Bùi Văn Thuận
22/09/2018
1.
Đầu
tiên phải nói đến câu chuyện Tây Nguyên giai đoạn 2000- 2004. Thời kỳ này, (tháng 10 năm 2000 – tháng 4 năm 2006, ông Quang là Phó Bí
thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an).
– Chưa có con số thống kê nào được công bố rộng rãi
về việc đàn áp, “dẹp loạn” Tây Nguyên giai đoạn này. Tuy nhiên, con số người chết
lên đến hàng nghìn, số người sắc tộc thiểu số bị tù đày cũng không dưới vài
trăm.
– Các giai thoại về xe tăng lăn bánh ra đường quốc lộ
sau gần 30 năm, chuyện phải dùng xe máy cày để gom xác đồng bào chết, chuyện về
xả cả băng đạn AK vào các “phần tử quá khích”, cầm đầu, leo lên xe công an,
CSCĐ, quân đội… được truyền tụng rất nhiều.
– Sau khi được lệnh đàn áp, tàn sát thẳng tay, cũng
nhiều chuyện rợn người về các cuộc vây bắt người thiểu số ở Tây Nguyên như một
cuộc đi săn thú vật cũng được truyền tụng trong ngành công an.
– Vô vàn các câu chuyện rùng rợn và mang hơi hướng
khủng bố kiểu IS được lan truyền một cách bí mật.
– Chưa hết, những người may mắn chạy thoát qua
Campuchia, sau này cũng bị đuổi cùng giết tận. Trong giai đoạn ông Quang làm BT
công an, đã có rất nhiều đợt Cam Bốt phải đẩy người Thượng ở Tây Nguyên về Việt
Nam, dưới áp lực của nhà cầm quyền và đặc biệt là vai trò của ông Quang và BCA.
– Năm
2003, với những “thành tích” ở Tây Nguyên, ông Quang được phong hàm Thiếu tướng
khi mới 47 tuổi.
2.
Trong
giai đoạn ông Quang làm Bộ trưởng BCA.
– Tháng 8/2011 ông Quang được cơ cấu nắm BCA và lên làm bộ trưởng
ngày 30/8/2011.
– Giai đoạn 2011-2012 là thời kỳ biểu tình chống Trung
Quốc đạt quy mô lớn nhất. Tuy nhiên, các cuộc đàn áp, khủng bố của công an đã
làm cho các cuộc biểu tình chống Tàu dần bị triệt tiêu.
– Với các thành tích chống người biểu tình phản đối
Trung Quốc như vậy, ngày 5
tháng 12 năm 2011 ông Quang được ông Trương Tấn Sang phong hàm Thượng tướng.
– Với kết quả mỹ mãn của việc đàn áp bằng vũ lực người
dân chống Trung Quốc xâm chiếm bờ cõi. Với việc ông Quang “phát minh” ra trò an
ninh, công an mặc thường phục, trà trộn vào đoàn biểu tình để đánh đập, gây rối
và phá hoại tài sản cũng như phá hoại các cuộc biểu tình, lấy cớ cho công an
dùng bạo lực một cách chính danh… Ông Quang được phong hàm đại tướng vào ngày 29 tháng 12 năm
2012. Với các chiêu trò dùng trong đàn áp Tây Nguyên, ông Quang đã vận dụng
sáng tạo trong thời kỳ mới, và rất thành công trong việc triệt hạ lòng yêu nước,
làn sóng chống Tàu xâm lược giai đoạn 2011-2012.
– Giai đoạn
ông Quang làm bộ trưởng BCA cũng là thời kỳ mở đầu các cuộc đàn áp, bắt bớ, tống
giam, kết án nặng nề những người đấu tranh dân chủ, các nhà bất đồng chính kiến. Hàng loạt các án chính trị được thực thi trong giai đoạn này. Sau khi
ông Quang thôi giữ chức BT BCA, những di sản và các chiêu trò của ông Quang vẫn
được các đàn em ở bộ này áp dụng rất triệt để. Chuyện đàn áp bất đồng chính kiến,
bắt giam, bỏ tù với những bản án nặng nề dành cho người đấu tranh dân chủ đã diễn
ra khốc hại hơn trước.
