Monday 7 August 2023

TRUMP và PHIÊN TÒA CỦA NỀN DÂN CHỦ MỸ (Gideon Rachman  |  Financial Times)

 



 

NỘI DUNG :

 

Trump và phiên toà của nền dân chủ Mỹ

Gideon Rachman  |  Financial Times

.

Liệu các cận thần có “bán đứng” Trump?   

Lê Tây Sơn  -  Saigon Nhỏ
.

================================================

.

.

Trump và phiên toà của nền dân chủ Mỹ

Gideon Rachman  |  Financial Times

Nguyễn Thị Kim Phụng, biên dịch

07/08/2023

https://nghiencuuquocte.org/2023/08/07/trump-va-phien-toa-cua-nen-dan-chu-my/

 

Hệ thống chính trị Mỹ sẽ chịu áp lực rất lớn trong năm tới.

 

Tương lai của nền dân chủ Mỹ sẽ phụ thuộc vào các phiên tòa xét xử Donald Trump – và tình trạng hỗn loạn chính trị xoay quanh chúng.

 

Bản cáo trạng mới nhất nhắm vào cựu tổng thống Mỹ – liên quan đến nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 – là vụ án quan trọng nhất mà Trump phải đối mặt. Trọng tâm của lập luận: ông ta là mối đe dọa đối với tự do chính trị của Mỹ.

 

Có ba nguyên tắc cơ bản chi phối hoạt động của bất kỳ nền dân chủ thành công nào. Đầu tiên, các nhà lãnh đạo được bầu lên và tất cả các bên sẽ tôn trọng kết quả bầu cử. Thứ hai, không ai – kể cả tổng thống – có thể đứng trên luật pháp. Thứ ba, sự thật có thể được xác lập tại tòa án, và phán quyết của tòa án phải nhận được sự tôn trọng của tất cả các chính trị gia và xã hội nói chung.

 

Nỗ lực của Trump nhằm chống lại bản cáo trạng đã từ chối nguyên tắc thứ ba nêu trên, ý tưởng rằng tất cả các bên phải tôn trọng sự công bằng của luật pháp. Cựu tổng thống miêu tả vụ kiện chống lại ông là đòn trả thù chính trị. Trong một tuyên bố được đưa ra ngay sau khi bản cáo trạng được công bố, ban vận động tranh cử của Trump đã so sánh việc chính phủ liên bang truy tố ông với “Đức Quốc Xã trong những năm 1930, Liên Xô cũ và các chế độ độc tài, chuyên chế khác”.

 

Sự nguy hiểm và kịch tính của tình huống này sẽ càng tăng cao bởi thực tế là phiên tòa xét xử Trump về cáo buộc âm mưu lật ngược kết quả bầu cử tổng thống nhiều khả năng sẽ diễn ra ngay giữa cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo, và ông vẫn là ứng viên được yêu thích nhất của Đảng Cộng hòa. Chiến lược của Trump sẽ là biến cuộc bầu cử năm 2024 thành phiên tòa thứ hai, diễn ra cùng lúc, nhưng là một phiên toà của công luận.

 

Các vấn đề thường chiếm ưu thế trong một cuộc bầu cử tổng thống Mỹ – kinh tế hoặc chính sách đối ngoại – có lẽ sẽ bị đẩy sang một bên: bởi thực tế rằng một trong hai ứng viên chính sẽ bị xét xử.

 

Thật vậy, có khả năng Trump sẽ phải đối mặt với ít nhất là 5 phiên tố tụng pháp lý riêng biệt trong năm tới. Phiên tòa xét xử vụ giả mạo hồ sơ kinh doanh sẽ bắt đầu vào tháng 3. Phiên tòa xét xử việc xử lý sai thông tin mật được ấn định diễn ra vào tháng 5. Phiên tòa dân sự về gian lận kinh doanh được lên kế hoạch vào tháng 10. Và tiểu bang Georgia có thể sẽ sớm đệ trình thêm một vụ kiện chống lại Trump vì những nỗ lực của ông nhằm cản trở cuộc bỏ phiếu năm 2020 ở bang này.

 

Đối với các đối thủ, việc Trump phải đối mặt với rất nhiều cáo buộc khác nhau là bằng chứng cho bản chất tham nhũng sâu sắc của ông. Tuy nhiên, đối với những người ủng hộ ông, số lượng lớn các phiên toà – và việc tất cả đều diễn ra ngay giữa mùa bầu cử – chỉ đơn giản là bằng chứng cho thấy ông là nạn nhân của một âm mưu lớn hơn của chính phủ.

