Kinh tế đi lên là điều mà ông Trump thích khoe
khoang nhất. Cũng thế, không phải là hầu như hay gần như mà là TẤT CẢ những ai
“ỦNG HỘ” ÔNG TRUMP đều mượn bóng vía của “ngài” để khoe cái thành tích này. Chỉ
có điều, ông Trumg thì cố tình QUÊN và đám cận thần thì lại cố tình KHÔNG NHỚ,
riêng đám ủng hộ “ngài” thì có biết gì đâu để mà đặt vấn đề, là
Kinh tế đi lên chỉ đáng được ca tụng KHI NÀO, ONLY WHEN, LƯƠNG CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN LÊN THEO mà thôi.
Kinh tế đi lên chỉ đáng được ca tụng KHI NÀO, ONLY WHEN, LƯƠNG CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN LÊN THEO mà thôi.
Trên thực tế, từ khi ông Trump lên ngôi, kinh tế Hoa
Kỳ TIẾP TỤC ĐI LÊN và đi lên mạnh mẽ theo cái giai đoạn cuối của một lực đẩy.
Người dân bị dụ, chỉ vì cái bánh vẽ trong niềm mong ước được hưởng một tí cái
thành quả như lời ông ta úp úp mở mở “Make America Great Again” và “Buy
American, Hire American”, nhưng tất cả đều chỉ là những lời hứa đểu. Bởi vì
America càng Great bao nhiêu, kinh tế càng đi lên bao nhiêu, các công ty ở Mỹ
càng thu vào những món lợi nhuận khổng lồ bấy nhiêu, bọn tài phiệt càng giàu
thêm bao nhiêu, qua cái chiêu lừa đảo Tax Cut của ông Trump, thì người dân lao
động lại càng nghèo đi bấy nhiêu.
Theo bản báo cáo tài chánh của Bộ Lao Động cho thấy,
nạn thất nhiệp ở Mỹ giảm xuống chỉ còn 3.8% trong tháng 8 vừa qua, một con số rất
khả quan tính trong suốt thời gian 4 năm qua. Cũng theo Bộ Lao Động báo cáo,
thì mức lương của công nhân 6 tháng đầu năm 2018 này lại kém hơn so với năm
ngoái, giảm đi -0.2%. Trong
năm ngoái 2017, mức lương công nhân tăng 2.8% nhưng lại bị mất đi -0.4% vì lạm
phát. Điều này có nghĩa là, từ khi ông Trump lên ngôi, đúng là kinh tế có đi
lên, không thể chối cãi điều đó, nhưng tiền lương của nhân công ở Mỹ lại đi ngược,
lại giảm hẳn đi liên tục chưa ngưng nghỉ.
Chưa bao giờ mà những công ty ở Mỹ đã phải khốn đốn
vì thiếu nhân viên, vì kiếm người quá khó, mà mức lương của nhân công chẳng những
đã không tăng, mà lại còn giảm đi mới là kỳ lạ.
Điều này đi ngược lại với những gì xảy ra trong quá
khứ, cũng như đi ngược lại cái LOGIC là hễ:
- Kinh Tế Phát Triển thì Công Việc Nhiều
Hơn.
- Công Việc Nhiều Hơn thì Thất Nghiệp
Giảm Đi.
- Thất Nghiệp Giảm Đi dẫn đến nạn Công
Nhân Thiếu Hụt.
- Mà hễ Công Nhân Thiếu Hụt thì Cung Cầu
mất Thăng Bằng dẫn tới việc LƯƠNG GIA TĂNG.
Đó là cái thời hoàng kim của những thập niên
1980-2000 kìa, khi mà công việc ở Mỹ chưa chạy hết qua bên Trung Quốc.
Còn bây giờ thì lại là chuyện khác.
Cái thuở “xa xưa” đó, nếu ai đã có mặt ở Mỹ sau nạn
khủng hoảng năm 1984-1985, hoặc sau thời kinh tế chậm lại 1992-1994 thì biết. Cứ
ngay sau khi kinh tế tăng trưởng trở lại, công việc nhiều lên, nhân công khan
hiếm, thì chỉ cần trong 6 tháng nhảy 3-4 jobs thôi là lương đã tăng lên có khi
cả chục ngàn đô một năm rồi. Thuở ấy, gởi cái resume đi, chưa được vài ngày thì
đã có jobs offered, cứ nhận cái job mới này chưa kịp nóng đít, thì cái job mới
khác gọi lại offer nhiều tiền hơn, benefits ngon hơn, khỏi cần so đo. Cái thuở
mà mới vừa hỏi việc qua điện thoại là đã được sắp xếp cái hẹn “để ngày mai gặp”
rồi.
Còn bây giờ thì lại là chuyện khác.
