WILL NGUYỄN.
Theo The Vietnamese
19/05/2018
Tác
giả Will Nguyễn tự cho mình là "con mèo thí nghiệm của Schrödinger",
giữa phương Đông và phương Tây. Tùy theo góc nhìn của mỗi người mà anh có thể
là người Việt, hay là người Mỹ. Will tốt nghiệp trường Đại học Yale năm 2008, với
bằng cử nhân ngành Các nghiên cứu về Đông Á (Bachelor in East Asian Studies).
Anh vừa tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ tại trường Lee Kuan Yew ngành Hành
chính công (Public Policy), trong đó anh đã tiếp tục theo đuổi đề tài lịch sử,
văn hóa và chính trị Việt nam.
Sài
Gòn, năm 1965. Một áp phích tuyên truyền tại trung tâm thành phố, kêu gọi người
dân tiến tới "thống nhất đất nước, hãy bảo vệ miền Nam và giải phóng miền
Bắc!"
. Ảnh: từ bộ sưu tập của
Warren G. Reed
Tôi
luôn thích sự tồn tại của các bên "riêng biệt, nhưng bình đẳng", mượn
cách nói kiểu chính trị hơi nguy hiểm (cụm từ "riêng biệt, nhưng bình đẳng"
liên quan đến thời kỳ segregation/phân biệt chủng tộc kéo dài đến 1964 tại Hoa
kỳ, vì thế việc sử dụng cụm từ này dễ bị liên hệ đến sắc thái kỳ thị -chú thích
của người dịch). Captain Planet, Sailor Moon, The Mighty Morphin’ Power Rangers
– những phim này đều là những bộ phim yêu thích của tôi thời nhỏ, bởi đều có một
hay nhiều đoạn tương tự nhau khi những kẻ tốt bụng xuất hiện: viên chỉ huy của
đội Ô nhiễm (Captain Pollution) và thành viên trong đội các "thiện nguyện
viên hành tinh" gây độc hại, bốn chị em của Mặt trăng Đen, hay là Người cảnh
binh đen tối Dark Rangers. Tôi cảm thấy như luôn có một sự cân bằng giữa hai
bên, mạnh mẽ, hài hòa, như biểu tượng âm dương.
Lớn
lên, khuynh hướng nhìn thấy những điều hàm chứa sự tương quan, được mở rộng ra
hơn, trong cả các chính sách quốc tế, mà cụ thể là các hệ tư tưởng đối lập, các
quốc gia bị chia cắt trực tiếp, ví dụ Bắc Triều và Nam Triều, hoặc Đông Đức và
Tây Đức.
Một
cách hoàn toàn tự nhiên, khoảng thời gian mà dân tộc - nhà nước Việt nam thời
hiện đại đã tồn tại như hai thể chế riêng biệt, đã gây một sức nặng đáng kể
trong tiềm thức của tôi, và tôi tin là cả trong tiềm thức của nhiều người Việt
hải ngoại. Rốt cuộc thì sự tồn tại song song ấy, sự đối kháng lẫn nhau đến
không đội trời chung, và sự tồn tại của bên này là triệt tiêu của bên kia,
chính là trách nhiệm mang tính quyết định duy nhất dẫn đến sự tứ tán của người
Việt ở khắp mọi nơi trên địa cầu, một sự bùng nổ của các photon con người trong
một trong nhiều cú va đập giữa một bên là chủ nghĩa cộng sản và bên kia là chống
cộng.
Tôi
sinh ra tại Hoa kỳ; thời đó tôi chẳng hề biết, tất cả những người Việt mà tôi
đã từng tiếp xúc, đều là công dân của Việt nam Cộng hòa (tức là miền Nam Việt
nam) hoặc như tôi biết, đều là Việt nam. Không có bất kỳ ai khác. Lá cờ vàng với
ba sọc đỏ xuất hiện ở mọi nơi và là biểu tượng duy nhất của Việt nam mà tôi biết.
