cộng sản Việt Nam. Một mặt khác, cứ xây cái gì từ tiền nhà nước, thật sự là tiền của dân, thì đằng nào các ông quan chức ấy cũng ‘xơ múi’. Nó có nhiều động lực, nhưng theo tôi động lực chính là về sức mạnh biểu tượng và họ muốn tuyên truyền, rồi việc tham nhũng đi kèm vào tất cả công trình, mà tiêu tiền của nhà nước cũng là động lực tiếp nữa.”

 

Dự án xây dựng tượng đài ở tỉnh Đắk Nông không phải là công trình đầu tiên bị lên án tại Việt Nam. Trước đây, dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh trị giá 1.400 tỷ Đồng ở Sơn La cũng bị báo chí trong nước cho rằng đây là sự tiêu xài lãng phí tiền thuế của dân.

 

Hay dự án Di tích Yên Trường, nằm trên địa bàn xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cũng từng bị cho là “lãng phí” quá mức khi theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh vẫn còn hơn 112 ngàn người nghèo, hơn 400 ngàn người thuộc hộ cận nghèo.

 

Chia sẻ thêm quan điểm về câu chuyện “lãng phí” của các địa phương, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nói:

 

“Tôi cũng cho rằng ở Việt Nam đúng là rất nhiều tỉnh, đặc biệt là các tỉnh nghèo, nói cách khác là tỉnh mà người dân còn thu nhập rất thấp…  Thì thực sự có thể thấy, lãnh đạo của tỉnh chưa quan tâm tới việc đặt thu nhập của người dân, vào trong hoàn cảnh phát triển cụ thể của địa phương như thế nào cho hợp lý. Dẫn đến những cái người ta có thể nhìn thấy ngay được, tức là người dân ở đây còn thiếu thốn rất nhiều… Trong khi có thể lãng phí ngân sách địa phương vào những việc khác, mà có thể cần nhưng chưa cần ngay lúc này, mà có thể cần vào thời điểm chúng ta sung túc hơn, tình trạng này tôi cho rằng có thật.”

 

Trước đây, khi trả lời RFA về vấn đề tương tự, ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Thương Mại từ năm 1991 đến năm 1997, cho rằng, việc xây dựng tượng đài khắp nơi là không hợp lý trên nhiều phương diện, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn chung hiện nay. Ông cho biết, ông hoàn toàn không tán thành thực hiện những việc đó.

 

---------------------

Tin, bài liên quan

THỜI SỰ

 

·        Nỗi gian nan của người chạy xe ba gác ở Vũng Tàu

·        Ngày mai ơi – đừng đến nhé

·        Tăng giá điện, người nghèo có lợi?

·        Vụ thả chó béc-giê cắn chết người

·        Tăng lương và Tăng giá

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats