Chính
sách của Joe Biden và Donald Trump: Những điểm tương đồng và khác biệt
Gideon Rachman
- Financial
Times
Nguyễn Thị Kim Phụng, biên dịch
Chính quyền hiện tại đã âm thầm phát triển nhiều
chính sách dựa trên những gì đã có từ thời Trump
Donald Trump là một kẻ
khoác lác và dối trá. Ông ta đã cố gắng tổ chức một cuộc đảo chính. Tôi nghĩ cả
hai tuyên bố đó đều đúng. Nhưng cũng đúng là, với tư cách tổng thống, Trump có
vai trò trong những thay đổi lịch sử về chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ
mà Joe Biden sau đó đã phát triển thêm. Những thay đổi này có lẽ sẽ tiếp tục tồn
tại – ngay cả khi Trump bị tống vào tù.
Điều gì khiến cho một nhiệm kỳ tổng thống thực
sự mang tính lịch sử? Về cơ bản, nó đòi hỏi phải đoạn tuyệt hoàn toàn với quá
khứ – những hậu quả và tiền đề của nó sau đó sẽ được các đối thủ chính trị của
bạn chấp nhận và tiếp thu. Franklin Roosevelt đã làm điều đó qua Chính sách
Kinh tế mới (New Deal), còn với Lyndon Johnson là Đạo luật Dân quyền (Civil
Rights Act). Ronald Reagan thì triển khai một loạt các chính sách bãi bỏ quy định,
cắt giảm thuế, mà ngày nay thường được gọi chung là chủ nghĩa tân tự do.
Các tổng thống kế nhiệm Reagan về cơ bản đã chấp
nhận triết lý thị trường tự do mà ông để lại. Bill Clinton thúc đẩy Hiệp định
Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). George W. Bush hoan nghênh Trung Quốc gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chính quyền Obama hướng tới một hiệp ước đầu
tư song phương Mỹ-Trung và đã đồng ý tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại tự do mới.
Tuy nhiên, Trump đã bác bỏ sự đồng thuận ủng hộ
toàn cầu hóa kéo dài 40 năm trước đó. Trong chiến dịch tranh cử, ông cáo buộc
Trung Quốc đang cười nhạo và cướp bóc nước Mỹ. Trong bài diễn văn nhậm chức,
ông than thở về “cuộc tàn sát người dân Mỹ” mà ông đổ lỗi là do quá trình toàn
cầu hóa. Ngồi ở hàng ghế khán giả, Bush được cho là đã lẩm bẩm, “Điều ông ta
nói thật kỳ cục.”
Trong ngày đầu tiên nhậm chức, Trump đã rút Mỹ
ra khỏi TPP. Năm 2017, Mỹ đã cố tình gây trở ngại cho WTO bằng cách ngăn chặn
việc bổ nhiệm các thẩm phán mới cho tòa phúc thẩm của tổ chức này. Robert
Lighthizer, Đại diện Thương mại của Trump, đã áp một loạt thuế nhập khẩu lên
hàng hóa Trung Quốc. Trump cũng đàm phán lại NAFTA, sau được đổi tên thành
USMCA. Tất cả những điều này được biện minh là nhằm mang các việc làm trong
ngành công nghiệp trở lại Mỹ.
Sự cạnh tranh mới với Trung Quốc cũng là vấn đề
địa chính trị. Chiến lược An ninh Quốc gia của chính quyền Trump, được công bố
vào năm 2017, đã coi “sự cạnh tranh giữa các cường quốc” với Trung Quốc và Nga
là tâm điểm trong cách tiếp cận thế giới của Mỹ.
Và Biden đã làm gì với tất cả những thứ “kỳ cục”
này? Thay vì gạt chúng sang một bên, chính quyền của ông đã giữ lại hầu hết các
chính sách thời Trump – và thậm chí còn phát triển dựa trên chúng. Họ đã không
cố gắng tham gia lại TPP và tiếp tục ngăn chặn tòa phúc thẩm của WTO. Khi chia
sẻ riêng tư, một số quan chức chính quyền nói rằng việc để Trung Quốc gia nhập
WTO là một sai lầm. Mức thuế của Trump dành cho Trung Quốc vẫn còn hiệu lực.
