Monday 14 August 2023

CẦU KERCH BỊ TẤN CÔNG LẦN THỨ 3?!  (Nguyễn Xuân Thành cùng với Phúc Lai GB)

 




A total of 8 explosions have been reported at the Crimean Bridge!

Visegrád 24

@visegrad24

https://twitter.com/visegrad24/status/1690347214172766208?s=46&t=ukUaDON-NWUpVn8bgW8bAA&fbclid=IwAR0S5ATT94Zg76KdUusJSs6NxxhURy1X8HgQG5PjkhYRcOXJI45dsfDPyiA

 

 

CẦU KERCH BỊ TẤN CÔNG LẦN THỨ 3?!  

Nguyễn Xuân Thành cùng với Phúc Lai GB

12-8-2023  07:45  

https://www.facebook.com/nguyen.xuanthanh.75491/posts/pfbid02tQuARAkhFZzxTu2ebWQGf52JGzA9beYdxxAhXCJ4jB4oAS5hEWar71mpbv71tutl

 

(Sưu tầm, chỉnh sửa và bổ sung. Thông tin và nội dung cần được kiểm chứng, chính xác hoá lại!)

 

Có lẽ thông tin là khá chính xác?!

 

Hình như lần này cầu Kerch bị tấn công vào ban ngày, tại 3 hoặc 4 (8?!) vị trí (nghe rõ tiếng người dân đếm được từ xa 4 vị trí ở trên cầu bị tấn công trúng), các đám khói bốc lên khá cao, khá to và khá lâu?!

 

Các đám khói dường như là bốc lên từ chính trên cây cầu chứ không phải từ phía sau cầu?! Nếu có thêm clip hay ảnh từ phía bên kia cầu thì sẽ khẳng định được chắc chắn hơn!

GIẢ SỬ cầu lại bị đánh trúng thì:

 

- Nhìn đám khói bốc lên cao, to và lâu vậy, mà kết cấu cầu không có nhiều vật liệu có thể bắt cháy, nên khả năng cao là lượng thuốc nổ khá lớn và có thể trong lượng nổ còn có thêm thành phần gây cháy đặc biệt (napan,…?!) hoặc là đã đánh trúng đồng thời vào xe, vào phương tiện đang lưu thông ở trên hoặc ở bên dưới cầu (vì phương tiện qua lại cầu dịp này khá dày đặc và chỉ trên đó mới có xăng, dầu cũng như những vật liệu có thể bắt cháy khác?!)?! Một vụ nổ xảy ra thì thường chỉ tạo ra quầng chớp lửa, cột khói đen và cột khói bụi do đất đá bị văng ra, bốc lên rồi nhanh chóng bị tan ra. Nếu còn nhiên liệu của động cơ mang phóng chưa cháy hết thì nó có thể bị kích nổ hoặc bốc cháy tiếp nhưng cũng thường cháy không lâu.

 

- Không rõ lần này phương tiện tấn công cầu Kerch là loại gì mà cấp tập, chính xác và có sức công phá lớn(?!) đến vậy?!

 

Phía Nga nói Ukraine dùng 3 tên lửa phòng không hoán cải S-200 để tấn công cầu Kerch nhưng đều bị lực lượng phòng không Nga bắn hạ (?!). Nga xả khói trên cầu để chống (che mắt) các phương tiện đường không dẫn đường bằng quang học (chùm tia laser, hồng ngoại, so sánh ảmh nhiệt,…).

 

Cầu dài như vậy, biết bao nhiêu cụm tạo khói mới đủ che chắn được cầu?! Bốn cụm tạo khói như vậy nhìn cảm nhận như chẳng thấm tháp gì?! Chưa kể gió vùng này rất to, thổi khói bay tán nhanh và thường thổi theo một hướng, nên chỉ che được một phía của cầu ở quanh khu vực cột tạo khói thôi!

 

Xe tăng, xe bọc thép,…phun khói thì phải trùm kín bao hết xe.

 

Đoạn nhậy cảm nhất, có kích thước to nhất, dễ bộc lộ nhất, xung yếu nhất,…của cầu Kerch là hai nhịp có vòm thì hình như không được bố trí cụm tạo phát khói thì phải?!

 

Hơn nữa, khói chỉ có tác dụng nhất định với tên lửa, bom,…được dẫn bằng tín hiệu quang học (chùm tia laser, so sánh ảnh nhiệt,…) hoặc được điều khiển từ xa, còn với những phương tiện tấn công dẫn đường bằng GPS, rada chủ động,…thì việc nguỵ trang, che phủ bằng khói hầu như không có ý nghĩa mấy?!