Phần lớn thành viên Đảng Cộng hòa đã lập luận rằng chính quyền liên bang đang che đậy cáo buộc tham nhũng của Hunter Biden, con trai của Joe Biden, mà họ cho là có liên quan đến chính tổng thống. Chiến dịch ồn ào chống lại “gia đình tội phạm Biden” giờ sẽ càng mạnh hơn.

 

Bản cáo trạng mới nhất và nghiêm trọng nhất này sẽ khó có thể làm lung lay quyền lực của Trump đối với Đảng Cộng hòa. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy cựu tổng thống bỏ xa tất cả những người thách thức ông trong cuộc đua giành đề cử của đảng vào năm 2024. Cứ sau mỗi bản cáo trạng, sự ủng hộ của các cử tri Đảng Cộng hòa dành cho Trump  lại càng được củng cố.

 

Tình huống này đặt các đối thủ chính trị của Trump trong Đảng Cộng hòa vào một tình thế lưỡng nan cấp bách. Liệu họ sẽ chấp nhận câu chuyện của Trump, rằng ông đang bị bức hại một cách bất công – và theo đó củng cố danh tiếng của ông như một ‘vị thánh tử vì đạo’ cần được hỗ trợ? Hay họ sẽ phủ nhận câu chuyện đó – và đối đầu với các cử tri trong đảng, những người mà họ cần sự ủng hộ?

 

Các bình luận của Ron DeSantis, đối thủ mạnh thứ hai sau Trump, cho thấy rằng, về cơ bản, ông đang ủng hộ câu chuyện của cựu tổng thống. Thống đốc Florida đã lên án bản cáo trạng mới nhất là sự “vũ khí hóa chính phủ.” Ông cũng cho rằng Washington D.C., nơi sẽ diễn ra phiên tòa, là một “đầm lầy” – nơi Trump không thể có được một phiên tòa công bằng.

 

Nếu Trump giành được đề cử của Đảng Cộng hòa, tình thế lưỡng nan của đảng này sẽ chỉ trở nên gay gắt hơn. Họ sẽ phải ủng hộ một ứng viên đã so sánh chính phủ liên bang với chế độ Quốc Xã. Đây là một thông điệp sẽ được chào đón ở Moscow – nhưng lại khó có thể chấp nhận đối với một đảng gồm những người “siêu ái quốc” thích hát vang rằng “Tôi tự hào là người Mỹ.”

 

Dù các vấn đề pháp lý của Trump có thể tăng khả năng ông giành được đề cử, nhưng chúng lại giảm khả năng ông giành được chức tổng thống. Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy Trump đang được ủng hộ ngang ngửa với Biden trong cuộc tổng tuyển cử. Nhưng kết quả cũng cho thấy sự dè dặt ngày càng tăng sau các vụ kiện chống lại ông – ngay cả trong số các đảng viên Cộng hòa. Thời gian và chi phí cho việc cùng lúc tranh cử tổng thống và tham gia nhiều vụ kiện riêng biệt cũng có khả năng gây thiệt hại cho Trump, người đã 77 tuổi.

 

Dù vậy, Trump vẫn có khả năng chiến thắng. Thật ra, những sai sót và thói hư tật xấu mà các phiên tòa sẽ tiết lộ về ông đã được cử tri Mỹ biết đến từ lâu – nhưng sự ủng hộ chính trị dành cho ông vẫn rất mạnh mẽ. Joe Biden hiện đã 80 tuổi và có thể gặp bất kỳ rủi ro nào. Và một ứng viên của bên thứ ba vẫn có thể tham gia cuộc đua và giành lấy phiếu bầu từ Biden.

 

Nếu Trump đắc cử vào năm 2024, ông hy vọng rằng quyền lực của tổng thống sẽ giúp mình thoát khỏi nguy cơ bị kết án trong tương lai. Lựa chọn rất rõ ràng: hoặc Phòng Bầu dục hoặc phòng giam.

 

 

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump and American democracy’s time of trial,” Financial Times, ngày 02/08/2023.

 

==========================

.

.

Liệu các cận thần có “bán đứng” Trump?   