TẠI SAO THẤT NGHIỆP GIẢM mà LƯƠNG CÔNG
NHÂN LẠI GIẢM THEO?
FEAR – SỢ.
Thời gian 20 năm qua, trong chúng ta, nếu không là
chính mình đã một lần bị lãnh cái thẻ hồng mất việc, thì cũng có bạn bè hoặc
người thân bị mất việc, nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế của năm 2008. Hầu
như tất cả các công ty trên đất Mỹ, tham lam để có thêm nhiều lợi nhuận, thì việc
cắt giảm nhân công là việc đầu tiên họ làm, rồi kế đến là việc giảm lương nhân
viên, rồi là cắt benefits, trong khi công việc vẫn không giảm đi, nhưng nhân
công vẫn phải căn răng chịu đựng VÌ SỢ MẤT VIỆC. Cái từ “DOWNSIZING” được biết
đến từ đó như một nỗi ám ảnh người công nhân ở Mỹ. Có những công ty nếu không
giảm lương công nhân thì cũng không lên lương cho họ trong nhiều năm dài. Đây
là:
CÁI THỜI BUỔI MÀ NỖI SỢ HÃI KINH HOÀNG
NHẤT TRONG ĐỜI NGƯỜI KHÔNG GÌ KHÁC HƠN LÀ NỖI SỢ MẤT VIỆC.
Nỗi sợ mất việc này nó cũng giống như bịnh AIDS, nó
gieo vào đầu óc con người nỗi sợ hãi ngấm ngầm, nhưng khủng khiếp, nó làm họ tê
liệt mỗi khi nghĩ đến, mặc dù KHÔNG PHẢI AI CŨNG BỊ MẤT VIỆC cũng như chẳng mấy
người bị LÂY BỊNH AIDS, nhưng nỗi sợ vẫn luôn hiện hữu.
Suốt cái khoảng thời đó, bất cứ ai bị thất nghiệp
thì lại rất khó để kiếm lại được công việc khác. Thống kê của Bộ Lao Động cho
thấy trung bình người thất nhiệp phải mất đến 28 tuần để kiếm được công việc trở
lại. Đây là con số lâu dài kỷ lục tính từ năm 1934. Trong thời điểm này, có tới
80% những người bị thất nghiệp đã không thể nào tìm lại được công việc có mức
lương tương đương như trước, mà thường phải chấp nhận những công việc có mức
lương thấp hơn hẳn. Việc chấp nhận công việc với số lương ít hơn 1/2 là chuyện
khá thường tình. Có ai không biết hoặc không nghe nói đến những câu chuyện như
này?
Bên cạnh đó, để tiếp tục giữ được cuộc sống cũ, rất
nhiều người dân Mỹ đã phải xoay qua xử dụng thẻ tín dụng để hỗ trợ cho đồng
lương thiếu hụt. Nợ nần lại gia tăng, và cái nỗi sợ mất việc luôn như đám mây
đen che phủ trên đầu, sẵn sàng ụp xuống họ bất cứ lúc nào, thế là họ phải bán linh
hồn cho công việc. Không dám mở miệng. Không dám kêu ca và lẽ dĩ nhiên là KHÔNG DÁM ĐÒI TĂNG LƯƠNG.
Người ta sau khi thăm hỏi nhau, than phiền với nhau, thì thường kết luận với
câu nói: “Thôi kệ, còn có việc làm là đã may mắn hơn nhiều người khác lắm rồi!”.
CÁI NỖI LO SỢ ĐÓ, NÓ KÉO DÀI CHO TỚI HÔM NAY, DẪN ĐẾN
CÔNG VIỆC TĂNG, CÔNG NHÂN KHAN HIẾM MÀ ĐỒNG LƯƠNG LẠI KHÔNG ĐƯỢC TĂNG THEO LÀ
THẾ.
Cho em hỏi ngu phát, có bác Cuồng nào gần đây, được
lên lương không ạ?
Và nếu không được lên lương độ vài ba đồng/giờ thì
các bác có dám lên gặp thằng boss thách thức nó “Có lên lương cho ông không thì
bảo, để ông còn đi kiếm việc khác?”
Nếu đã không được lên lương, mà lại không dám đòi
lên lương, thì thôi … hãy bớt bớt ca tụng công đức thánh quàng dùm cái. Bởi
chúng nó thấy vỗ tay ca khen công đức quá, tưởng các bác đã được hưởng nhiều
sái, chúng nó chơi luôn cho cái TAX CUT Version 2.0 thì bỏ con mẹ nó cả lũ đấy
nhá …
Còn cái nợ công gia tăng khủng kia do Tax Cut gây ra thì cứ để đó, cho đời con đời cháu chúng nó trả dùm cũng được nhá …
No comments:
Post a Comment