Wednesday, 16 August 2023

NGUYỄN VĂN CHƯỞNG 'TINH THẦN TIÊU CỰC' SAU KHI HAY TIN SẮP THI HÀNH ÁN (BBC News Tiếng Việt)

 



Nguyễn Văn Chưởng 'tinh thần tiêu cực' sau khi hay tin sắp thi hành án

BBC News Tiếng Việt

16 tháng 8 năm 2023

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-66521547

 

Gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã đi thăm ông hôm 14/8 và nói với BBC rằng tinh thần ông hiện khá tiêu cực, sau khi hay tin mình sắp bị thi hành án.

 

Hình : https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/EA75/production/_130712006_366500844_10160680205149520_1711474967472875286_n.jpg

 

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trường Chinh, cha của ông Nguyễn Văn Chưởng thì con ông trong tù vẫn chưa được thông báo gì về việc thi hành án.

 

Ông Chinh đoán rằng, có lẽ sự việc gây xôn xao dư luận nên những người thăm nuôi họ kể rồi Chưởng biết tin từ bạn tù của mình nhưng thông tin về thời gian, địa điểm thi hành án vẫn là "mù mờ" đối với tất cả mọi người.

 

Gần hai tuần kể từ ngày cha mẹ ông Nguyễn Văn Chưởng nhận được văn bản của Tòa Án Thành Phố Hải Phòng về việc nhận thi thể con trai mình, họ vẫn tiếp tục đến Hà Nội kêu oan.

 

Nhà nước nên ân xá cho Nguyễn Văn Chưởng và minh oan cho Hồ Duy Hải?

Vụ án Nguyễn Văn Chưởng: Các tổ chức quốc tế đồng loạt kêu gọi dừng thi hành án

 

Tính đến thời điểm hiện tại. hơn 5.000 người đã ký kiến nghị gửi đến Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng xin hoãn thi hành án đối với trường hợp của ông Nguyễn Văn Chưởng. Nhiều người đã đổi ảnh đại diện trên Facebook hình những con hưu được chính tay ông Nguyễn Văn Chưởng dùng tăm đan từ những chiếc túi nilon gói hàng để có thể bí mật gửi thư kêu oan ra ngoài trong suốt 17 năm trời ròng rã.

 

Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ), Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cùng 12 tổ chức khác vào ngày 12/8 cũng đã lên tiếng kêu gọi dừng thi án tử hình đối với tử tù Nguyễn Văn Chưởng "ngay lập tức".

 

 

'Kêu oan để làm gì'

 

Gia đình ông Nguyễn Văn Chưởng nói với BBC rằng ban đầu gia đình định giấu chuyện nhận được thông báo việc nhận tro cốt người đã thi hành án tử hình nhưng khi trò chuyện một lúc thì ông Chưởng nói rằng mình đã "biết hết rồi".

 

Tinh thần và thái độ của Chưởng khác hẳn, tôi khuyên cháu tích cực lên, cứ tiếp tục làm đơn gửi đi thì Chưởng nói rằng làm đơn, kêu oan để làm gì vì không hiệu quả chi hết, bao nhiêu năm rồi.

 

"Tôi mới bảo rằng số phận của mình nếu bị hàm oan thì không thể từ bỏ, phải đòi công lý, lúc chết cũng phải đòi nói chi là lúc sống. Nhưng Chưởng lại nói tiếp rằng làm gì có công lý ở Việt Nam, bao nhiêu năm kêu oan mòn mỏi, nhà cửa bán hết rồi nhưng có được gì đâu. Vì vậy, vợ chồng tôi cũng rất nhọc lòng, động viên con mình bình tâm," ông Chinh nói với BBC.

Theo mô tả của ông Chinh, không khí của phòng thăm thân hôm 14/8 cũng khác với thường lệ. Gia đình tùy có nhiều thời gian để trò chuyện với nhau lâu hơn nhưng lực lượng công an đứng gác cũng được bố trí đông đảo hơn.

 

Hình : https://ichef.bbci.co.uk/news/720/cpsprodpb/13BD3/production/_130815808_chuong2.jpg

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYỄN TRƯỜNG CHINH

 

Suốt hơn một tiếng đồng hồ gặp gỡ qua tấm kính chắn, cả gia đình sụt sùi trong nước mắt khi gia đình nhắc đến ông Nguyễn Trọng Đoàn - người em trai vừa qua đời vì ung thư của ông Nguyễn Văn Chưởng.

 

"Vợ của Đoàn cũng khuyên Chưởng cố gắng, nói rằng Đoàn qua đời mà tâm nguyện giải oan cho anh trai chưa thành. Bây giờ con của Đoàn và Chưởng đều còn nhỏ, gia đình cùng cố gắng, cố sống để có ngày Chưởng tự do trở về chăm lo cho các cháu, khi vợ của Đoàn nói đến đây thì Chưởng bật khóc," ông Chinh kể lại với BBC.

 

Vợ chồng ông Chinh chỉ có hai đứa con trai nhưng một người đã ra đi hai tháng trước vì bệnh, còn lại một mình Chưởng - người hiện đang đối mặt với việc thi hành tử hình. Bao nhiêu sức lực, tiền của, tinh thần của cặp vợ chồng gần 80 tuổi hơn 16 năm qua đều đổ dồn cho việc minh oan cho con trai Nguyễn Văn Chưởng.