 

Cũng có ý kiến cho rằng người Nga phun khói để che các dấu trận địa phòng không và họ phê phán một số người Nga đã quay, tung clip lên mạng có thể làm lộ vị trí của những trận địa này?! Điều này là không đúng vì đến thời điểm này thì các phương tiện tấn công đã được Ukraine dụng ở khu vực này là nhằm vào cầu chứ chưa phải là nhằm vào những trận địa phòng không ở đó(?!).

 

Lại có ý kiến nói rằng Nga đã từng diễn tập xả khói phủ kín cầu!

 

Không rõ thông tin này có chính xác không?!

 

Chả lẽ khi diễn tập họ đã xả khói “xả láng” như vậy (che phủ kín cả cầu, dài ~18km?!) mà lần thực chiến này họ lại “tiết kiệm” và chỉ xả “có tý tẹo, chẳng bõ bèn gì, không đủ dính răng” ở vẻn vẹn 4 vị trí như trong clip thôi sao?!

 

Mà, khói nguỵ trang thì (thường?!) là khói trắng, ở đây lại có lẫn không ít khói đen?!

 

Nữa là, nếu xả khói để nguỵ trang cầu thì phải xả trong thời gian không kích cầu (lúc phát hiện được các phương tiện công kích bằng đường không và các lực lượng phòng không nổ súng bắn hạ chúng), chứ lại xả khói khi cuộc tập kích kết thúc rồi là sao?!

 

Không rõ S-200 được cải huấn để đánh mục tiêu mặt đất thì giai đoạn cuối được dẫn bằng cách nào, theo tín hiệu gì vậy? S-200 là tên lửa phòng không tầm xa trước đây của Liên Xô, có tầm bắn 300km, pha giữa được dẫn đường bằng rada bán chủ động, pha cuối tự dẫn bằng rada chủ động, được kích nổ bằng ngòi nổ vô tuyến không tiếp xúc (ngòi nổ cận đích, S-200 không được điều khiển chính xác như Patriot PAC-3 của Mỹ nên không thể dùng cách thức hit-to-kill để tiêu diệt mục tiêu như cách người Mỹ dùng) hoặc điều khiển nổ từ xa (xạ thủ kích nổ tên lửa từ xa). Nếu S-200 được cải hoán thành tên lửa đạn đạo để đánh mục tiêu mặt đất thì có độ chính xác rất thấp nên không thể được sử dụng để tấn công chính xác các mục tiêu điểm như cầu Kẻch được.

 

Còn, nếu S-200 không có cải tiến được sử dụng ở đây, thì:

 

1- Liệu kết cấu thép của cầu có tạo ra được diện tích phản xạ hiệu dụng đủ lớn với rada tự dẫn của S-200?!

 

Hiển nhiên, S-200 yêu cầu diện tích phản xạ hiệu dụng từ mục tiêu lớn hơn so với S-300 vì nó là loại tên lửa cũ hơn, sử dụng rada loại cổ hơn (chưa phải rada mảng pha?!).

 

2- Giả sử tổng diện tích phản xạ hiệu dụng của cầu là khá lớn nhưng nó lại trải dài thì tâm phản xạ ở đâu và có bộc lộ rõ nét để rada tự dẫn nhận biết được mà điều khiển S-200 lao vào vị trí đó.

 

3- Giả sử S-200 nhận biết được và lao vào khu vực có tâm phản xạ của cầu Kerch thì vì mặt cầu khá nhỏ so với độ chính xác của S-200 nên xác suất S-200 lao vào trúng cầu là không cao.

 

4- Nếu S-200 không lao trúng cầu mà được kích nổ bằng phương pháp cận đích ở bên cạnh cầu (ở khoảng cách nào đó so với cầu) thì hiệu quả phá huỷ cầu sẽ không cao (vì cầu vững chắc hơn rất rất…rất nhiều lần các mục tiêu trên không như máy bay, tên lửa,…).

 

5- Nếu S-200 tấn công và lao đến gần cầu ở giai đoạn tự dẫn bằng rada bán chủ động vào đúng thời điểm có đoàn tầu chở dầu hoặc tầu thuỷ lớn chạy ngay bên dưới cầu. Điều này phải có sự trinh sát, theo dõi, tính toán và kết hợp rất sát sao, tỷ mỷ, đồng bộ và hết sức chính xác (thậm chí là phải nhờ cả vào sự may rủi nữa!).