Chính quyền này cũng đã chấp nhận khái niệm cạnh
tranh giữa các cường quốc với Trung Quốc. Chiến lược An ninh Quốc gia thời Biden
mô tả Trung Quốc là thách thức địa chính trị “quan trọng nhất” đối với Mỹ.
“Bidenomics” – các chính sách kinh tế đầy tham
vọng và có tính can thiệp của tổng thống Biden – được thúc đẩy bởi mong muốn giống
như Trump, là tái công nghiệp hóa nước Mỹ và xây dựng lại tầng lớp trung lưu.
Đội ngũ của Biden sẽ lập luận, với độ chính
xác nhất định, rằng các chính sách của họ có hệ thống hơn các chính sách của
chính quyền Trump và có một số yếu tố mới. Việc nhấn mạnh vào sử dụng năng lượng
sạch và chống biến đổi khí hậu là các điểm riêng của Đảng Dân chủ.
Những nỗ lực của Biden nhằm kiềm chế quyền lực
của Trung Quốc cũng ít bị ảnh hưởng bởi tính khí thất thường như Trump. Trump từng
chọc tức Trung Quốc và rồi một giây sau lại dành lời khen ngợi cho nhà lãnh đạo
Trung Quốc, Tập Cận Bình. Ông có lẽ coi hàng rào thuế quan của mình là phương
tiện để cuối cùng đàm phán một thỏa thuận thương mại tốt hơn với Trung Quốc,
cho đến khi đại dịch đẩy lùi mọi nỗ lực cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.
Chính quyền Biden ít tập trung hơn vào cán cân
thương mại Mỹ-Trung và đang nỗ lực một cách có hệ thống hơn để hạn chế xuất khẩu
các công nghệ chính sang Trung Quốc. Biden cũng có thể tuyên bố đã đầu tư nhiều
tiền hơn vào nỗ lực tái công nghiệp hóa nước Mỹ so với Trump.
Nhưng đây chủ yếu là những khác biệt trong việc
triển khai chính sách, hơn là khác biệt về triết lý nền tảng. Dù họ không muốn
thừa nhận điều này, nhưng đội ngũ của Biden đã chia sẻ nhiều giả định cơ bản của
thời Trump – về thương mại, toàn cầu hóa, và sự cạnh tranh với Trung Quốc.
Có hai yếu tố đã thúc đẩy việc đánh giá lại
này. Đầu tiên, chiến thắng của Trump vào năm 2016 đã buộc các đảng viên Dân chủ
phải nhìn nhận hoàn cảnh khó khăn và sự tức giận của người lao động Mỹ một cách
nghiêm túc hơn hẳn. Chính quyền Biden đã kết luận rằng họ không thể thuyết phục
người dân Mỹ ủng hộ toàn cầu hoá được nữa. Nếu không có nỗ lực giải quyết các động
lực kinh tế của Chủ nghĩa Trump, bản thân nền dân chủ có thể gặp nguy hiểm. Vì
vậy, chính quyền Biden cuối cùng đã từ bỏ các ý tưởng thương mại tự do được phe
“Dân chủ Mới” (New Democrats) của Bill Clinton áp dụng vào thập niên 1990.
Chính quyền Biden cũng tin, như Trump từng lập
luận, rằng 40 năm chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trên thực tế đã thất bại
và một Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo sẽ không bao giờ là một “bên liên
quan có trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế.
Do đó, ở những khía cạnh quan trọng, Trump đã
mang lại một cuộc cách mạng lâu dài trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ.
