Friday, 14 April 2023

NGOẠI TRƯỞNG ĐỨC SẼ THỂ HIỆN LẬP TRƯỜNG NÀO ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC (BBC News)

 



NỘI DUNG :

 

Ngoại trưởng Đức sẽ thể hiện lập trường nào đối với Trung Quốc?

BBC News

.

Ngoại trưởng Đức thăm Trung Quốc với trọng tâm là Đài Loan và Ukraina

Trọng Thành  -  RFI

 

==============================================

.

.

Ngoại trưởng Đức sẽ thể hiện lập trường nào đối với Trung Quốc?

BBC News

13 tháng 4 năm 2023   11:51 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cg3zkk7wzx4o

 

Ngoại trưởng Đức sẽ bắt đầu chuyến công du Trung Quốc vào hôm nay thứ Năm 13/04, với mục tiêu tái khẳng định một chính sách chung của Liên minh châu Âu đối với Bắc Kinh.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2299/live/925d9a00-d9b1-11ed-8df1-d74cbf1089d7.png

Ngoại trưởng Đức dự kiến sẽ gặp người đồng cấp Trung Quốc, Tần Cương và nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh, ông Vương Nghị trong chuyến đi kéo dài hai ngày, bắt đầu từ ngày 13/0

 

Chuyến đi của bà Annalena Baerbock diễn ra chỉ vài ngày sau phát biểu gây tranh cãi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thể hiện sự không thống nhất trong cách tiếp cận của châu Âu đối với siêu cường châu Á đang trỗi dậy.

 

Ông Macron đã khiến Mỹ và châu Âu phải đáp trả khi kêu gọi Liên minh châu Âu phải giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và cảnh báo việc lục địa này bị lôi vào một cuộc khủng hoảng liên quan đến Đài Loan.

 

"Câu hỏi mà người dân châu Âu nên trả lời... có phải là lợi ích của chúng ta khi đẩy nhanh [một cuộc khủng hoảng] ở Đài Loan. Câu trả lời là không. Điều tồi tệ hơn là nghĩ rằng người châu Âu phải trở thành những người theo dõi chủ đề này và lắng nghe tín hiệu từ chương trình nghị sự của Mỹ và phản ứng thái quá của Trung Quốc," trang Politico trích dẫn lời ông Macron vào ngày 09/04.

 

Nhiều chính trị gia châu Âu, nhà ngoại giao và chuyên gia phân tích cho rằng những bình luận của ông Macron trong cuộc phỏng vấn với Politico và nhật báo Les Echos là một món quà dành cho mục tiêu của Bắc Kinh nhằm chia rẽ sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương.

Theo đó, các chuyên gia nhận định chuyến đi của Ngoại trưởng Đức đến Trung Quốc làm gia tăng rủi ro và nhiều thành viên trong EU hy vọng Berlin sẽ tận dụng cơ hội này để đưa ra một đường lối rõ ràng và đoàn kết của EU đối với Trung Quốc.

 

TT Macron nói châu Âu không nên theo chính sách của Mỹ hoặc TQ về vấn đề Đài Loan

'Mặt xanh, mặt đỏ' của châu Âu sẽ gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/9bd3/live/ca100640-d9b1-11ed-8df1-d74cbf1089d7.jpg

Nhiều chính trị gia châu Âu, nhà ngoại giao và chuyên gia phân tích cho rằng những bình luận của ông Macron trong cuộc phỏng vấn với Politico và nhật báo Les Echos là một món quà dành cho mục tiêu của Bắc Kinh nhằm chia rẽ sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương

 

Ông Macron được xem đã có lập trường yếu ớt liên quan đến Đài Loan bằng cách cảnh báo châu Âu không nên "bị mắc kẹt trong các cuộc khủng hoảng không phải của chúng ta" - mặc dù Điện Elysée khẳng định đây không phải là dụng ý của ông ấy và lập trường của ông Macron liên quan đến Đài Loan và Trung Quốc vẫn không thay đổi.

 

"Hiện nay vấn đề là về kiểm soát tổn thất lên đến cấp độ cao... Thế nhưng chuyến đi của ông Macron đã phủ bóng rất lớn và vẫn không rõ là sự cân bằng này cuối cùng sẽ như thế nào," Alicja Bachulska, một nhà nghiên cứu quan hệ EU-Trung Quốc từ European Council on Foreign Relations ở Warsaw trả lời Reuters.