 

Đây là “cơ hội vàng”!

 

Tất nhiên cơ hội này nằm trong một khoảng thời gian nhất định.

 

Ta thử tạm tính khoảng thời gia này.

 

Thời gian tàu hoả chạy trên cầu là: 18km : 100km/h ~ 10,8 phút.

 

Thời gian S-200 bay trong vùng mở rada chủ động sục sạo là:

 

50km : 2,5km/s ~0,4 phút.

 

Vậy “cơ hội vàng” khi mà cầu đã nằm trong vùng rada chủ động sục sạo và S-200 bay hết vùng này (tức là bay đến cầu) mà tàu hoả vẫn chưa ra khỏi cầu nằm trong khoảng (có trừ hao để tăng độ “ăn chắc”) là 10,8-0,4~10(phút).

 

Hiển nhiên là, nếu S-200 bay đến sớm thì nó không thể “dừng” hay bay vòng lượn lờ trên trời để chờ “cơ hội vàng như thế được”, còn nếu nó đến muộn thì “cơ hội vàng” sẽ bị trôi đi trước.

 

6- Nếu đúng lần này cầu Kerch bị tấn công trúng tại 4 (3, 8?!) vị trí khác nhau ở trên cầu thì không thể có 4 (3, 8?!) đoàn tàu cùng chạy một lúc trên cầu và cả 4 (3, 8?!) quả S-200 lao chính xác được vào chúng. Trường hợp quá lý tưởng, xác xuất gần bằng 0!!!!!

 

7- Một giả định nữa là S-200 tấn công và lao đến gần cầu ở giai đoạn tự dẫn bằng rada bán chủ động vào đúng thời điểm có tàu thuỷ lớn chạy ngay bên dưới cầu. Điều này quá là “hú hoạ”, quá là “ăn may” vì “cơ hội vàng” nằm trong khoảng thời gian rất nhỏ do tàu thuỷ nhanh chóng đi ngang qua khu vực dưới phía của cầu.

 

Vì vậy, khả năng cao là Ukraine sẽ không dùng S-200 để tấn công cầu Kerch.

 

NẾU những thông tin về cầu Kerch lại bị tấn công lần 3 như vậy là đúng thì đây sẽ tiếp tục:

 

- Là một đòn đánh mạnh, làm suy giảm nghiêm trọng uy tín của Nga, Quân đội Nga, Lực lượng Phòng không Nga, Bộ phận bảo vệ cầu Kerch, Cơ quan Phát ngôn của Nga và của Quân đội Nga (người Nga đã từng nhiều lần tuyên bố rằng cầu Kerch không thể bị tấn công vì nó thuộc loại mục tiêu được bảo vệ tốt nhất thế giới bởi nhiều tầng lớp, nhiều phương thức, nhiều phương tiện từ thô sơ đến hiện đại nhất,…kể cả lực lượng cá heo được huấn luyện kỹ càng hay lực lượng người nhái tinh nhuệ,…);

 

- Là một đòn đánh mạnh, làm suy giảm nghiêm trọng khả năng đảm bảo hậu cần của Quân đội Nga ở Crimia nói riêng và ở cả miền Nam Ukraine nói chung, qua đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức chiến đấu của Quân đội Nga ở đây;

 

- Là một đòn đánh mạnh, làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của người dân Nga vào cuộc chiến này, góp phần làm cho xã hội Nga thêm phân tán, thêm hoang mang;

 

- Là một khẳng định chắc chắn rằng Ukraine còn có đủ khả năng chủ động tổ chức nhiều đợt tấn công nữa vào cầu Kerch với quy mô, độ chính xác, sức tàn phá, sức ảnh hưởng ngày càng lớn hơn và với phương thức càng ngày càng tinh vi, càng hiện đại, càng bất ngờ hơn;

 

Vậy NẾU những thông tin về cầu Kerch lại bị tấn công lần 3 như vậy là đúng thì khả năng Ukraine đã dùng một hoặc kết hợp dùng một vài trong số những phương tiện mà họ hiện có sau đây để thực hiện cuộc tấn công:

 

1- Đạn pháo tăng tầm thông minh có hiệu chỉnh đoạn cuối quỹ đạo (Excalibur của Mỹ,…): Khả năng thấp vì tầm bắn từ vị trí do phía Ukraine kiểm soát đến cầu Kerch rất lớn (lớn hơn nhiều lần so với 70-80 km) và uy lực của đạn quá nhỏ để bắn phá cầu chỉ bằng vài phát bắn (chỉ vài kg thuốc nổ).