Quốc
ca "đúng" và quốc ca "sai"
Từ
điển bách khoa toàn thư điện tử Encarta Encyclopedia 97 đã cho tôi những gợi ý
đầu tiên về một sự thật khác, về một "Việt nam" khác - một Việt nam
"độc ác", tôi sẽ nhanh chóng học được điều này. Tôi nhớ là hồi lớp 5
phải làm một dự án, dự án này đòi hỏi chúng tôi phải lập ra một "hồ sơ quốc
gia" cho một dân tộc nào đó tự chọn. Tôi tìm đến tập CD-ROM Từ điển Bách
khoa toàn thư, chẳng suy nghĩ gì nhiều, tôi copy lá cờ đỏ với ngôi sao vàng, lá
cờ chính thức của Việt nam như được dẫn trong danh mục các nước.
Ngoại
là người đầu tiên "sửa" tôi một trận, ngoại la tôi khi Encarta, từ điển
Bách khoa toàn thư phát bài "Tiến quân ca", bài quốc ca của miền Bắc
Việt nam từ 1945-1975, và là quốc ca chính thức của toàn bộ Việt nam từ sau khi
chiến tranh kết thúc. Đây không phải là quốc ca "đúng", ngoại nói.
Thông tin trong bài viết này "sai". Khi tôi hỏi, bài quốc ca thật là
bài nào, ngoại khe khẽ hát "Tiếng gọi công dân" - bài quốc ca của miền
Nam Việt nam từ 1948-1975 - một âm hưởng quen thuộc hơn nhiều đối với tôi.
Sau
khi kết thúc dự án, tôi nhờ mẹ kiểm tra bài. Những gì mẹ làm, cho dù có hữu ý
hay không, thì vẫn vang vọng trong tôi đến tận bây giờ. Thay vì bắt tôi phải
xóa đi lá cờ đỏ có ngôi sao vàng, mẹ bắt tôi vẽ lá cờ vàng ba sọc đỏ của miền
Nam Việt nam ngay bên cạnh, thể hiện cả hai lá cờ đều có giá trị ngang nhau.
Phải
mất ít nhất hai chục năm sau tôi mới ý thức được điều đó, nhưng cử chỉ đơn sơ của
mẹ là khoảnh khắc bài học vô cùng thấm thía, và đồng thời thể hiện nỗi lúng
túng của tôi với bản sắc Việt kiều. Đó là lần đầu tiên tôi nếm trải khái niệm về
các sự thật đầy mâu thuẫn nhưng cùng đồng thời tồn tại.
Lớn dần lên, tôi chẳng
bao giờ dành cho miền đất xa xôi này nhiều suy tư; khái niệm về mảnh đất này và
những con người ở đó được hình thành sẵn trong tôi. Chúng tôi (những người miền
Nam) là những kẻ tử tế; họ (những người miền Bắc) là những kẻ thật không ra gì.
Tất cả những gì chúng tôi nói lên, đều là sự thật; những điều họ nói, là gian dối
cả. Tôi chẳng bao giờ thắc mắc, tại sao chúng tôi lại sống ở nước khác.
Lên
đại học, tôi trở thành thành viên tích cực trong một tổ chức
sinh viên Việt nam, rồi một giáo sư người Việt tốt bụng đã mở ra cho tôi một
giai đoạn nhận thức mới. Tôi bắt đầu tiến những bước đầu tiên về miền cân bằng,
rồi các bước tiến khác hướng về sự thật... hay nói đúng hơn, nhiều sự thật.
Từ
Bắc vô Nam
Ở
Việt nam, "nam tiến" có nghĩa là "đi vào miền Nam", cụm từ
này muốn nói đến việc mở rộng bờ cõi về hướng nam, từ đồng bằng sông Hồng xuống
đồng bằng sông Cửu long. Quá trình phát triển này định nên hình dáng đã có từ rất
lâu của nước Việt. Ngược lại với những người hay ví nước Việt với cây quang
gánh hay với hình chữ S, tôi thích nghĩ đến đất nước này trong một khái niệm trừu
tượng hơn: một quá khứ từng hướng về phương Bắc đang bay tới tương lai hướng về
phía Nam.
Bản
đồ hành chánh VN . Nguồn : Wikipedia
Đồng
bằng sông Hồng được coi là "chiếc nôi" của Việt nam, là trung tâm văn
hóa và chính trị truyền thống. Miền Bắc và người dân ở đây thường được ghi nhận
là xứ bảo thủ, khổ hạnh, thường chịu thiếu thốn cả về tài nguyên và thực phẩm.
Điều đó tạo nên tính cách Bắc dẻo dai, cứng cỏi, cách nói gián tiếp, khái niệm
"giữ mặt" (liên quan tới khái niệm danh dự rau thơm và gia vị.