– Các chiêu trò của ông Quang nghĩ ra như: an ninh
công an mặc thường phục, kết hợp với côn đồ hoặc giả côn đồ để cướp bóc tài sản,
hành hung, đánh đập tàn tệ người yêu nước, người đấu tranh… vẫn được đám đàn em
của ông Quang áp dụng triệt để và thu được thành công mỹ mãn. (Chị Thúy Nga
bị đánh gãy chân, tàn phế; nhà báo Phạm Đoan Trang bị đánh vỡ đầu gối, đứt
dây chằng giờ vẫn chưa khỏi, anh Nguyễn Chí Tuyến bị đánh bầm dập, toác
đầu, máu chảy lênh láng, anh Lã Việt Dũng bị đánh. Đặc biệt, trong giai
đoạn bầu cử QH năm 2016, để đối phó với làn sóng người dân tự ứng cử, nằm ngoài
dự tính của đảng, các lực lượng công an đã có sáng kiến là: Cho “quần chúng tự
phát” là công an hoặc tay chân của công an vào các phòng lấy ý kiến nơi cư trú
để phá, những người ủng hộ các ứng cử viên độc lập sẽ bị công an, an ninh chìm
nổi chặn bên ngoài, thậm chí có cả đánh đập hắt mắm tôm từ lực lượng công an,
an ninh…)
– Thời kỳ ông Quang làm BT BCA cũng là thời kỳ mà
công an là lực lượng “xung kích đi đầu” trong công cuộc cướp đất của dân cho
các doanh nghiệp tư bản thân hữu, sân sau của quan chức. (Nổi bật là các vụ cướp
đất ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, cướp đất của dân Dương Nội, cướp đất ở Văn
Giang Hưng Yên…). Và hàng nghìn vụ cưỡng chế, cướp đất khác trên khắp cả nước đều
luôn có công an đông nhung nhúc với xe cộ, với khiên giáp, súng đạn, dùi cui để
đánh lui mọi sự van xin, phản kháng của dân oan.
– Ông Quang cũng có thành tích nhiều nhất trong việc: 3 năm có 260 người chết trong
đồn công an, khi tạm giam tạm giữ. Đó là chưa kể hàng trăm cái chết do
công an truy đuổi gây tai nạn, do va tay trúng má, đưa chân cao, hay tự va đầu
vào dùi cui… Đó là chưa kể những người bị đánh đập đến tàn phế trong đồn công
an. Ông Quang cũng là người phát minh ra các ngôn ngữ riêng của ngành công an
như: Tự tử bằng dây sạc điện thoại, treo cổ bằng dây giày, tự cầm dao rọc giấy
cứu cổ tự tử, hay treo cổ tự tử trong tư thế ngồi. Các con số nạn nhân chết
trong đồn công an, dưới thời ông Trần Đại Quang cao hơn con số được công bố nhiều
lần.
– BCA dưới bàn tay của ông Trần Đại Quang đã thể hiện
“nghĩa tử là nghĩa tận” với nhiều đám tang của những người đấu tranh hoặc người
thân của họ. (Điển hình là đám tang mẹ TNLT Phạm Thanh Nghiên; đám công an côn đồ giật
băng tang trong đám tang mẹ anh
Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh; trong đám tang ông Lê Hiếu Đằng, công an, an ninh cũng lột và cướp
giật các băng tang của các hội nhóm cá nhân đấu tranh; đám tang nhà văn Bùi Ngọc Tấn cũng
bị giật; trong đám tang thầy giáo chống Boxit Tây Nguyên Đinh Đăng Định, công an côn đồ cũng cản trở
người đến viếng, giặt băng tang, vứt vòng hoa). Xa hơn nữa trong quá khứ, công
an, nhà cầm quyền cũng thể hiện cái nhân nghĩa đạo lý “nghĩa tử là nghĩa tận”
trong đám tang tướng Trần
Độ, hay đám tang cụ
Hoàng Minh Chính, khi đọc điếu văn là các bản hoạch tội người đã mất dù
họ hoàn toàn vô tội.
– Chưa hết, thời kỳ ông Quang làm BT BCA, ông còn định
đưa ra luật cấm dân quay phim chụp ảnh các lực lượng công an, nhằm giúp tay
chân cấp dưới có thể ăn cướp dễ dàng hơn. Cũng thời kỳ này, ông Quang và bộ sậu
công an còn đưa ra dự thảo luật cho phép công an mọi lúc mọi nơi có thể “trưng
dụng” tài sản của dân như xe, điện thoại, máy quay phim.
3.
Thời
kỳ ông Quang đã leo lên ghế Chủ tịch nước:
– Các chuyện về khai man tuổi, bằng giả, bằng tại chức
không cần nói đến.
– Các cuộc đấu đá, tranh giành trong nội bộ chóp bu
đảng cộng sản cũng không có gì phải chửi ông Quang, dù dư luận cho rằng ông
Quang phản chủ và quay lại cắn ông Nguyễn Tấn Dũng. Đó là đấu đá nội bộ, và nên
khuyến khích những vụ quay lại pahnr thùng cắn nhau như thế.