 

2- HIMARS (đạn phản lực bắn loạt có hiệu chỉnh giai đoạn cuối của quỹ đạo, của Mỹ): Khả năng thấp vì tầm bắn từ vị trí do phía Ukraine kiểm soát đến cầu Kerch rất lớn (lớn hơn nhiều so với 84 km) và uy lực của đạn khá nhỏ để bắn phá cầu chỉ bằng vài phát bắn (chỉ vài chục kg thuốc nổ). Ukraine đã sử dụng để đánh cầu Antonovski rất chính xác (bán kính tản mát CEP vô cùng nhỏ, đạn đều trúng mặt cầu) nhưng uy lực không thật lớn nên phải bắn nhiều phát. Lưu ý là cầu Kerch (trụ cầu không quá vững, dầm bằng thép?!) không vững chắc bằng cầu Antonovsky và cầu Chongar (dầm kiểu bê tông đúc hẫng, có dự ứng lực?!).

 

3- ATACMS (tên lửa chiến thuật / đạn phản lực bắn loạt có hiệu chỉnh giai đoạn cuối của quỹ đạo, của Mỹ của Mỹ): Khả năng cao vì có tầm bắn và uy lực khá lớn (không rõ Ukraine đã được nhận và đã có thể sử dụng loại đạn này chưa?!)

 

4- Shadow-Storm (tên lửa hành trình tầm xa, của Anh): Khả năng cao vì có tầm bắn và uy lực khá lớn (Ukraine đã sử dụng để tấn công cầu Chongar?!).

 

5- SCALP-EG / Shadow-Storm (tên lửa hành trình tầm xa, của Pháp): Khả năng cao vì có tầm bắn và uy lực khá lớn, vừa được chuyển cho Ukraine?!

 

6- Tổ hợp NDR sử dụng tên lửa NSM (Nadbrzeżny Dywizjon Rakietowy là tổ hợp tên lửa bờ do Ban Lan phát triển và chế tạo có sử dụng tên lửa hành trình lướt biển Sea-skimming NSM do Na Uy phát triển và chế tạo từ 2007): Có khả năng cao do tính năng kỹ - chiến thuật của nó, đặc biệt có thể được dẫn bằng GPS (giai đoạn cuối quỹ đạo?!), hồng ngoại và TERCOM (so sánh ảnh nhiệt chụp địa hình), và, đã được Ba Lan cung cấp.

 

Tên lửa NSM có tốc độ cận âm, được đặc trưng bởi độ bay thấp, lướt biển nên cực kỳ khó bị phát hiện, đồng thời, nó cũng có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên bộ.

Thông số kỹ thuật của tên lửa:

 

- Chiều dài: 3,96 m;

- Đường kính: 0,69 m;

- Sải cánh: 1,31 m;

- Khối lượng đầu đạn: 125 kg (lớn hơn đầu đạn của HIMARS?!);

- Khối lượng tên lửa: 412 kg;

- Tốc độ bay: 0,9 M;

- Tầm bắn: Hơn 200 km;

- Phương pháp dẫn đường: Bằng 4 hệ thống là GPS, INS (quán tính), hồng ngoại và TERCOM (so sánh ảnh nhiệt chụp địa hình).

 

Tuy tầm bắn do nhà sản xuất công bố là hơn 200 km nhưng trong thực tế có thể tới 250 km.

 

NSM hiện là tên lửa chống hạm hiện đại nhất thế giới, là loại duy nhất được xếp là tên lửa thế hệ thứ 5, khó bị phát hiện và nếu bị phát hiện thì đối phương cũng chỉ có rất ít thời gian để chống trả (từ vài giây đến hơn chục giây). Tên lửa hoạt động trên nguyên tắc "Bắn và Quên" (Fire and Forget), nghĩa là sau khi bắn mọi việc tự tên lửa xử lý. Mặc dù NSM có đầu đạn nhỏ, nhưng lại là vũ khí rất nguy hiểm vì độ chính xác cực cao. Nó không chỉ có khả năng bắt bám được tàu mục tiêu, mà còn có thể bắn trúng vào một số vị trí hiểm yếu nhất đã xác định trước trên tàu mục tiêu như buồng tua-bin, khoang chứa đạn, phòng máy hoặc trung tâm thông tin - liên lạc. Do đó, mặc dù không đánh chìm tàu địch, nhưng nó có thể loại bỏ mục tiêu một cách hiệu quả, phá hủy phần quan trọng nhất của con tàu.