Đất
nước mở rộng dần về miền lãnh thổ của người Chàm và Khmer, một trung tâm quyền
lực độc lập bắt đầu phát triển tại miền Nam, cuốn hút những người này vào cuộc
sống nơi "biên ải" và môi trường pha trộn đa văn hóa. Với bản tính tự
lựa chọn, cuộc mở mang bờ cõi về phía Nam của Việt nam đã tạo nên những lớp người
rong ruổi trên bánh xe tự do, luôn nhìn về phía trước, có tư tưởng tự do bình đẳng,
người công dân của thế giới. Miền Nam luôn dồi dào các loại đồ ăn và tài
nguyên; Sài gòn - ngày trước được biết dưới tên gọi của người Khmer là Prey
Nokor và tên Hán-Việt hiện nay là Thành phố Hồ chí Minh - đã thu hút được các
doanh nhân từ khắp nơi trên thế giới, và nói chung cuộc sống ở đây thoải mái
hơn và phồn thịnh hơn.
Các
bối cảnh mang tính lịch sử này đã tạo nên hình ảnh người miền Nam là như thế
nào: chúng tôi nói giọng kéo dài, thong dong và với cách nói thẳng thừng, chúng
tôi có các món ăn thơm ngon, quyến rũ, pha trộn từ nhiều vùng miền, và chúng
tôi có được góc nhìn tiến bộ, cởi mở, gần gũi với khuynh hướng của thế giới.
Không có gì ngạc nhiên khi miền Nam Việt nam đã háo hức đón nhận kiểu trang phục,
phong cách và văn hóa Mỹ trong khoảng thời gian từ 1950-1970.
Nhưng
đó không chỉ là vấn đề của
các tính cách đặc trưng hay ẩm thực, tính địa phương chủ nghĩa tới mức cực đoan
của nó đã nhiều lần dẫn đến việc người Việt giết hại người Việt. Nhà văn Huy Đức
đã miêu tả Việt nam như một ngôi nhà mà "tường của nó được xây bằng xương
và máu". Đó không chỉ là phép ẩn dụ.
Bắc
chống Nam
Một
cuộc nội chiến trong thế kỷ 17 đã thực sự trở thành một điềm báo kỳ quái cho
các sự kiện của 3 thế kỷ sau này. Miền Bắc và miền Nam đã bị tách thành hai thể
chế: Đàng Ngoài và Đàng Trong, là một cách văn vẻ để chỉ "kẻ bên
ngoài" và "người bên trong". Các Chúa nhà Trịnh cai trị tại miền
Bắc, còn nhà Nguyễn cai quản miền Nam. Cuối cùng, vào năm 1802 nhà Nguyễn ở miền
Nam đã thắng được các đối thủ họ Trịnh, thống nhất đất nước dưới sự bảo hộ của
miền Nam. Một liên quan mơ hồ với thời kỳ gây nhiều tranh cãi này vẫn còn trong
ngôn ngữ của chúng ta: đến tận bây giờ người Việt vẫn nói rằng họ đi
"ra" Hà nội và đi "vào" Sài gòn.
Cuộc
nội chiến trong thế kỷ 20 giữa miền Bắc và miền Nam đã là một sự lặp lại ngược
lại. Hiệp định Geneva lại một lần nữa, chia Việt nam thành hai phần theo hai hướng
- những người cộng sản tại miền Bắc và những người theo phe dân chủ ở lại miền
Nam - với một cuộc tổng tuyển cử toàn quốc sẽ được ấn định trong vòng hai năm
nhằm thống nhất đất nước. Hồ chí Minh được cho là sẽ thắng cử. Biết được điều
đó, Ngô Đình Diệm đã tuyên bố thành lập một nước cộng hòa độc lập tại miền Nam,
mà về kỹ thuật thì không phải là người ký kết Hiệp định Geneva và không còn bị
Hiệp định này ràng buộc. Hoa kỳ ủng hộ chính quyền miền Nam Việt nam phi cộng sản,
và đổ vào đó các cứu trợ tài chính. Chiến thắng của miền Bắc năm 1975 lại một lần
nữa thống nhất đất nước, nhưng tùy theo vị thế người ta đánh giá sự kiện đó
khác nhau. Phụ thuộc vào việc bạn nói chuyện với ai, mà ngày 30/4/1975 - ngày
Sài gòn thất thủ trước Quân đội Nhân dân Việt nam và Việt cộng - sẽ được coi là
một cuộc giải phóng hoặc là một cuộc xâm lăng.