Lê Tây Sơn  -  Saigon Nhỏ
6 tháng 8, 2023

https://saigonnhonews.com/thoi-su/hoa-ky/lieu-cac-can-than-co-ban-dung-trump/

 

Những cố vấn và trợ lý “vòng trong” chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump có thể trở thành nhân chứng chống ông tại phiên tòa xử vụ âm mưu lật đổ kết quả bầu cử tổng thống 2020.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/GettyImages-1252035343.jpg

Bà Ronna McDaniel, chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa, một đồng minh lâu năm của Trump (ảnh: David McNew/Getty Images)

 

 

Từ cố vấn tranh cử trở thành nhân chứng

 

Một số cố vấn thân cận nhất của cựu Tổng thống Donald Trump (nay là ứng cử viên tổng thống trong đảng Cộng hoà) được nêu tên trong cáo buộc ông âm mưu lật đổ kết quả cuộc bầu cử 2020 khiến họ có khả năng phải xuất hiện trong quá trình xử án để lấy lời khai. Ít nhất bảy cố vấn hiện phục vụ cho cựu tổng thống đã có những hành động được nêu rõ trong cáo trạng mới nhất, thậm chí có người đã được các công tố viên lấy lời khai trước khi có cáo trạng, biến họ thành những người vừa góp sức cho cuộc tranh cử tổng thống năm 2024 của Trump vừa phải làm nhân chứng tại phiên tòa sắp tới của ông.

 

Họ gồm một cố vấn tranh cử hàng đầu, một phụ tá truyền thông cấp cao và một số nhân viên chiến dịch tranh cử khác. Walt Nauta, trợ lý riêng thân cận nhất của Trump, người thường xuyên ở bên cạnh ông trong quá trình tranh cử, còn là đồng bị cáo trong vụ Trump bị cáo buộc xử lý sai các tài liệu mật. Các nhân chứng khác có thể được toà chọn từ một mạng lưới rộng lớn hơn của Trump, gồm các cựu nhân viên, các cộng sự chính trị và đồng minh lâu năm.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/GettyImages-1508735025.jpg

Walt Nauta (ảnh: Alon Skuy/Getty Images)

 

Ngay cả bà Ronna McDaniel, chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (Republican National Committee-RNC), một đồng minh lâu năm của Trump và chịu trách nhiệm giúp Trump giành được Toà Bạch Ốc (nếu ông trở thành ứng cử viên của đảng) cũng có thể phải ra làm nhân chứng. Đây là vấn đề khá khó xử cho những cận thần của một ứng cử viên tổng thống bị hầu tòa trong lúc đang tranh cử tổng thống. Sự tham gia của các cố vấn và trợ lý tại toà có thể làm đảo lộn lịch trình tranh cử, đặc biệt khi Trump phụ thuộc vào một đội ngũ nhân viên tương đối nhỏ.

 

Tại phiên tòa buộc tội của Trump diễn ra vào ngày 3 Tháng Tám ở Florida, nơi Trump không nhận tội đối với các cáo buộc liên quan đến nỗ lực lật ngược cuộc bầu cử năm 2020, thẩm phán đã cấm Trump thảo luận về danh sách các nhân chứng và hồ sơ công tố với Nauta và không được nói chuyện với bất kỳ nhân chứng nào về vụ án trừ khi thông qua luật sư nhưng nhóm công tố của Smith đã xác định được ít nhất 84 nhân chứng.

 

Các nhân chứng tiềm năng trong những vụ án đang chờ Trump cũng sẽ phải đối mặt với một thách thức đặc biệt, vừa giữ được sự tin tưởng của Trump về lòng trung thành vừa tránh để toà quy kết là khai man và không trung thực. Dù lời khai của họ trước đại bồi thẩm đoàn và việc cung cấp tài liệu là yêu cầu bắt buộc ghi trong trát đòi hầu tòa nhưng bất kỳ biểu hiện hợp tác nào với phía công tố đều có thể dẫn đến việc họ bị cựu tổng thống sa thải.