 

7- Taurus KEPD 350 (tên lửa hành trình tầm xa, của Đức): Khả năng cao vì có tầm bắn và uy lực khá lớn, vừa được chuyển cho Ukraine?!

 

Bảy loại phương tiện trên đều khó đánh chặn do một hoặc vài yếu tố sau:

 

a- Có kích thước nhỏ;

b- Có khả năng tàng hình hoặc có diện tích phản xạ hiệu dụng rất nhỏ với sóng vô tuyến (với rada);

c- Không có hoặc có dấu hiệu bộc lộ hồng ngoại (do động cơ hành trình phát ra) nhỏ;

d- Có độ cao bay thấp;

e- Có đường bay phức tạp khó định đoán để đánh chặn;

g- Có thể phóng / bắn cấp tập gây bão hoà lực lượng phòng không của đối phương;

 

8- Kamikaze “Hải Ly” (UAV tấn công tự sát tầm xa do Ukraine tự nghiên cứu phát triển): Có tầm bay xa và uy lực lớn nhưng có độ chính xác không thật cao (đủ để tấn công chính xác cầu), có tốc độ bay nhỏ, có đường bay không quá phức tạp, có kích thước khá lớn,…nên dễ bị phát hiện, theo dõi và bắn hạ, do đó khó có khả năng tấn công cấp tập và có xác suất tấn công chính xác, thành công cao đến vậy!?

 

9- Bayraktar TB2 (UAV tấn công tự sát tầm xa do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp): Có tầm bay xa (600 km), có uy lực lớn, có tốc độ bay nhỏ (220 km/s), có kích thước khá lớn (sải cánh 12 m),…nên dễ bị phát hiện, theo dõi và bắn hạ, có thể bị chế áp điện tử, do đó khó có khả năng tấn công cấp tập và có xác suất tấn công chính xác, thành công cao đến vậy (tương tự như với UAV Kamikaze “Hải Ly” của Ukraine)!?

 

9- Các loại tên lửa hành trình đối hạm (Neptuyn, Exocet, Harpoon,…mà Ukraine tự phát triển hoặc do các nước khác phát triển): Những loại tên lửa này có thể được mang phóng bằng một hoặc một vài phương tiện sau:

 

a- Tàu nổi;

b- Máy bay cường kích / tiêm kích;

c- Máy bay trực thăng;

d- Xe phóng.

 

Các loại tên lửa này có tầm bay trên dưới 200 (100) km(?!).

 

Ba loại phương tiện mang phóng đầu tiên chắc là Ukraine chưa thể sử dụng được cho đến thời điểm này.

 

Còn phương tiện thứ 4 thì khó thực hiện vì không có vị trí nào trên bờ biển do Ukraine kiểm soát đáp ứng cự ly đến cầu Kerch cho phép phóng được tên lửa (điều này cũng đúng với cả tổ hợp NDR của Ba Lan đã được nói ở trên)?!

 

Hơn nữa, còn phải có rada hoặc máy bay bay để trinh sát, giám sát, chỉ thị xác định và lấy phần tử, điều kiện phóng tên lửa?! Điều này Ukraine khó có thể thực hiện được (cũng đúng với cả tổ hợp NDR của Ba Lan đã được nói ở trên).

 

Mặt khác các loại tên lửa này đều tự dẫn giai đoạn cuối bằng rada chủ động. Điều này lại yêu cầu về diện tích phản xạ hiệu dụng từ cầu (đã nêu ở trên, tương tự với tên lửa phòng không S-200 đã được hoán cải).

