Wednesday, 15 June 2022

VỤ ÁN VIỆT Á CHO THẤY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 'CÓ VẤN ĐỀ' (BBC News Tiếng Việt)

 



Vụ án Việt Á cho thấy quản lý nhà nước ‘có vấn đề’ 

BBC News Tiếng Việt

13 tháng 6 2022

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61768484

 

.

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2B6D/production/_110571111_gettyimages-1052732684.jpg.webp

Ông Bùi Kiến Thành nói ĐCSVN phải tự xét lại mình để xem cách giải quyết các bê bối cho thật căn cơ.

 

Ý kiến của hai chuyên gia tài chính và kinh tế từ Việt Nam nói Đảng Cộng sản Việt Nam cần tự xem lại hệ thống quản lý cấp nhà nước từ các diễn biến mới nhất của vụ Việt Á.

 

Phản hồi lại câu hỏi của BBC Tiếng Việt rằng qua việc hai ủy viên trung ương bị bắt, có ý kiến cho rằng một điểm mới lần này là quy trình xử lý kỷ luật có vẻ mau lẹ hơn những vụ án trước và liệu có thể cho rằng lần này báo hiệu các vụ án trong tương lai cũng sẽ được thực hiện 'nhanh gọn', là tinh thần mới của chiến dịch "đốt lò" hay không, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nói:

 

"Việc giải quyết hai ông Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh nhanh như vậy thì cũng có dấu hiệu tích cực, thể hiện quyết tâm giải quyết những vấn đề nổi cộm. Thế nhưng mà đợi tới khi nó nổi cộm lên rồi mới giải quyết thì cơ thể coi như đã kiệt quệ và chỉ còn đi tới chỗ chết.

"Vụ Việt Á cho thấy có vấn đề về quản lý nhà nước. Anh giao quyền cho những người đó rồi họ đi cấp phép và ăn hối lộ. Tức là phải coi lại hệ thống quản lý cấp nhà nước là như thế nào. ĐCSVN phải tự xét lại mình để xem cách giải quyết. Trên thế giới chẳng có nước nào lại cho mình độc quyền kinh doanh thế rồi đi giao cái độc quyền đó cho người khác. Cái đó là vi phạm nguyên tắc quản lý nhà nước trong một chế độ dân chủ.

 

"Thực trạng tham nhũng kể như ăn sâu vào cơ thể của Đảng Cộng sản Việt Nam từ trên xuống dưới. Cho nên chữa bệnh ung thư mà dùng cách cắt nơi này nơi kia mà xong thì khó. Tức là ĐCSVN phải xem lại xem ung thư là ung thư gì, bắt nguồn từ đâu," ông Bùi Kiến Thành nói.

 

Việt Nam: ‘Độc quyền kinh doanh vàng dễ nảy sinh tham nhũng’

Ông Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh có thể bị tù 15-20 năm?

Giám đốc CDC Hà Nội bị bắt khẩn cấp liên quan vụ án Việt Á

 

Khi được hỏi rằng nhiều người từ lâu đã chỉ ra rằng với mức lương, và cộng cả các khoản ưu đãi của nhà nước cho cán bộ, thì vẫn thấp và khó tránh cám dỗ, trong khi không có gì bảo đảm lương cao hơn thì quan chức không tham nhũng, thì ngoài việc chỉnh đốn kỷ luật Đảng, Việt Nam có thể làm thêm những gì để phòng ngừa tham nhũng, ông Bùi Kiến Thành nói:

 

"Việc lương cán bộ làm thế nào để đủ sống thì tất nhiên cũng cần xem xét nghiên cứu. Nhưng với lương thì toàn bộ đất nước này thấp mà đâu chỉ đảng viên lương thấp, cho nên nếu lấy cớ lương thấp để đi hối lố và nhận hối lộ là không chấp nhận được."

 

Liên quan tới việc Trung Quốc, tuy có hệ thống chính trị tương tự Việt Nam, nhưng lại khống chế tham nhũng tốt hơn, và rằng thời gian qua Việt Nam đã học được gì từ kinh nghiệm Trung Quốc hay không, ông Thành nói:

 

"Trung Quốc có cái gì hay thì mình học nhưng đâu cần chỉ học mỗi Trung Quốc. Tại Việt Nam thì thu nhập của quan chức có mười mấy triệu một tháng mà tài sản tiền tỷ như vậy thì là sao. Thu nhập cả tháng chưa đạt ngàn đô la mà tài sản triệu đô la thì là thế nào. Còn nếu nói tài sản đó là của vợ của con của cháu thì đi nghiên cứu tiếp, điều tra tiếp xem họ làm gì mà nhiều tiền thế.

"Cho nên tôi thấy ĐCSVN chưa quyết tâm đi phanh phui các tài sản bất hợp pháp. Việc đó là việc trong tầm tay mà không làm. Là việc cần phải làm đầu tiên mà không làm. Khai báo tài sản quan chức thì có nhưng có thông báo cho dân đâu," ông Thành nói.

 

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng việc xử lý khá nhanh hai cán bộ cấp cao về vụ Việt Á là nên làm.

 

"Khi nói về vi phạm tới Việt Á liên quan hai bộ là Khoa học Công nghệ và Y tế thì mọi người cũng nghĩ đến tình huống này rồi. Tức là những người bộ trưởng trong các thời kỳ đó là không thể né tránh trách nhiệm được.

"Tôi nghĩ làm với tốc độ nhanh như vậy là phải thôi vì nếu cứ để kéo dài thì càng mất thời gian và làm cho bộ máy không hoạt động được. Chẳng hạn như một số bệnh viện họ không mua được thuốc men và thiết bị thì rõ ràng là nó có ảnh hưởng tới người dân và ngành y tế. Ai có tội thì xử lý, ai không thì tiếp tục làm việc. Trước đây có những vụ để lâu quá và làm ảnh hưởng tới bộ máy".

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/F042/production/_125360516_photo1555572649491-1555572649770-crop-15555726540561550755985-1.jpg.webp

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: "Không minh bạch thì rất khó tránh được tham nhũng quyền lực".

 

Liên quan tới tham nhũng chính sách, bà Phạm Chi Lan nói:

 

"Trong khi đó tiếng nói giám sát của người dân hoặc báo chí thì không được thực hiện trên thực tế, dân lên tiếng rất nhiều, chuyên gia nói nhiều nhưng chẳng được lắng nghe.

"Ở đây là phải nói đến vấn đề về quản lý nhà nước. Tại sao lại chọn công ty A công ty B mà không chọn công ty khác. Tức là không có tiêu chí gì cả. Kể cả trong đấu đầu thì một trong những nguyên tắc cơ bản là không được có xung đột lợi ích. Tức là phải gạt bỏ sự tham gia của những người có lợi ích trực tiếp ra".

 

VIDEO : https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61768484

Ông Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh bị khởi tố, tạm giam, khám nhà

 

----------------------------------

 

TIN LIÊN QUAN

 

Việt Nam: Bộ Công an và Quốc phòng phối hợp điều tra vụ Việt Á

29 tháng 1 năm 2022

.

Việt Á: Chiến dịch 'đốt lò' của TBT Nguyễn Phú Trọng lại đỏ lửa   

8 tháng 6 2022

.

Covid-19: Những câu hỏi lớn về chất lượng của bộ xét nghiệm Việt Á chưa có trả lời

26 tháng 12 năm 2021





No comments:

Post a Comment

View My Stats