 

Brian Whisler, nhân viên cấp cao của cựu Thống đốc tiểu bang Virginia Robert F. McDonnell nhớ lại phiên tòa xét xử tham nhũng liên bang năm 2014 của ông: “Những người được gọi là nhân chứng được khuyến cáo hãy nói sự thật và đảm bảo rằng những lời khai của họ là khách quan”. Kết quả của sự khách quan là bồi thẩm đoàn đồng ý McDonnell và vợ ông có tội (bản án sau đó bị Tối cao Pháp viện hủy bỏ). Về Trump, Whisler nhận xét: “Dựa trên những tuyên bố công khai của ông ấy, có vẻ ông hơi không tin lắm vào các nhân viên của mình”. Thực tế cho thấy, có rất nhiều người phản Trump sau một thời gian làm việc với ông.

 

Khi Trump còn ngồi ghế tổng thống, cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert S. Mueller III về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử 2016 cũng gây ra những khó xử (theo các cựu trợ lý ra làm chứng trước Mueller và vẫn tiếp tục làm việc cho Trump). Cựu chánh văn phòng John F. Kelly cho biết Trump đã rất tức giận khi biết cố vấn Toà Bạch Ốc khi đó là Donald McGahn đã dành nhiều thời gian tường trình với Mueller.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/GettyImages-1236038563.jpg

Don McGahn (ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

 

Trong báo cáo cuối cùng năm 2019, Mueller mô tả cách Trump làm khó McGahn sau khi biết McGahn khai với Mueller là Trump đã có lúc định sa thải công tố viên đặc biệt. “Thực ra, McGahn có khả năng bị sa thải cao hơn nhiều so với Mueller. Không bao giờ tôi là người hâm mộ lớn của ông ta!” – Trump nói về McGahn trên Twitter không lâu sau khi báo cáo Muller được công bố. Kelly nói: “Khi Trump phát hiện ra McGahn và những người khác đã nói ra sự thật với công tố đặc biệt, ông bị một cú sốc lớn”.

 

Tương tự như thế, trong cuộc điều tra của Hạ viện vụ 6 Tháng Một, Trump đã rất khó chịu với các trợ lý (thậm chí với cả một số thành viên trong gia đình) khi lời khai của họ đôi khi mâu thuẫn với tuyên bố gian lận bầu cử của ông. “Ông ấy rất tức giận khi xem một số clip được phát trên truyền hình trực tiếp” – một cựu cố vấn nhớ lại.

 

Tuy nhiên, các cố vấn và thân thuộc của Trump phần lớn đưa ra lời khai đằng sau cánh cửa đóng kín, với những mảnh ghép gây hại cho Trump chỉ được phát tán nhỏ giọt vài tháng sau đó. Nay, nếu được gọi để làm chứng tại một trong những phiên tòa xét xử Trump, các cố vấn sẽ làm chứng công khai và phát biểu trực tiếp trong phòng xử án chật kín phóng viên, chỉ cách sếp của họ ở bàn bị cáo vài bước chân.

 

Vì vậy, không có gì che giấu được. Thực tế, trước khi có cáo trạng, một số cố vấn hiện nay của Trump đã phải đối mặt với những câu hỏi gay gắt từ các công tố viên của Smith, những người dường như tin rằng họ sẽ không nói thật khi tường trình về các hành động của Trump trong hai vụ án liên bang. Một số cố vấn nói với Trump họ cảm thấy như thể các công tố viên có thái độ thù địch với họ.

 

Các cố vấn của Trump thừa nhận là không có cách nào chắc chắn để tách biệt hoàn toàn hai nhiệm vụ cố vấn tranh cử và nhiệm vụ nhân chứng khi số phận pháp lý của Trump gần như chắc chắn gắn liền với số phận chính trị của ông, và ngược lại. Thông điệp và lịch trình của chiến dịch ngày càng bị ảnh hưởng bởi quá trình tố tụng khiến việc ưu tiên cho vận động là rất khó khăn.

 

 

Những người trong cuộc

 

Walt Nauta, trợ lý cá nhân “Trump đi đâu đi theo đó” phải hầu tòa cùng ông ở Florida. Các công tố viên cáo buộc Nauta đã nói dối chính phủ và giúp Trump chuyển các hộp tài liệu để giấu các nhà điều tra. Susie Wiles, cố vấn cấp cao trong chiến dịch tranh cử của Trump cũng liên quan đến các tài liệu mật. Wiles đã tham gia nhóm trò chuyện trên ứng dụng Signal để đảm bảo với nhóm rằng Carlos de Oliveira, người quản lý tài sản tại Mar-a-Lago, vẫn trung thành với Trump (De Oliveira bị buộc tội vào Tháng Bảy vì đã nói dối các nhà điều tra và cố gắng che đậy bằng chứng).