 

Những loại tên lửa hành trình đối hạm này đều có thể bị phát hiện và bị đánh chặn bởi lực lượng phòng không tầm gần, tầm trung, tầm xa dày đặc bảo vệ cầu Kerch do một hoặc vài yếu tố sau:

 

a- Có kích thước không phải quá nhỏ;

b- Không có khả năng tàng hình hoặc có khả năng tàng hình chưa cao;

c- Có dấu hiệu bộc lộ hồng ngoại (do động cơ hành trình phát ra), bộc lộ rada đủ lớn (rada tự dẫn chủ động);

d- Có đường bay không quá phức tạp có thể định đoán để đánh chặn;

 

Có thể Ukraine cũng còn một số tên lửa hành trình đối hạm loại cổ xưa từ thời Liên Xô (như P-15, P-21, P-23, P-35,…) nhưng tính năng của chúng thua xa Neptuyn, Exocet, Harpon,…nên chắc chắn (nếu họ còn thì) họ (cũng) không thể sử dụng chúng để tấn công cầu Kerch trong giai đoạn này?!

 

10- MAGURA V5 (của Ukraine): Là xuồng mặt nước (bán chìm?!), có mớn nước rất nhỏ, điều khiển từ xa, có tầm hoạt động lên tới 800km, có tốc độ đạt tới 75km/h và mang theo 320 kg thuốc nổ mạnh nên về tính năng kỹ -chiến thuật thì đủ sức đáng cầu Kerch, nhưng khả năng lần này Ukraine đã sử dụng chúng để đánh cầu Kerch là rất thấp vì nó đã được sử dụng đánh cầu Kerch lần đầu (?!) nên sau lần đó phía Nga không còn bị bất ngờ nữa, họ đã bố trí lưới chặn nhiều lớp từ xa, chỉ để trừ khoang nhịp thông tàu thuỷ?! Có lẽ hiện nay Magura V5 được dùng để tấn công các mục tiêu cơ động (tàu nổi,…) là hiệu quả nhất?!

 

11- Một số loại phương tiện khác:

 

- Lực lượng biệt kích, người nhái,…: Khó khả thi vì phải di chuyển từ vị trí rất xa (bằng tàu, xuồng) vào gần khu vực cầu, sau đó phải bơi và lặn để lai dắt những lượng nổ lớn vào sát chân cầu để cài đặt trong điều kiện cầu được bảo vệ nghiêm ngặt;

 

- Dùng bom xe đánh tự sát: Khó xảy ra vì mọi phương tiện lưu thông qua cầu đều bị kiểm tra an ninh rất gắt gao và Ukraine chưa từng sử dụng cách đánh tự sát nên hầu như không thể có 4 xe bom đánh cùng lúc theo kiểu này;

 

- Dùng tên lửa hành trình tấn công tầm xa, bay bám theo địa hình bằng cách so sánh địa hình với ảnh nhiệt chụp địa hình trên hành trình bay: Liên Xô trước đây chưa có còn Ukraine thì chưa tự phát triển được loại tên lửa này, và vì nhiều lý do nên chưa có nước nào viện trợ cho Ukraine loại tên lửa kiểu như vậy;

 

- Dùng tên lửa hành trình tấn công tầm xa có giai đoạn cuối tự dẫn theo bức xạ hồng ngoại (do cầu chịu sức nóng mặt trời phát ra hoặc được bức xạ từ động cơ lưu thông trên cầu): Liên Xô trước đây chưa có còn Ukraine thì chưa tự phát triển được loại tên lửa này, và vì nhiều lý do nên chưa có nước nào viện trợ cho Ukraine loại tên lửa kiểu như vậy (trừ tổ hợp NDR của Ba Lan cùng tên lửa NSM của Na Uy đã được nói ở trên);

 

- Dùng tên lửa hành trình, bom liệng tấn công tầm xa có giai đoạn cuối tự dẫn theo bức bức xạ vô tuyến bán chủ động hoặc tia laser bán chủ động (do một thiết bị khác chiếu rọi vào cầu phản xạ đến): Liên Xô trước đây chưa có còn Ukraine thì chưa tự phát triển được loại tên lửa này, và vì nhiều lý do nên chưa có nước nào (thậm chí là tuyên bố có để mà?!) viện trợ cho Ukraine loại tên lửa kiểu như vậy, hơn nữa phương tiện chiếu xạ cũng không dễ tiếp cận để chiếu xạ vào cầu;

 

- Dùng tên lửa tấn công chính xác tầm gần: Những loại tên lửa này thường có uy lực nhỏ và lại có cự ly bay ngắn nên đòi hỏi phải tiếp cận gần cầu;

 

Xin được lưu ý thêm:

 

a- Nếu Ukraine dùng tên lửa tự dẫn theo bức xạ hồng ngoại thụ động thì đám cháy của trước là nguồn nhiệt cho tên lửa tiếp theo bay vào, tức là các điểm bị tấn công sẽ gần nhau, điều này khác với thực tế là các đám cháy cách xa nhau;