"Phụ
thuộc vào việc bạn nói chuyện với ai, mà ngày 30/4/1975 - ngày Sài gòn thất thủ
trước Quân đội Nhân dân Việt nam và Việt cộng - sẽ được coi là một cuộc giải
phóng hoặc là một cuộc xâm lăng."
Mẹ
tôi thường xuyên nhắc nhở, rằng tôi là người miền Nam. Khi tôi lần đầu tiên
theo học lớp tiếng Việt tại trường Cao học và bắt đầu phát âm các phụ âm v, qu,
và âm n ở cuối từ, mẹ và các dì lớn tuổi la lên, rằng tôi đang "trở thành
một gã Bắc kỳ". Trong lớp, tôi rất nhanh chóng hiểu ra rằng tiếng Việt mà
tôi sử dụng ở nhà mang đậm dấu vết ngôn từ của thời trước 75. Một số lượng lớn
bất thường những người miền Nam đã bứng chính bản thân mình sang nơi khác vào
những năm 70-80, đã tạo lập các cộng đồng mà cũng như những viên nang, thời
gian ở đó như dừng lại.
Tuy
nét miền Nam trong giọng nói tiếng Việt của tôi hiện và ẩn tùy thuộc vào mức độ
tôi say xỉn đến cỡ nào, nhưng niềm tự hào về bản sắc đó trong tôi luôn lộ rõ.
Ngày đầu tiên trên lớp tiếng Việt trình độ cao tại Trường Đại học Nhân văn và
Khoa học Xã hội Thành phố Hồ chí Minh năm 2012, giáo sư hỏi tôi "Will là
người gì?"
Không
nghĩ ngợi nhiều, tôi trả lời, "Will là người Nam".
Bất
ngờ nhưng ngạc nhiên một cách thú vị, bà giáo sư nói, trong suốt 30 năm giảng dạy,
bà chưa từng nghe một câu trả lời như vậy từ những ai "sinh ra ở nước
ngoài". Mặc dù tôi đã sửa ngay, Will là người Mỹ gốc Việt, nhưng để lại dấu
ấn của sự lăn tăn trong bản sắc.
Các
cuộc trò chuyện
Các
tìm hiểu của tôi về lịch sử giữa miền Bắc và miền Nam thường bao gồm các cả việc
vặn vẹo các bạn người Bắc về các đề tài nhạy cảm. Một lần tôi hỏi vị giáo sư
người Việt của tôi trong trường Đại học tại Hoa kỳ về một trong các tên gọi của
cuộc chiến tranh Việt nam - Chiến tranh chống Mỹ cứu nước - và là điều đã ngụ ý
rõ ràng rằng người miền Nam là kẻ đã cộng tác với phe tư bản. (Chỉ lưu ý, Tổng
thống đầu tiên của miền Nam Việt nam, ông Ngô Đình Diệm và người em của ông là
Ngô Đình Nhu, cả hai đã bị ám sát trong sự hỗ trợ thầm lặng của Hoa kỳ, bởi
không đủ ngoan ngoãn nghe lời). Các khẩu hiệu tuyên truyền sau này trên các áp
phích trên đường phố Sài gòn cũng là một sự ngỡ ngàng.
Dĩ
nhiên là tôi đã nghiên cứu kỹ cả phía bên kia, tôi đọc hàng loạt sách báo, và
xem không biết bao nhiêu cuộc phỏng vấn các nhân vật thuộc bên cộng sản, cả những
người ngồi tại Hà nội, và cả những người đóng quân trong rừng sâu miền Nam Việt
nam.
Trong
đợt về Việt nam lần đầu tiên vào mùa hè năm 2007, tôi đã sử dụng quyền tự do của
mình khi làm dự án nghiên cứu về văn hóa đồng tính tại Sài gòn để thi thoảng hỏi
han người dân các suy nghĩ của họ về cuộc chiến, về cuộc sống sau năm 75, về
chính phủ hiện nay của họ.
Một
áp phích tuyên truyền tại Đà nẵng. Các áp phích tương tự cũng có thể thấy tại
Thành phố Hồ chí Minh, hay là các thành phố khác. Ảnh: Dragfyre.