Có vẻ kỳ lạ – thậm chí là phản cảm – khi công nhận ông vì những thay đổi quan trọng trong hệ tư tưởng và chính sách. Đối với nhiều người ở Washington, Trump là một kẻ man rợ, người mà di sản sẽ luôn là cuộc tấn công của ông ta vào hệ thống dân chủ Mỹ. Nhưng có lẽ chúng ta cần một kẻ man rợ dám phá vỡ điều cấm kỵ để thực hiện một bước đoạn tuyệt quyết định với sự đồng thuận 40 năm về thương mại, toàChính sách của Joe Biden và Donald Trump: Những điểm tương đồng và khác biệt
Gideon Rachman - Financial Times
Nguyễn Thị Kim Phụng, biên dịch
20/08/2023
https://nghiencuuquocte.org/2023/08/20/chinh-sach-cua-joe-biden-va-donald-trump-nhung-diem-tuong-dong-va-khac-biet/
Chính quyền hiện tại đã âm thầm phát triển nhiều chính sách dựa trên những gì đã có từ thời Trump
Donald Trump là một kẻ khoác lác và dối trá. Ông ta đã cố gắng tổ chức một cuộc đảo chính. Tôi nghĩ cả hai tuyên bố đó đều đúng. Nhưng cũng đúng là, với tư cách tổng thống, Trump có vai trò trong những thay đổi lịch sử về chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ mà Joe Biden sau đó đã phát triển thêm. Những thay đổi này có lẽ sẽ tiếp tục tồn tại – ngay cả khi Trump bị tống vào tù.
Điều gì khiến cho một nhiệm kỳ tổng thống thực sự mang tính lịch sử? Về cơ bản, nó đòi hỏi phải đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ – những hậu quả và tiền đề của nó sau đó sẽ được các đối thủ chính trị của bạn chấp nhận và tiếp thu. Franklin Roosevelt đã làm điều đó qua Chính sách Kinh tế mới (New Deal), còn với Lyndon Johnson là Đạo luật Dân quyền (Civil Rights Act). Ronald Reagan thì triển khai một loạt các chính sách bãi bỏ quy định, cắt giảm thuế, mà ngày nay thường được gọi chung là chủ nghĩa tân tự do.
Các tổng thống kế nhiệm Reagan về cơ bản đã chấp nhận triết lý thị trường tự do mà ông để lại. Bill Clinton thúc đẩy Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). George W. Bush hoan nghênh Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chính quyền Obama hướng tới một hiệp ước đầu tư song phương Mỹ-Trung và đã đồng ý tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại tự do mới.
Tuy nhiên, Trump đã bác bỏ sự đồng thuận ủng hộ toàn cầu hóa kéo dài 40 năm trước đó. Trong chiến dịch tranh cử, ông cáo buộc Trung Quốc đang cười nhạo và cướp bóc nước Mỹ. Trong bài diễn văn nhậm chức, ông than thở về “cuộc tàn sát người dân Mỹ” mà ông đổ lỗi là do quá trình toàn cầu hóa. Ngồi ở hàng ghế khán giả, Bush được cho là đã lẩm bẩm, “Điều ông ta nói thật kỳ cục.”
Trong ngày đầu tiên nhậm chức, Trump đã rút Mỹ ra khỏi TPP. Năm 2017, Mỹ đã cố tình gây trở ngại cho WTO bằng cách ngăn chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán mới cho tòa phúc thẩm của tổ chức này. Robert Lighthizer, Đại diện Thương mại của Trump, đã áp một loạt thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc. Trump cũng đàm phán lại NAFTA, sau được đổi tên thành USMCA. Tất cả những điều này được biện minh là nhằm mang các việc làm trong ngành công nghiệp trở lại Mỹ.
Sự cạnh tranh mới với Trung Quốc cũng là vấn đề địa chính trị. Chiến lược An ninh Quốc gia của chính quyền Trump, được công bố vào năm 2017, đã coi “sự cạnh tranh giữa các cường quốc” với Trung Quốc và Nga là tâm điểm trong cách tiếp cận thế giới của Mỹ.
Và Biden đã làm gì với tất cả những thứ “kỳ cục” này? Thay vì gạt chúng sang một bên, chính quyền của ông đã giữ lại hầu hết các chính sách thời Trump – và thậm chí còn phát triển dựa trên chúng. Họ đã không cố gắng tham gia lại TPP và tiếp tục ngăn chặn tòa phúc thẩm của WTO. Khi chia sẻ riêng tư, một số quan chức chính quyền nói rằng việc để Trung Quốc gia nhập WTO là một sai lầm. Mức thuế của Trump dành cho Trung Quốc vẫn còn hiệu lực.
Chính quyền này cũng đã chấp nhận khái niệm cạnh tranh giữa các cường quốc với Trung Quốc. Chiến lược An ninh Quốc gia thời Biden mô tả Trung Quốc là thách thức địa chính trị “quan trọng nhất” đối với Mỹ.