 

Thậm chí nếu không có những bình luận trước đó của ông Macron thì chuyến đi Trung Quốc lần này cũng đòi hỏi sự cẩn trọng đối với bà Baerbock, người vốn có lập trường mang tính diều hâu về Trung Quốc hơn Thủ tướng Olaf Scholz và cũng đang soạn thảo một chính sách Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc kinh tế của Đức đối với Bắc Kinh.

 

"Bà ấy đại khái được xem như một người gây rắc rối. Tôi ngạc nhiên nếu vấn đề này đóng vai trò trong chuyến công du của bà ấy," Tim Ruehlig, chuyên gia Trung Quốc từ German Council on Foreign Relations trả lời Reuters.

 

Bà Baerbock hiện nay phải cho thấy lập trường rõ ràng của Đức về Đài Loan trong suốt chuyến đi, nghị sĩ quốc hội về chính sách ngoại giao của Đức Nils Schmid trả lời Reuters, và cho biết thêm những bình luận của ông Macron đã làm tổn hại đến một động lực được kỳ vọng về chính sách chung của châu Âu đối với Trung Quốc.

 

Tài liệu rò rỉ cho thấy lực lượng đặc nhiệm phương Tây hiện diện ở Ukraine

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/9729/live/e8570810-d9b1-11ed-8df1-d74cbf1089d7.jpg

Bà Baerbock được xem có lập trường mang tính diều hâu về Trung Quốc hơn Thủ tướng Olaf Scholz

 

Ngoại trưởng Đức dự kiến sẽ gặp người đồng cấp Trung Quốc, Tần Cương và nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh, ông Vương Nghị trong chuyến đi kéo dài hai ngày.

 

Phát biểu trước chuyến đi, bà Baerbock cho biết đứng đầu chương trình nghị sự của bà sẽ là gợi nhắc Trung Quốc về nghĩa vụ phải gây sự ảnh hưởng lên Nga nhằm chấm dứt cuộc xâm lược Ukraine và nhấn mạnh đến một lập trường chung của châu Âu rằng sự thay đổi đơn phương đối với nguyên trạng ở eo biển Đài Loan sẽ không thể chấp nhận được.

 

Quan điểm của châu Âu về Trung Quốc là một đối tác, đối thủ và đối địch mang tính hệ thống là kim chỉ nam trong chính sách của minh, bà Baerbock cho biết thêm.

 

"Một điều rõ ràng với tôi là chúng tôi không quan tâm đến chuyện tách biệt [Trung Quốc] về mặt kinh tế... nhưng chúng tôi sẽ có một cái nhìn mang tính hệ thống hơn về những rủi ro đối với các phụ thuộc một bên và giảm thiểu chúng," bà Baerbock nói.

 

Một số quốc gia thuộc EU - đặc biệt ở Trung và Đông Âu, vốn có mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ, kỳ vọng lập trường của bà Baerbock gần hơn với quan điểm đưa ra bởi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, người đã cùng ông Macron đến Bắc Kinh.

 

Nhiều nhà phân tích cũng cho thấy sự tương phản giữa những bình luận của ông Macron với bà Ursula von der Leyen, vốn được coi là chỉ trích Bắc Kinh nhiều hơn. Chỉ vài ngày trước chuyến đi, bà Ursula von der Leyen cho rằng châu Âu phải "giảm nguy cơ" về mặt ngoại giao và kinh tế với một Trung Quốc đang ngày càng muốn xác lập vị thế.

 

"Định hướng của bà ấy nên mang tính Ursula von der Leyen hơn là Macron," một nhà lập pháp về ngoại giao thuộc phe bảo thủ Johann Wadephul, người sẽ cùng đi với bà Baerbock đến Đức trả lời Reuters.

 

TT Macron nói châu Âu không nên theo chính sách của Mỹ hoặc TQ về vấn đề Đài Loan

 

===========

TIN LIÊN QUAN

 

TT Macron nói châu Âu không nên theo chính sách của Mỹ hoặc TQ về vấn đề Đài Loan

10 tháng 4 năm 2023

.

'Mặt xanh, mặt đỏ' của châu Âu sẽ gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

6 tháng 4 năm

.

Chủ tịch Tập 'dặn dò' bạn tốt Putin điều gì lúc chia tay?

22 tháng 3 năm 2023

.

Đức muốn Việt Nam có 'lập trường rõ ràng' về cuộc chiến Ukraine

13 tháng 11 năm 2022

.

Tài liệu rò rỉ cho thấy lực lượng đặc nhiệm phương Tây hiện diện ở Ukraine

12 tháng 4 năm 2023

 

==============================================

.

.