"Những
tấm áp phích sặc sỡ này... có ở khắp nơi. Trông thật lạ... nhỉ?“ Đấy là cách
tôi mở đầu đề tài với người lái xe ôm. Một cách đời thường. Với một kết thúc mở.
Các dấu ấn của sự tuyên truyền, với các hình khối, màu sắc nghiêm túc, hình ảnh
với phong cách Xô viết đã thực sự là một sự lạ lẫm đối với tôi. Đó là các sản
phẩm do chính phủ đặt hàng, công khai mang dấu hiệu chính trị, ca ngợi sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản trong lịch sử, tại mảnh đất miền Nam hoàn toàn "giải
phóng" trên đất nước Việt nam phát triển, "hiện đại", văn minh.
Và nó thực sự có mặt ở khắp mọi nơi. Lái xe đi theo vô số các dấu ấn đang rải
rác khắp thành phố, tôi đã tận dụng cơ hội để hỏi người lái xe máy về suy nghĩ
của họ đối với thể chế chính trị hiện nay.
"Họ là một phường lừa đảo"
"Họ
có thiết gì đến người dân"
Một
người lái xe cho tôi đi ngang một ngôi nhà khá lớn, anh cho biết, đó là dinh thự
của một nhân vật nổi tiếng trong Đảng. Những người lao động làm nghề lái xe này
cùng có chung một suy nghĩ về sự vụ lợi.
Câu
chuyện của một người bà con người Nam lớn tuổi cũng khá thú vị, bởi bà đủ nhiều
tuổi để trải nghiệm công cuộc "giải phóng" và các năm tháng tiếp sau
đó. Tôi được gặp bà thông qua bạn bè của gia đình của mẹ tôi. (Mẹ tôi lo ngại
cho sự an toàn của tôi, tôi là người đầu tiên trong gia đình trở về, từ khi rời
bỏ Việt nam, và tôi sẽ đi hoàn toàn một mình với tư cách là một đứa trẻ sinh
trưởng trong một gia đình "cộng tác với địch").
Vừa
đến nhà, tôi đã thấy ấn tượng, bởi căn nhà rộng và hiện đại. Căn nhà có mặt bàn
bếp bằng đá, sàn gỗ cứng, bộ bàn ghế bằng gỗ anh đào kiểu cổ điển, ấn tượng. Nó
sang trọng so với tiêu chuẩn ở Việt nam; với ít nhất là 4 chiếc xe máy trên khoảng
sân rộng, rõ ràng là gia đình này khá may mắn.
Bà
và tôi ngồi trong phòng khách, nói những chuyện thông thường về gia đình, cho đến
khi câu chuyện quay sang đề tài cuộc sống ngay sau 30/4/1975.
Đến
lúc này, bà đứng dậy khép tất cả các cửa và cửa sổ, rồi hạ rèm. Bà hạ giọng thì
thầm cho đến tận cuối câu chuyện. Dưới thời Cộng hòa, gia đình bà là gia đình
làm ăn và đã tích cóp được một phần tài sản không nhỏ. Sau khi cộng sản vào
thành phố, biết được ảnh hưởng của gia đình, các thành viên của đảng tại địa
phương đã tìm được lý do để chiếm đoạt ngôi nhà. Lúc đó, không thể chống lại lệnh
chuyển, vì thế gia đình đã quyết định làm việc trong chế độ mới, họ thiết lập đủ
các quan hệ chính trị để đòi lại căn nhà trong vòng khoảng chừng một thập kỷ.
Câu chuyện của bà hàm chứa một độ khinh khi đáng kể đối với những người thuộc bộ
máy quyền lực, nhưng sự mềm dẻo, kiên trì, tính tháo vát của gia đình đã làm lu
mờ mọi điều khác trong tôi. Đó là một sự bất công được hoàn sửa lại bằng sự
thao túng đầy mưu mẹo trong một hệ thống chính trị xa lạ được du nhập. Vì thế
bà vẫn đầy hoảng sợ khi cả 30 năm sau nói về mức độ giám sát để thâm nhập và
đàn áp của nhà nước đang đè lên cuộc sống của người dân Việt.
Một
góc nhìn khác được hình thành nhờ một người bán bưu ảnh tuyên truyền ở miền Bắc.
