Monday, 14 May 2018

KÍNH TIỄN GS PHAN ĐÌNH DIỆU (1936-2018) | (Trần Trung Đạo)





Những năm đầu thập niên 1990 trong nước chưa có những mạng thông tin www (World Wide Web) quen thuộc như bây giờ. Các bài viết hay phát biểu tích cực về chính trị và kinh tế Việt Nam phần lớn còn phải chuyển qua email của các nhóm do anh chị em chuyên viên làm việc trong lãnh vực thông tin điện toán điều hành. 

Tôi điều hành một nhóm từ hãng Sun Microsystems gởi ra từ miền Đông Mỹ. Mỗi ngày tôi đọc, chọn lọc và phân phối các bài viết tích cực đến các bạn trong nhóm và họ lại tiếp tục chuyền đi cho các nhóm khác, cho báo chí Việt Ngữ và cứ thế lan rộng ra. 

Một trong số những trí thức có tầm nhìn tích cực viết từ Việt Nam trong thời gian đó là Tiến sĩ Phan Đình Diệu, Viện trưởng Viện Khoa học tính toán và Điều khiển. 

Khác với một số vị khác đối đầu với đảng CS từ ngoài cơ chế, Giáo sư Phan Đình Diệu đứng lên từ trong vòng cơ chế để kêu gọi đa nguyên. Ông khẳng định sự mâu thuẫn giừa cơ chế CS và nền kinh tế thị trường là mâu thuẫn đối kháng và không thể dung hòa.

Năm 1992, tiến sĩ Phan Đình Diệu phát biểu tại một hội nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: “Một mặt, chúng ta thừa nhận nền kinh tế thị trường với những chủ thể kinh tế tự do, bình đẳng của nó, nhưng mặt khác, chúng ta vẫn duy trì một hệ thống tổ chức xã hội theo mô hình chủ nghĩa xã hội nhà nước. Đây là một mâu thuẫn khó dung hòa được… Cũng xin phép nói rằng một Đảng theo chủ nghĩa cộng sản, nếu thực sự kiên định với chủ nghĩa cộng sản, thì không thể lãnh đạo sự phát triển kinh tế thị trường là cái mâu thuẫn như nước và lửa với học thuyết xây dựng xã hội cộng sản.” 

Chúng tôi chuyền nhau đọc những lời phát biểu của ông với tấm lòng ngưỡng mộ. 

Khoảng năm 2005, Gs Phan Đình Diệu tổng kết các suy nghĩ thành những bài viết rõ ràng và chi tiết hơn nhằm đưa ra một “khung mẫu tư duy mới” thay thế cho khung mẫu kiểu cũ. Hẳn nhiên đảng không đếm xỉa gì đến những lời gan ruột của ông mặc dù trong tất cả văn kiện quan trọng của đảng đều có nhắc đến “vận dụng một cách sáng tạo”, “cách mạng tư duy”, “chủ động nắm bắt thời cơ”, “đẩy mạnh kinh tế thị trường” v.v.. 

Dù không hẳn đồng ý hết với quan điểm của giáo sư, tôi luôn dành cho ông, một trong số rất ít trí thức đã gióng lên rất sớm lời kêu gọi thay đổi, sự kính trọng và biết ơn. 

Gs Phan Đình Diệu sinh năm 1936 tại Hà Tĩnh và qua đời sáng 13 tháng 5 tại Hà Nội. 

Xin thắp nén hương lòng đễ thành kính tiễn đưa giáo sư.

Chân dung GS Phan Đình Diệu


-------------------------------


Vừa đọc trên Fb của GS Trần Văn Nhung và được biết GS Phan Đình Diệu đã mất.
Tôi tốt nghiệp đại học toán Đại học Tổng hợp năm 1976 và được chọn ở lại trường làm giảng viên, nhưng được yêu cầu chuyển sang ngành Máy tính điện tử. Thời gian học máy tính ở khoa Toán, tôi chỉ biết một chút về lập trình và nguyên lý máy tính.
Theo quy định thời đó, cán bộ giảng dạy phải tập sự hai năm và phải thi 4 chuyên đề. Ngành này khá mới mẻ, lúc đó ở bộ môn ...

------------------------


Sáng nay tôi hỏi 5 bạn sinh trong thập niên 1980s, 3 bạn nói không biết GS Phan Đình Diệu. Tôi buồn nhưng không bất ngờ. Ông là một người mà thế hệ chúng tôi ngưỡng mộ, cả về tài năng và sự chính trực. Có lẽ vì sự chính trực ấy mà ông rất ít khi có mặt trên những bục vinh quang. Nhưng, những đóng góp thầm lặng của ông đặc biệt là trong vai trò đưa công nghệ thông tin vào VN đang ảnh hưởng lên cả những thế hệ không còn...









No comments:

Post a Comment

View My Stats