 

"Sáng nay ba giờ tôi và vợ lại lên Hà Nội để kêu oan cho Chưởng. Nhiều công an khuyên tôi nên đến đúng nơi đúng chỗ nhưng tôi nói rằng nơi nào có đông người thì tôi kêu oan vì các cơ quan chính quyền đều không tiếp nhận, buộc tôi phải ra ngoài đường giơ băng rôn, khẩu hiệu. Dù tôi bị bắt cũng chịu, nếu tôi không tiếp tục giơ cao kêu oan thì làm sao người biết đến vụ án của Chưởng," ông Chinh nói,

 

Ông Chinh từng bị ngất xỉu hồi 7/8 khi kêu oan cho ông Chưởng trước trụ sở Ban Tiếp công dân trung ương tại Hà Nội. Theo lời bác sĩ, huyết áp của ông khi đó lên tới 180 và được bệnh viện giữ lại để theo dõi. Nhưng vì lo sợ sự việc của con trai ông sẽ bị "chìm xuồng" nên ông Chinh đã ký giấy cam kết với bệnh viện xin xuất viện. Ông khẳng định với BBC rằng ông sẽ đấu tranh cho tự do của con trai mình đến "hơi thở cuối cùng".

 

 

Tia hy vọng

 

Luật sư Đặng Đình Mạnh bình luận với BBC rằng, quyết định xử tử một người là đến từ chính con người, mà con người thì không hoàn hảo và có thể có sai lầm.

 

"Do đó, nếu một quốc gia tôn trọng sinh mạnh người dân, thì luật pháp phải luôn luôn dự liệu sẵn quy định để sửa sai. Nếu luật pháp của một quốc gia không dự liệu sẵn quy định sửa sai, chứng tỏ quốc gia đó không tôn trọng sinh mạng người dân.

 

"Hơn nữa, bên cạnh luật pháp, thì công chúng đã từng chứng kiến tiền lệ hoãn thi hành án tử hình với em Hồ Duy Hải bằng sự can thiệp của chủ tịch nước. Điều đó có thể lập lại lần nữa với em Nguyễn Văn Chưởng mà bất chấp có quy định luật pháp hay không. Điều cần là họ có thực hiện hay không mà thôi," luật sư Mạnh nói hôm 10/8.

 

Vụ án Nguyễn Văn Chưởng: Còn 'uẩn khúc' gì sau hơn 16 năm?

Vụ án Nguyễn Văn Chưởng và bức màn bí mật về việc thi hành án tử ở Việt Nam

 

Hình : https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/4E35/production/_130712002_image.png

 

Luật sư Đặng Đình Mạnh giải thích thêm rằng, bản án của Hội đồng thẩm phán đối với ông Nguyễn Văn Chưởng vẫn chưa phải là dấu chấm hết.

 

"Vì lẽ, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, thì hai cơ quan của quốc hội, gồm Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Ủy ban Tư pháp và hai chức danh tư pháp gồm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vẫn có quyền yêu cầu hoặc kiến nghị Hội đồng Thẩm phán xem xét lại quyết định của mình.

 

"Chỉ khi nào Hội đồng Thẩm phán đã có quyết định giải quyết các yêu cầu hoặc kiến nghị đó, thì đó mới là dấu chấm hết sự việc," theo luật sư Mạnh.

 

Ngoài ra, ở điều 404 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định về yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có viết:

 

"Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó."

 

Vấn đề đặt ra là, năm 2011, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bác kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao mà không suy xét những tình tiết còn đầy uẩn khúc mà các luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Văn Chưởng đã nêu, như vậy những tình tiết này đến nay có được xem là "là tình tiết quan trọng mới" hay không còn phụ thuộc vào ý chí chính trị của các cấp lãnh đạo.

 

Trong cuộc trò chuyện với BBC ngày 16/8, ông Nguyễn Trường Chinh nói rằng, ông không muốn vợ chồng mất luôn đứa con trai còn lại vì oan sai nên dù có bị lôi xệch đi, bị canh chừng thì gia đình ông cũng tiếp tục giơ băng rôn, mặc chiếc áo kêu oan để cho cả thế giới biết trường hợp của con ông, người cũng đã rất cố gắng cầm cự sống trong tù suốt 16 năm qua.

 

 

Tóm tắt vụ án Nguyễn Văn Chưởng

 

 

Khoảng 21:00 ngày 14/7/2007

Xảy ra vụ án mạng, nạn nhân là Thiếu tá cảnh sát hình sự Nguyễn Văn Sinh (Công an phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

 

Rạng sáng 3/8/2007

Công an Hải Phòng bắt giữ Nguyễn Văn Chưởng, sinh năm 1983.

 

TIẾP THEO >>>>  

 

 

==================

TIN LIÊN QUAN

 

·         

Vụ án Nguyễn Văn Chưởng và bức màn bí mật về việc thi hành án tử ở Việt Nam

10 tháng 8 năm 2023

·         

Vụ án Nguyễn Văn Chưởng: Các tổ chức quốc tế đồng loạt kêu gọi dừng thi hành án

13 tháng 8 năm 2023

·         

Vụ án Nguyễn Văn Chưởng: Còn 'uẩn khúc' gì sau hơn 16 năm?

9 tháng 8 năm 2023






No comments:

Post a Comment

View My Stats