Thấy tôi qua lại cửa hàng của cô nhiều lần, lại đoán tôi là Việt kiều, cô chủ động
nói chuyện với tôi về lịch sử và chính trị.
Tôi
hơi bất ngờ nhưng vui mừng vì sự thân thiện và nhiệt tình của cô muốn giúp tôi
hiểu về Việt nam. Cô nói tôi có thể hỏi cô bất cứ điều gì tôi muốn. Biết tôi xuất
thân từ một gia đình miền Nam đã bỏ ra đi ngay sau chiến tranh, cô biết tôi còn
đủ nghi ngờ đối với chủ nghĩa cộng sản và thể chế chính trị hiện tại, và cô cố
gắng dùng hết khả năng để tìm lý lẽ chứng minh cho bên thứ hai. Cô nói cô đã
vào thành phố Hồ chí Minh ngay sau giải phóng.
"Khi
người ta làm việc chống lại những người chiến thắng, thì một cách tự nhiên, người
ta sẽ thấy sợ hãi khi họ xuất hiện"
Tôi
đi thẳng ngay vào các vấn đề gai góc. Tại sao ở miền Nam lại có nhiều người bỏ
đi như thế? Trại cải tạo là cái gì? Tại sao nhà chức trách gọi chính thể hiện
nay là "dân chủ" trong khi nó chỉ do một đảng cầm quyền?
"Người
ta bỏ đi bởi vì sợ bị báo thù", cô nói. "Khi người ta làm việc chống
lại những người chiến thắng, thì một cách tự nhiên người ta sẽ thấy sợ hãi khi
họ xuất hiện".
Trại
cải tạo, cô tiếp tục nói, không tồi tệ chút nào: "Ở những trại mà tôi đến
có các khu vườn rất đẹp và các thảm hoa. Trong mọi trường hợp, cháu cần hiểu
tình thế mà chính quyền mới đang phải đối mặt. Cháu có toàn bộ dân chúng là những
người lớn lên dưới chế độ của kẻ thù. Khi cháu nắm được chính quyền, cháu phải
đảm bảo được rằng những người này sẽ cộng tác, cháu phải đảm bảo được rằng nhóm
người này được giáo dục theo cách thức của chế độ mới".
Câu
trả lời của cô bắt đầu không còn chắc chắn khi nói đến chế độ "dân chủ"
hiện nay. "Chúng tôi có bầu cử. Chúng tôi có bỏ phiếu. Chúng tôi có các đại
biểu, những người này làm thành Quốc hội", cô nói.
"Vâng,
nhưng tất cả những điều đó có nghĩa lý gì nếu như người ta chỉ có thể lựa chọn
các đại biểu của một đảng", tôi phản đối. "Nếu tất cả đều buộc phải
tuân theo một hệ tư tưởng, có cùng các ý tưởng, bầu chọn mới là một điều đáng
phải tranh luận. Nền dân chủ đích thực luôn có nhiều đảng phái". Cô không
đồng ý, và khẳng định rằng bởi vì các cơ quan nọ có tồn tại, cho nên Việt nam
có dân chủ.
Sự
thuyết phục và dân chủ
Để
chắc chắn, cần phải nói thêm, sự thật là một đề tài nhạy cảm cho cả hai bên;
tôi đã lớn lên và bị mắc lại trong phe chống cộng, chứ không phải là trong phe
chống tư bản. Nhiều các cố gắng khác nhau để cải thiện tình hình đã dẫn tới những
khoảng khắc khó xử. Tôi nhớ một câu chuyện giữa mẹ và dì tôi, mẹ nói mẹ thuận
lòng để nhà nước cộng sản giữ cho đất nước về thành một mối và phát triển kinh
tế ở một mức đủ nhanh, nhưng dì tôi ngay lập tức gạt đi, rằng cậu tôi - người
đã phục vụ trong quân đội Việt nam Cộng hòa - sẽ cho dì một trận nếu như cậu
nghe dì nói điều gì tương tự.