– Tuy nhiên câu chuyện thành tích, di sản của ông
Quang chưa dừng lại ở đó. Dư luận xôn xao về vụ anh em ông Quang- Tỏ (trước là
tướng công an, sau chuyển về bí thư Thái Nguyên) định ép doanh nghiệp để cuỗm mỏ
Titan Núi Pháo, Thái Nguyên. Nhưng chuyện bất thành.
– Các doanh nghiệp ở Ninh Bình cũng được hưởng lợi rất
lớn từ ơn mưa móc (dĩ nhiên có ăn chia) của ông Quang. Các tập đoàn lớn ở Ninh
Bình tự dưng vụt sáng rực trong thời kỳ ông Quang ở đỉnh cao quyền lực, và rồi
xụi lơ theo tiền đồ chính trị của ông Quang, cũng đặt ra rất nhiều dấu hỏi cho
cộng đồng.
– Thành tích nổi bật nhất của ông Quang thời kỳ này
có lẽ là các đàn em, tướng tá ở Bộ công an. Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh, Bùi Văn Thành, Trần Việt
Tân, Bùi Xuân Sơn… Và nổi bật hơn cả là “con nuôi” Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ
nhôm. Vẫn biết, ông Quang bị đối thủ chặt chém tay chân, vây cánh nên mới
lộ ra lô tướng tá công an toàn trùm tội phạm, rặt một lũ tướng cướp. Tuy nhiên,
dù sao đó cũng là di sản- thành tích của ông Quang để lại.
– Cũng không thể không nói đến Luật An ninh mạng, thứ mà
ông Quang đã ấp ủ hoài bão, xây dựng ý tưởng từ khi còn là BT BCA và sau này
khi lên làm CTN, ông đã thúc ép đàn em, tay chân nhanh chóng cóp py của luật của
Trung Quốc để đem về bịt miệng dân. Chính ông Quang đã ký thông qua và ban hành
luật này. Di sản luật ANM sẽ còn đeo bám dai dẳng dân Việt, mặc dù ông Quang đã
xuống địa ngục.
Một bài viết ngắn, không thể nói đầy đủ và chi tiết
về các chiến công, di sản, thành tích của ông Quang để lại cho dân, cho nước.
Tôi cũng chỉ là người ngoại đạo với nghề viết, chỉ là thống kê những gì nhớ được,
sưu tầm được về ông Quang. Mong cộng đồng lượng thứ về chất lượng bài này.
Dù các nhà đạo đức, các cây viết định hướng, bưng bô
có lên án, miệt thị cỡ nào, tôi vẫn thấy vui vì cái chết của ông Quang. Dẫu biết
niềm vui này chẳng thấm vào đâu so với những đau khổ, hệ lụy mà ông ta đã gây
ra. Dẫu biết, ông ta chết sẽ có kẻ khác lên thế chỗ, nối ngôi và cũng đi theo
guồng máy- con đường của ông ta. Dẫu biết, bộ máy độc tài đảng trị sẽ không suy
chuyển gì sau vài cái chết của tầng lớp chóp bu. Tuy nhiên, xin đừng tước đi niềm
vui của tôi, của những người thấy vui, niềm vui của những người đã khóc thấu tận
trời xanh vì những thành tích – di sản mà ông Quang trực tiếp hoặc gián tiếp
gây ra.
Tôi cần vui để tạm quên đi tiếng khóc và tiếng nghiến
răng kèn kẹt của những người tù oan, những người chết oan, những người bị đánh
đập đàn áp tàn tệ, những người dân bị cướp đất dưới bàn tay bạo lực của công
an.
Cuối cùng mặc kệ các nhà báo nhân văn, mặc kệ các
nhà đạo đức học, mặc kệ các trí thức lưu manh, mặc kệ các cá nhân có đạo đức và
tính nhân văn sáng ngời. Tôi vui và thoải mái vì có quốc tang nguyên thủ Quang.
Cũng hơi buồn là ông ta chết quá nhẹ nhàng, chết khi
chưa bị một tòa án thực thụ nào đó kết tội. Ông ta chết và được giải thoát quá
dễ dàng. Tuy nhiên, tiếng nghiến răng của những cái chết oan sẽ theo ông Quang
suốt đời.
Chúc quý vị có những ngày nghỉ cuối tuần trong lễ quốc
tang vui vẻ.
No comments:
Post a Comment