“Bidenomics” – các chính sách kinh tế đầy tham vọng và có tính can thiệp của tổng thống Biden – được thúc đẩy bởi mong muốn giống như Trump, là tái công nghiệp hóa nước Mỹ và xây dựng lại tầng lớp trung lưu.
Đội ngũ của Biden sẽ lập luận, với độ chính xác nhất định, rằng các chính sách của họ có hệ thống hơn các chính sách của chính quyền Trump và có một số yếu tố mới. Việc nhấn mạnh vào sử dụng năng lượng sạch và chống biến đổi khí hậu là các điểm riêng của Đảng Dân chủ.
Những nỗ lực của Biden nhằm kiềm chế quyền lực của Trung Quốc cũng ít bị ảnh hưởng bởi tính khí thất thường như Trump. Trump từng chọc tức Trung Quốc và rồi một giây sau lại dành lời khen ngợi cho nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình. Ông có lẽ coi hàng rào thuế quan của mình là phương tiện để cuối cùng đàm phán một thỏa thuận thương mại tốt hơn với Trung Quốc, cho đến khi đại dịch đẩy lùi mọi nỗ lực cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.
Chính quyền Biden ít tập trung hơn vào cán cân thương mại Mỹ-Trung và đang nỗ lực một cách có hệ thống hơn để hạn chế xuất khẩu các công nghệ chính sang Trung Quốc. Biden cũng có thể tuyên bố đã đầu tư nhiều tiền hơn vào nỗ lực tái công nghiệp hóa nước Mỹ so với Trump.
Nhưng đây chủ yếu là những khác biệt trong việc triển khai chính sách, hơn là khác biệt về triết lý nền tảng. Dù họ không muốn thừa nhận điều này, nhưng đội ngũ của Biden đã chia sẻ nhiều giả định cơ bản của thời Trump – về thương mại, toàn cầu hóa, và sự cạnh tranh với Trung Quốc.
Có hai yếu tố đã thúc đẩy việc đánh giá lại này. Đầu tiên, chiến thắng của Trump vào năm 2016 đã buộc các đảng viên Dân chủ phải nhìn nhận hoàn cảnh khó khăn và sự tức giận của người lao động Mỹ một cách nghiêm túc hơn hẳn. Chính quyền Biden đã kết luận rằng họ không thể thuyết phục người dân Mỹ ủng hộ toàn cầu hoá được nữa. Nếu không có nỗ lực giải quyết các động lực kinh tế của Chủ nghĩa Trump, bản thân nền dân chủ có thể gặp nguy hiểm. Vì vậy, chính quyền Biden cuối cùng đã từ bỏ các ý tưởng thương mại tự do được phe “Dân chủ Mới” (New Democrats) của Bill Clinton áp dụng vào thập niên 1990.
Chính quyền Biden cũng tin, như Trump từng lập luận, rằng 40 năm chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trên thực tế đã thất bại và một Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo sẽ không bao giờ là một “bên liên quan có trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế.
Do đó, ở những khía cạnh quan trọng, Trump đã mang lại một cuộc cách mạng lâu dài trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ.
Có vẻ kỳ lạ – thậm chí là phản cảm – khi công nhận ông vì những thay đổi quan trọng trong hệ tư tưởng và chính sách. Đối với nhiều người ở Washington, Trump là một kẻ man rợ, người mà di sản sẽ luôn là cuộc tấn công của ông ta vào hệ thống dân chủ Mỹ. Nhưng có lẽ chúng ta cần một kẻ man rợ dám phá vỡ điều cấm kỵ để thực hiện một bước đoạn tuyệt quyết định với sự đồng thuận 40 năm về thương mại, toàn cầu hóa, và Trung Quốc.
--------------------------
Nguồn: Gideon Rachman, “Why Joe Biden is the heir to Trump,” Financial Times, 7/8/2023n cầu hóa, và Trung Quốc.
--------------------------
Nguồn: Gideon Rachman, “Why Joe
Biden is the heir to Trump,” Financial Times, 7/8/2023
No comments:
Post a Comment