Đến
hôm nay tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu, càng ngày tôi càng giữ cách tiếp cận cuộc
chiến và các hệ tư tưởng cạnh tranh của nó một cách ít phân cực hơn, nhiều sắc
thái hơn so với mẹ tôi có lẽ sẽ hài lòng. Trong một cuộc phỏng vấn của BBC, người
ta đã hỏi bà Nguyễn Thị Bình, người miền Nam, cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao của
Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt nam và là một nhân vật cộng sản nổi
tiếng tại Hiệp định Paris, bà nghĩ gì về những người Việt bất đồng chính kiến
và ước nguyện của họ cho một dân tộc tốt đẹp hơn. Bà vặn lại: "Họ có khác
gì tôi đâu?"
Sự
phân chia lưỡng cực "cái thiện chống cái ác" đã ăn quá sâu trong các
câu chuyện của miền Bắc và miền Nam đến mức chưa bao giờ tôi ngờ nó đến mức
này, cho đến khi tôi gặp nhận xét này. Những con người ấy, những người cộng sản
ấy đã ngã xuống cho lý tưởng, cho đất nước của mình và có lẽ đã ngã xuống một
cách có ý nghĩa nhất cho đồng bào của mình. Phải chăng chúng ta có thể tin theo
cách nghĩ đầy hoài nghi rằng những người đã chiến đấu trên chiến tuyến của miền
Bắc đã hy sinh cả tuổi xuân của cuộc đời mình, và đôi khi hy sinh tất cả cuộc đời
mình, chỉ đơn giản là để nắm quyền trên cả xương máu của những người cùng quê
hương Việt nam?
Một
mặt khác, miền Nam đấu tranh cho cái gì? Đào sâu trong các cuốn sách lịch sử
Hoa kỳ, người ta khó có thể tìm thấy một lời giải đáp thực sự, được lý giải kỹ
càng, ngoại trừ câu trả lời theo "thuyết domino", và thuyết này lý giải
rằng một đất nước rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản sẽ tạo ra hiệu ứng domino
trong phạm vi các nước lân cận. Đọc các tài liệu như vậy thì rất khó mà không
ngả theo quan điểm (của Hà nội) cho rằng miền Nam Việt nam chỉ là một thực thể
do Hoa kỳ dựng nên. Thực tế là, càng nghiên cứu tôi càng ngộ ra thêm sự mâu thuẫn
trong chính người dân miền Nam, mà đã dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng đầy lúng
túng của miền Nam Việt nam.
Khi
được hỏi, tại sao họ lại chiến đấu và chiến đấu
vì lý do gì, những người lính miền Nam Việt nam thường tỏ ra không được chắc chắn
lắm với lý do của chính mình. Giày và quân phục bị những người lính đào ngũ
trút ra và bỏ lại trên đường ngày 30/4/1975 đã minh chứng cho thực tế này.
Có
thể trong thời gian chiến tranh cư dân miền Nam Việt nam chưa có đủ khả năng để
trả lời câu hỏi "chúng ta chiến đấu cho cái gì?" nhưng sự quản lý
kinh tế yếu kém và sự đàn áp về chính trị sau khi thống nhất trong vài thập kỷ
tiếp đó có lẽ đã và đang mang lại cho họ một câu trả lời hùng hồn, đặc biệt là
đối với những người không có khả năng bỏ chạy ra khỏi đất nước.
Đầu
những năm 2010, khoảng gần một thập kỷ tìm kiếm và đọc, góc nhìn của tôi trưởng
thành dần, từ chỗ "công nhận bên mình có thể đã 'sai' đến chỗ "không
được quên một thực tế là nền dân chủ mà miền Nam cố gắng theo đuổi, còn cao thủ
hơn chế độ toàn trị mà chủ nghĩa cộng sản đã đưa vào miền Bắc". Cả hai đều
là hệ tư tưởng được du nhập từ nước ngoài, và thực tế là bên này đánh bại được
bên kia đã không mang lại bất cứ lợi lộc nào. Như Dương Thu Hương, nhà văn và
nhà bất đồng chính kiến Việt nam đã phát biểu chí lý "không phải lúc nào
cái đẹp cũng chiến thắng".
Phim
ảnh và truyền thông vốn bị người Bắc chi phối hoàn toàn, sự thách thức của người
Nam đang dần dần lộ diện. "Chỉ đến khi đánh mất một điều gì đó, thì ta mới
biết trân trọng nó", bản trailer năm 2017 của bộ phim Cô Ba Sài gòn (The
Tailor) bắt đầu. Ngay sau giọng nói miền Nam dẫn phim là hình ảnh cận cảnh tòa
thị chính Sài gòn, ống kính chiếu trực diện cây cột cờ - trên đó là cờ của Việt
nam Cộng hòa bay bay. Cờ đỏ với ba sọc vàng. Đầy hàm ý nhưng dễ nhận biết với
những ai có ý tìm hiểu.