Ngoại trưởng Đức thăm Trung Quốc với trọng tâm là Đài Loan và Ukraina

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 13/04/2023 - 14:26

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230413-ngo%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-%C4%91%E1%B....A0i-loan-v%C3%A0-ukraina

 

Hôm nay, 13/04/2023, ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock mở chuyến công du hai ngày tại Trung Quốc. Hôm qua, vài giờ trước khi bà Annalena Baerbock lên đường, bộ Ngoại Giao Đức đã đưa ra thông điệp cảnh báo đe dọa quân sự của Trung Quốc  với Đài Loan có thể dẫn đến ‘‘các đụng độ vũ trang ngoài ý muốn’’.

 

https://s.rfi.fr/media/display/2db005e4-d9f1-11ed-a773-005056a90321/w:980/p:16x9/AP23103256050143.webp

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock phát biểu với báo chí khi đến dự một cuộc họp của NATO tại Bruxelles ngày 04/04/2023. © AP - Geert Vanden Wijngaert

 

Theo AFP, bộ Ngoại Giao Đức cho biết ‘‘rất lo ngại về tình hình tại eo biển Đài Loan’’, đồng thời kêu gọi ‘‘tất cả các tác nhân trong khu vực’’ đóng góp cho ‘‘sự ổn định và hòa bình’’.

 

Chuyến công du Trung Quốc của ngoại trưởng Đức có mục tiêu bảo vệ ‘‘lập trường chung của Liên Âu, đó là mọi thay đổi đơn phương nguyên trạng tại eo biển Đài Loan, và nhất là hành động leo thang về quân sự, là điều không thể chấp nhận được’’. 

 

Trước chuyến công du, ngoại trưởng Annalena Baerbock ra một thông báo riêng cho biết chuyến đi của bà cũng có mục tiêu tìm kiếm quan hệ ‘‘cân bằng’’ với Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Đức, nhưng cũng là một tác nhân ‘‘đang ngày càng muốn thay đổi trật tự thế giới theo các mục tiêu riêng ’’. Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh là việc làm gia tăng căng thẳng tại eo biển Đài Loan, nơi mỗi ngày có khoảng 50% khối lượng hàng hóa thế giới đi qua, sẽ là ‘‘một thảm họa’’. 

 

Chuyến đi của ngoại trưởng Đức diễn ra chỉ ít ngày sau chuyến công du của tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Các phát biểu về Đài Loan của tổng thống Pháp, trong và ngay sau chuyến đi, gây nhiều chỉ trích dữ dội. Nhiều chính trị gia, chuyên gia châu Âu và Mỹ lên án tổng thống Pháp đã thiếu cứng rắn với Trung Quốc trong hồ sơ này. Bộ Ngoại Giao và phủ thủ tướng Đức từ chối bình luận về các tuyên bố của tổng thống Pháp. 

 

Reuters cho biết, nhiều quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu hy vọng chuyến công du của ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock sẽ cho phép bảo vệ ‘‘lập trường thống nhất và minh bạch của toàn thể Liên Âu đối với Trung Quốc’’. 

 

Cuộc xâm lăng Ukraina của Nga cũng nằm trong chương trình thảo luận của ngoại trưởng Đức với các lãnh đạo Trung Quốc. Theo bà Annalena Baerbock, ‘‘các tác động của Trung Quốc đến Nga sẽ để lại những hậu quả đối với toàn châu Âu cũng như đối với các quan hệ giữa châu Âu với Trung Quốc’’. Nhìn chung, theo ngoại trưởng Đức, ‘‘quan điểm coi Trung Quốc vừa là đối tác, vừa là thế lực cạnh tranh, vừa là đối thủ hệ thống là la bàn trong chính sách chung của Liên Âu với Bắc Kinh, tương lai của quan hệ Liên Âu – Trung Quốc cũng sẽ phụ thuộc vào việc Bắc Kinh chọn đi theo hướng nào’’. 

 

Sau chặng Trung Quốc, ngày thứ Bảy, 15/04, ngoại trưởng Đức sẽ thăm Hàn Quốc, và Chủ nhật 16/04, bà Annalena Baerbock sẽ tới Nhật Bản dự hội nghị các ngoại trưởng G7 đến 18/04. 

 

---------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Báo chí Đức chỉ trích tuyên bố của tổng thống Pháp về “tự chủ chiến lược” của châu Âu

 

Chiến đấu cơ và tầu chiến Trung Quốc vẫn hoạt động quanh đảo Đài Loan

 

Trung Quốc đe dọa Đài Loan : Macron dửng dưng, đồng minh bất bình

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats