Tuesday, 14 June 2022

ĐẠI ÁN VIỆT Á : VÌ SAO MỘT DOANH NGHIỆP 'TÉP RIU' KHIẾN CẢ GUỒNG MÁY TRỤC LỢI và HỆ THỐNG QUAN CHỨC SUY THOÁI? (TS Phạm Quý Thọ)

 



Đại án Việt Á: vì sao một doanh nghiệp 'tép riu' khiến cả guồng máy trục lợi và hệ thống quan chức suy thoái?

Bài bình luận của TS Phạm Quý Thọ
13-6-2022

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/viet-a-co-samll-big-officials-arrested-06132022101507.html

 

.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/viet-a-co-samll-big-officials-arrested-06132022101507.html/@@images/image

Giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt và kit test COVID-19 .   RFA edited

 

Rúng động dư luận

 

Một doanh nghiệp ‘tép riu’ khiến cả guồng máy ‘trục lợi’ và sự trừng phạt nhiều quan chức suy thoái làm rúng động dư luận xã hội. Diễn biến chính của vụ việc như sau:

 

Ngày 17/12/2021 Giám đốc doanh nghiệp Việt Á và các nhân viên công ty có liên quan bị khởi tố vụ án hình sự “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Cùng ngày Giám đốc CDC Hải Dương và thuộc cấp bị bắt;

 

Ngày 30/12 vụ án Việt Á việc được Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, tiêu cực nâng lên mức “đại án” để mở rộng điều tra và các cấp ủy, tổ chức đảng, tỉnh ủy, thành ủy trực được yêu cầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương;

 

Gần đây nhất, ngày 10/6/2022 Giám đốc CDC Hà Nội bị bắt cùng viên kế toán trưởng có liên quan;

 

Đến nay đã hơn 40 đối tượng có liên quan đại án Việt Á bị bắt; Hai Uỷ viên Trung ương đương nhiệm, gồm Bộ trưởng Bộ Y tế và Chủ tịch Hà nội là các quan chức cao cấp nhất bị truy tố…

 

Truyền thông nhà nước mạnh mẽ phê phán các quan tham rằng họ đã ‘đánh mất liêm sỉ’ và làm tổn hại đến thanh danh và uy tín của Đảng’…, còn dư luận ‘vô tư’ khai thác những biệt thự khủng -  khối tài sản nổi không thể minh bạch nguồn gốc, những phát ngôn ‘đạo đức giả’ của họ và, thậm chí đặt nghi vấn về loạt những quyết định bổ nhiệm cán bộ dưới quyền… Một vài bình luận ‘chua chát’ rằng có thể ‘bắt ngay tất cả Giám đốc CDC các tỉnh thành, sau đó điều tra thật kỹ, ai thật sự vô tội thì thả ra’ và, thậm chí suy đoán rằng danh sách đối tượng bị truy cứu có thể còn kéo dài và “trùm cuối” có thể ở cấp cao hơn…

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/anhlongkyluat.gif/@@images/c0c76b4a-078c-4318-a3e2-bc4ad775c1f0.png

Ông Chụ Ngọc Anh- cựu bí thư Hà Nội, cựu Bộ trưởng KH-CN (trái) và ông Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Y tế (phải). Ảnh RFA edited

 

Đảng ‘nổi giận’ và sự trừng phạt

 

Ngoài việc nâng cấp vụ Việt Á lên đại án, lãnh đạo Đảng đã có các động thái quyết liệt, nhanh mạnh được cho là “chưa từng thấy”. Quy trình thực hiện lệnh bắt chỉ mất có hai ngày từ khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bất thường ngày 6/6 đến xử lý hành chính theo pháp luật ngay ngày hôm sau mồng 7/6, bắt tạm giam và khám xét tư gia của hai vị quan ‘trục lợi’.

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người khởi xướng chiến dịch “đốt lò” - chống tham nhũng, đặt cược vào công tác cán bộ và nhấn mạnh về đạo đức cách mạng của lãnh đạo đảng viên.

 

Dưới sự chủ trì của ông, Đảng đã ban hành 3 lần Nghị quyết 4 khoá 11 năm 2011, khoá 12 năm 2016 và khoá 13 năm 2021 “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ;”

 

Ngày 01/02/ 2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban;

 

Ông TBT cam kết “không giới hạn và không có vùng cấm” trong chống tham nhũng và, ông đã và đang thực hiện. Tính đến nay hàng chục nghìn cán bộ lãnh đạo đảng viên, trong đó có hơn một trăm vị do Trung ương quản lý kể cả một số uỷ viên Bộ Chính trị bị kỷ luật và khởi tố;

 

Khi nhận định rằng “tình hình tham nhũng, tiêu cực còn diễn biến phức tạp, biểu hiện tinh vi” và chưa đạt kết quả như mong muốn, cuối tháng 4/2022 Đảng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; triển khai các đoàn kiểm tra cấp cao của Đảng để “phát hiện và ngăn chặn”…

 

Phép thử ‘ngặt nghèo’

 

Điển hình đại án Việt Á … đang là phép thử ‘ngặt nghèo’ với “chiến dịch đốt lò”. Tham nhũng là quốc nạn và tính chất của nó đã được cảnh báo đến mức “lũng đoạn nhà nước”. Theo dõi diễn biến vụ việc cho thấy nhiều bộ, ban ngành khác nhau, trung ương và địa phương, doanh nghiệp và viện nghiên cứu đã ‘’phối hợp nhịp nhàng’’ để “trục lợi” trên nỗi thống khổ của người dân trong bối cảnh đại dịch. Bởi vậy, dù trừng phạt nghiêm các đối tượng vi phạm cũng là các cá nhân, chỉ là “cắt phần ngọn”, mà về bản chất bộ máy trục lợi vẫn còn, nghĩa là vẫn có nguy cơ sản sinh những quan tham khác khi có điều kiện.

 

Chiến dịch đốt lò với những cam kết mạnh mẽ liệu có thể vượt qua phép thử này vẫn đang là vấn đề cam go. Chống tham nhũng “cắt phần ngọn” đang trả phí tổn ngày càng cao, Đảng có thể thắng trong từng trận đánh, nhưng cuộc chiến vẫn ở phía trước. Một trong những thách thức lớn được quan tâm của giới quan sát chính trị là ai sẽ là người kế vị Tổng Bí thư để tiếp bước, để duy trì “đốt lò” không khoan nhượng, “đánh chuột mà không làm vỡ bình!” Không thể tiếp tục mãi viện dẫn “trường hợp đặc biệt” trong công tác cán bộ để phá vỡ các tiêu chuẩn quy định giới hạn tuổi và nhiệm kỳ, sự thể hiện dân chủ nội bộ, để ngăn ngừa tha hoá quyền lực tuyệt đối.

 

Món nợ “Lồng thể chế”

 

Chiến dịch “đốt lò” là một biểu tượng cho cách chống tham nhũng của Đảng. Đảng nhận “trọng trách” này trước dân và tự xử trong nội bộ là chủ yếu. Đảng nhấn mạnh ưu thế của chế độ xã hội chủ nghĩa và đề cao cách chống tham nhũng truyền thống là răn đe sự trừng phạt nghiêm khắc đồng thời với kêu gọi rèn luyện và giữ gìn đạo đức cách mạng.

 

Cũng đã từng có đề xuất xây dựng “lồng thể chế” sao cho quan chức không thể, không dám, không muốn tham nhũng và trục lợi. Năm 2018 những bước đi ban đầu được khởi động như ban hành Luật phòng chống tham nhũng, nhưng khi cụ thể hoá bằng chính sách thông qua các nghị định để thực hiện thì gặp rào cản khó vượt qua liên quan đến kiểm soát tài sản cá nhân. Một cơ chế công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với quan chức là không thể vì thuộc tính của chế độ toàn trị. Một “món nợ” lớn trước dân về thể chế hoá trong quá trình cải cách.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/dangcongsan1412-1.jpg/@@images/154a349d-71ef-42b7-a702-d5ba9e44f6e6.jpeg