 

b- Nếu Ukraine dùng tên lửa tự dẫn theo bức xạ vô tuyến bán chủ động và có tàu trên cầu thì tàu sẽ là tâm của bức xạ vô tuyến phản xạ, và, xác suất sẽ cao là sẽ có nhiều tên lửa lao trúng tàu, tức là các điểm bị tấn công cũng sẽ gần nhau, điều này lại cũng khác với thực tế là các đám cháy cách xa nhau;

 

c- Năm 1971 Ấn Độ đã sử dụng tên lửa hành trình đối hải P-35(?!) do Liên Xô cung cấp để bắn trúng mục tiêu trên đất liền là bồn chứa xăng dầu cỡ lớn (nên có diện tích phản xạ hiệu dụng khá lớn và tập trung) của Pakistan(?!). Tên lửa này rất lớn (như một cái máy bay cỡ nhỏ), bay khá cao ở giai đoạn cuối hành trình (100-400m, trước khi bổ nhào), có tốc độ 1,4 M. Khi đó, lực lượng phòng không của Pakistan nhìn chung là không mạnh và không được bố trí đủ để bảo vệ khu vực này;

 

d- Nếu tên lửa tấn công lao vào mặt cầu càng gần vuông góc với mặt cầu (chế độ bổ nhào) thì xác suất đâm trúng cầu của nó sẽ càng cao hơn so với trường hợp tên lửa lao vào thành cầu vì chiều rộng bề mặt cầu lớn hơn chiều cao của thành cầu;

 

e- Xác suất tên lửa lao vào đúng trụ cầu không cao;

 

g- Chắc chắn các chuyên gia quân sự của Ukraine rất giỏi (nhìn về tổng thể thì họ chỉ thua các chuyên gia của Mỹ, của Nga và của một vài nước mà thôi, nhưng họ vẫn thuộc “top đỉnh” của thế giới), họ lại là người trong cuộc nên họ biết tổng thể hơn, rộng hơn, sâu hơn, rõ hơn, chi tiết hơn, sâu sát hơn, có cơ sở khoa học hơn và nhiều hơn tất cả những nội dung, kiến thức đã được trình bày ở trên.

 

CHÚNG TA HÃY CÙNG CHỜ THÊM THÔNG TIN ĐỂ BIẾT VỀ SỰ VỤ NÀY ĐƯỢC CHÍNH XÁC HƠN!

 

CHỈ MONG:

 

- Chiến tranh sớm kết thúc;

 

- Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, lợi ích của Ukraine và của Nga được khôi phục, được bảo toàn, được tôn trọng, được bảo đảm theo đúng tinh thần Hiến chương của Liên hợp quốc, đúng luật pháp quốc tế;

 

- Nhân dân Ukraine và nhân dân Nga bắt tay nhau, bỏ qua mọi hiềm khích, sống hoà bình, hữu nghị, hợp tác với nhau, phát huy những thế mạnh vốn có của mỗi nước, bổ khuyết cho nhau để cùng giúp nhau nhanh chóng khắc phục mọi hậu quả chiến tranh, cùng giúp nhau xây dựng đất nước nhanh chóng phát triển, giàu đẹp, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc, góp phần giữ gìn hoà bình, ổn định và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá - thể thao và mọi lĩnh vực khác cho khu vực cũng như cho toàn thế giới;

 

- Nối tiếp truyền thống, Việt Nam, Nga, Ukraine cùng tất cả các nước cộng hoà khác thuộc Liên Xô trước đây sẽ mãi là những người bạn tốt của nhau; hoà vào dòng chảy chung của cả thế giới, chúng ta sẽ cùng nắm tay nhau để đi trên con đường dẫn đến phồn vinh và hạnh phúc;

 

- Mọi người chúng ta cùng nhau xoá hết và quên hết những bất đồng chính kiến về cuộc chiến tranh này!

 

Đôi điều xin được mạnh dạn chia sẻ cùng mọi người!

 

Rất mong nhận được những ý kiến phản biện!

 

TRÂN TRỌNG!

https://www.facebook.com/groups/1606274029773988/permalink/1885444488523606/?mibextid=Ư9rl1

 

 https://www.facebook.com/groups/1606274029773988

Nhóm của Hoang Minh Anh

Tin chiến sự Nga vs Ukraina






No comments:

Post a Comment

View My Stats