 

Wiles vẫn là một trong những cố vấn thân cận nhất của Trump, giám sát hoạt động tranh cử, tài chính và việc đi lại của ông. Wiles tâm sự với những người quen là bà chỉ ra làm chứng vì luật pháp yêu cầu như thế qua trát đòi hầu tòa và bà vẫn trung thành với Trump. Jason Miller, một cố vấn cấp cao khác trong chiến dịch tranh cử của Trump, phụ trách báo chí và truyền thông cũng được nhắc đến trong bản cáo trạng. Cáo trạng nêu rõ Miller đã nói chuyện với Trump và khẳng định các tuyên bố gian lận bầu cử (chẳng hạn như các phiếu bầu được bầu một cách gian lận dưới tên của những người đã chết ở Georgia) là không đúng sự thật.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/GettyImages-1580058057.jpg

Jason Miller (ảnh: Tom Brenner for The Washington Post via Getty Images)

 

Lời khai này rất quan trọng đối với các công tố vì nó chứng minh Trump biết những tuyên bố đó là sai nhưng vẫn bám vào. Miller biện bạch rằng ông ta không có vấn đề với Trump mà chỉ có vấn đề với nhóm pháp lý của ông và vẫn trung thành với Trump. Các cố vấn khác của Trump nói rằng cáo trạng lôi họ vào là để tạo ra sự chia rẽ giữa Trump và các trợ lý của ông. Luật sư Evan Corcoran vẫn là thành viên trong nhóm pháp lý của Trump dù bản cáo trạng Mar-a-Lago gọi ông là “luật sư số một của Trump” dựa vào sự thân cận giữa hai người. Corcoran ngồi sau bàn của Trump trong phiên điều trần ngày 3 Tháng Tám tại toà.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/GettyImages-1475834835.jpg

Matthew Evan Corcoran (ảnh: Kevin Dietsch/Getty Images)

 

Nhiều cố vấn cho biết Corcoran không còn tham gia nhiều vào việc bào chữa cho Trump vì phải làm nhân chứng. Liz Harrington và Margo Martin, cả hai đều là trợ lý chiến dịch tranh cử hiện nay có mặt trong cuộc được ghi âm, trong đó Trump có vẻ thừa nhận ông biết mình giữ các tài liệu bí mật. Các cố vấn của Trump cho biết Harrington giữ một vai trò ít ảnh hưởng hơn trong năm qua. Will Russell, một cựu sinh viên Toà Bạch Ốc làm việc cho chiến dịch tranh cử với tư cách hợp đồng đã nhiều lần làm chứng trước đại bồi thẩm đoàn điều tra các hành động của Trump trước ngày 6 Tháng Một.

 

Taylor Budowich, người đứng đầu Siêu PAC hỗ trợ chiến dịch tranh cử của Trump cũng làm chứng trước đại bồi thẩm đoàn trong vụ kiện tài liệu vào Tháng Sáu. Budowich là phát ngôn của Trump vào năm 2022 khi cựu tổng thống. Luật sư Boris Epshteyn, cố vấn chiến dịch tranh cử của Trump bị các đặc vụ liên bang khám xét theo lệnh toà án và thu giữ điện thoại di động vào năm ngoái. Việc ông vẫn tham gia nhóm pháp lý của Trump đã gây căng thẳng với một số luật sư khác, khiến một người phải nghỉ việc.

 

Bản cáo trạng của Smith cũng nhắc đến một cuộc điện thoại trong đó Trump và “đồng mưu 2” (co-conspirator 2, được xác định là luật sư John Eastman) đã nói chuyện với Ronna McDaniel, nữ chủ tịch RNC về kế hoạch triệu tập các đại cử tri để chứng nhận người chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020 tại một số tiểu bang chiến trường. Bản cáo trạng cáo buộc Eastman “đã trình bày sai sự thật với bà McDaniel” là các đại cử tri giả sẽ chỉ ra mặt nếu tòa án tiểu bang chấp nhận đơn kiện kết quả bầu cử. Gần đây McDaniel thường xuyên nói chuyện với Trump và vận động ông tham dự cuộc tranh luận sơ bộ đâu tiên trong đảng vào cuối tháng này – dẫn lại từ The Washington Post.






No comments:

Post a Comment

View My Stats