Ống
kính từ từ quay cảnh thịnh vượng về kinh tế, và cảnh các tà áo dài truyền thống
sống động, để nhấn mạnh nền văn hóa Việt nam nở hoa kết trái dưới chế độ
"phát xít" và "bù nhìn". Những hình ảnh này được đưa lên
màn ảnh đã làm xói lở trực tiếp câu chuyện của người cộng sản về việc Sài gòn cần
được "giải phóng". Và một câu hỏi quan trọng thường được đặt ra giữa
các nhà bất đồng chính kiến cả trong và ngoài nước là "ai giải phóng
ai?" Phải chăng miền Bắc nghèo khổ quả thật đã giải phóng được miền Nam
sung túc? Hơn nữa miền Nam cần được giải phóng khỏi điều gì? Giải phóng khỏi cuộc
sống tiện nghi, sung túc và yên bình chăng?
Bộ
phim đề cao việc bảo tồn tà áo dài – một trang phục truyền thống của Việt nam –
đề cao hơn cả các mốt phương Tây trong thập niên 1960 tại Sài gòn, nhưng thông
điệp nổi loạn, được bọc trong sắc phục là một bộ phim ngây thơ về mốt, là không
thể lẫn. Mất mát của miền Nam Việt nam về mặt chính trị là nặng nề hơn so với mặt
văn hóa: người dân không còn được sở hữu các quyền tự do, dân chủ và môi trường
xã hội dân sự sống động. Mặc dù việc thực thi các quyền này ở miền Nam Việt nam
chưa phải là hoàn hảo, quyền tự do biểu đạt khá thoải mái đã mang lại sự phồn
thịnh và một xã hội có chất lượng tốt hơn so với những gì Việt nam ngày nay hiện
đang có. Nhiều người Việt, không thể thể hiện thái độ không hài lòng của mình với
hiện trạng của hòm phiếu bầu, đành bỏ phiếu bằng chân. Bỏ nước ra đi là giấc mơ
của những ai có điều kiện làm như thế. Hà nội từng sẵn sàng thừa nhận Việt nam
bị chảy máu chất xám.
Dẫu
vậy, cần phải công nhận rằng cuộc chiến tranh là một bản tuyên ngôn của cả miền
Bắc và miền Nam đều mong muốn điều tốt đẹp nhất cho người dân Việt, mặc dù mỗi
bên chọn một con đường hoàn toàn khác nhau. Sẽ là hoài nghi đến mức không thể
tha thứ được nếu tin vào điều ngược lại rằng cả hai chính quyền đều không phải
là chủ thể nguyên vẹn do các cá thể người Việt yêu nước tạo thành. Cội rễ của sự
tranh chấp bắt nguồn ở sự cạnh tranh của cả hai bên để trở thành phe duy nhất
đúng. Cả hai miền Bắc và Nam đều có lý do để tin mình là chính đáng - một thực
tế mà người Việt cả trong nước và hải ngoại vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận.
Trên
giấy tờ và về mặt ngoại giao chỉ có một Việt nam là "thật". Mặc dù miền
Nam Việt nam đã không còn tồn tại kể từ 30/4/1975, nó vẫn sống trong tim và
trong tâm trí của hàng triệu người Việt không ưa gì chế độ độc tài cộng sản. Nó
tiếp tục sống trong một thực tế là sự vắng mặt bị bắt buộc của nó trong mọi cuộc
thảo luận trong lòng dân tộc Việt. Một sự im lặng, về bản chất là sự cấm đoán đối
với lá cờ vàng ba sọc đỏ, là không được nhắc đến miền Nam Cộng hòa trong nghĩa
tích cực, là cấm mọi quan hệ đối với thể chế cũ này, một cách nào đó, lại đang
tiếp tục duy trì sự tồn tại của miền Nam Việt nam. Nếu như lịch sử có chỉ ra
cho ta những bài học, thì đó là miền Nam không quên.
Được
sự cho phép của tác giả, bài viết đã được đăng trên The Vietnamese và New
Narratif ngày 30/4/2018.
No comments:
Post a Comment