Ảnh minh họa: Hội nghị Trung ương thứ 12

 

Bản sắc thị trường

 

Cần có câu trả lời đúng đắn vấn đề làm thế nào mà một doanh nghiệp nhỏ Việt Á có thể làm suy thoái đạo đức cả hệ thống quan chức các bộ ngành từ trung ương đến địa phương, khiến cho cả bộ máy ‘phối hợp nhịp nhàng’ để trục lợi. Động cơ kinh doanh, công cụ “đấu thầu”, bộ kit xét nghiệm COVID-19 giả… tất cả được “phù phép” thành thật để chủ doanh nghiệp và quan chức cùng trục lợi…

 

Tính hai mặt phải- trái của thị trường đều có ma lực mạnh mẽ và “vô hình”: mặt phải là động lực tăng trưởng nhanh và, mặt trái là sự tàn phá, bất công… Từ năm 1776 tổ phụ Adam Smith đã khám phá quy luật “bàn tay vô hình” kỳ diệu nhưng cũng cảnh báo về tha hoá đạo đức vì lòng tham. Các quốc gia thịnh vượng nhờ thị trường và không ngừng cải thiện thể chế để chế ngự mặt trái của nó, thị trường song hành với chủ nghĩa tư bản là quá trình phát triển tự nhiên.

 

Tuy nhiên, một luồng tư tưởng khác, chủ nghĩa Mác, cho rằng tham lam, sở hữu là kẻ thù của con người (Tiếng Anh: The Enemy of Being is Having), phê phán chủ nghĩa tư bản để vẽ viễn cảnh về chủ nghĩa cộng sản, Lê Nin hiện thực hoá bằng bạo lực… Phần còn lại câu chuyện như mọi người đã biết là sự thử nghiệm thất bại.

 

Dù có biện minh thế nào thì thực tế cải cách chuyển đổi thị trường ở Việt Nam và một số nước, về thực chất, đang  “sửa chữa” sai lầm thế kỷ, quay ngược lại quỹ đạo phát triển vốn có. Thị trường đang thể hiện “bản sắc” trong môi trường độc Đảng cộng sản toàn trị. Cải cách thể chế đã không theo kịp để khắc chế mặt trái của nó. Trong trường hợp Việt Á động cơ vị kỷ dựa trên chủ nghĩa cá nhân, thúc đẩy lòng tham đã đánh bại “thói đạo đức giả” nhưng lại được nguỵ trang là “đạo đức cách mạng” dựa trên chủ nghĩa tập thể vốn là sản phẩm của cơ chế tập quyền và ngày càng dễ bị huỷ hoại bởi mặt trái thị trường.

 

Cải cách chính trị sâu rộng

 

Một cơ chế kiểm soát tha hoá quyền lực hiệu quả đòi hỏi cải cách chính trị. Liên quan đến chống tham nhũng, trước hết, cần công nhận sự tồn tại cả hai loại: tham nhũng công vụ và tham nhũng chính trị, loại sau gây nguy cơ cao hơn làm sụp đổ chế độ. Công luận ngày càng không khoan dung với quan tham và càng hiểu rõ hơn về tham nhũng chính trị. 

Năm trụ cột đổi mới đáng kinh ngạc giúp các quốc gia thoát nghèo đói và tăng trưởng, đó là: toàn cầu hóa, thương mại tự do, nhà nước pháp quyền, quyền sở hữu và, tinh thần kinh doanh. Việt Nam đang khó khăn với hai trụ cột: “xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và “sở hữu toàn dân” để chuyển đổi kinh tế sang thị trường. Hai đại án “Việt Á” và “Cục lãnh sự” không chỉ đang là phép thử với “chiến dịch đốt lò” (Ai dám khẳng định đã là cuối cùng!?) mà, hơn thế, còn cảnh tỉnh về sự cần thiết cải cách chính trị sâu rộng.  

 

Phạm Quý Thọ





No comments:

Post a Comment

View My Stats